Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị hạ NATRI máu ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

Hạ natri máu là một cấp cứu hay gặp trong hồi sức cấp cứu chiếm 11,8%. Hậu quả của hạ natri máu gây phù tế bào, đặc biệt nguy hiểm là phù tế bào não.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG

Triệu chứng lâm sàng

Tuỳ thuộc vào mức độ và tốc độ giảm natri máu.

  • Nhẹ: buồn nôn, nôn, chán ăn, ngủ gà.
  • Nặng: li bì co giật, hôn mê. Có thể có suy tuần hoàn, hạ huyết áp, rối loạn nhịp thở, giảm phản xạ gân xương.

Cận lâm sàng

Xét nghiệm

    • Máu:

+ ĐGĐ: Natri, Cl, Ca, K.

+ Đường, protid.

+ Bun, Creatinin.

+ Nồng độ thẩm thấu huyết thanh

  • Nước tiểu:

+ Natri niệu.

+ Nồng độ thẩm thấu nước tiểu.

Hình ảnh

  • CT Scan sọ não: phát hiện bệnh lý nội sọ như khối u, xuất huyết não…
  • MRI
  • Siêu âm: ổ bụng.

CHẨN ĐOÁN

  • Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng và xét nghiệm natri máu < 130mmol/l.

Chẩn đoán nguyên nhân

  • Hạ natri máu với mất nước:

+ Ngoài thận: do tiêu chảy, tắc ruột.

+ Qua thận: bài niệu nhiều, HC sinh dục thượng thận.

  • Hạ natri máu với thừa nước: trong suy tim, phù gan, thận.
  • Hạ natri máu với thể tích tuần hoàn (TTTH) bình thường (không phù): bệnh lý thần kinh như viêm màng não, viêm não, xuất huyết…

Điều trị

Nguyên tắc

  • Đảm bảo chức năng hô hấp, tuần hoàn.
  • Điều chỉnh hạ natri máu.
  • Điều trị triệu chứng, biến chứng.
  • Điều trị nguyên nhân.

Cụ thể

Đảm bảo hô hấp, tuần hoàn

theo các bước hồi sức cơ bản A, B,

Điều chỉnh hạ natri máu

Tuỳ thuộc mức độ, tốc độ hạ, nguyên nhân và thể hạ natri máu mà có điều trị thích hợp.

  • Hạ natri máu nặng, cấp: có triệu chứng thần kinh như co giật hôn mê, natri máu < 120mmol/l.

Dung dịch NaCl 3%: 10 – 12ml/kg truyền trong 4 giờ.

Xét nghiệm lại natri máu điều chỉnh tiếp.

Tránh sử dụng natri ưu trương trong nhiều giờ, cố gắng giới hạn nâng natri máu < 0,5mmol/l/giờ (< 12mmol/l /24 giò).

  • Hạ natri máu không có biểu hiện thần kinh, natri máu > 120mmol/l.

+ Lượng natri cần bù theo công thức:

Natri thiếu = 0,6 X cân nặng (kg) X (135 – Natri hiện tại của bệnh nhân)

+ Cách dùng: 1/2 truyền TM trong 8 giờ, 1/2 truyền trong ngày.

+ Natri cho trong 24 giờ = Natri thiếu + Natri theo nhu cầu (3mmol/100ml dịch).

+ Nguyên tắc nâng natri từ từ với tốc độ < 0,5mmol/l/giờ tổng số < 12mmol natri/1/24 giờ.

+ Nếu nâng quá nhanh sẽ gây phá huỷ myelin ở cầu não.

  • Theo thể lâm sàng.

+ Hạ natri có kèm giảm thể tích tuần hoàn.

. Có sốc cho 10 – 20ml NaCl 9%0 cho tới khi huyết động ổn định.

. Bù natri thiếu theo công thức trên.

. Lượng còn lại dựa vào lượng nước, muối mất và duy trì theo nhu cầu/kg/ngày.

+ Hạ natri máu với TTTH tăng: phù tim, gan, thận.

. Hạn chế muối, nước.

. Dùng lợi tiểu lasix.

+ Hạ natri máu với TTTH bình thường.

. Hạn chế nước.

  • Điều trị bệnh chính.

Điều trị triệu chứng

Co giật cho an thần seduxen 0,2 – 0,3mg/kg TM…

Điều trị bệnh chính

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận