Chẩn đoán và điều trị hội chứng tăng áp lực sọ não ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

Tăng áp lực thuỷ động nội soi là biến chứng của khối choán chỗ, chảy máu, chấn thương sọ não. Nhận biết sớm và can thiệp sớm có thể cải thiện được áp lực sọ não.

Nguyên nhân tăng áp lực sọ não

Nhiễm khuẩn thần kinh: viêm não (phù não)

Khối choán chỗ nội sọ: u não, áp xe não, nang nước não.

Xuất huyết não.

Não úng thuỷ.

Chấn thương sọ não.

Não bé: do hộp sọ nhỏ, liền thóp sớm.

Bệnh não do cao huyết áp.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng khác nhau tuỳ thuộc theo tuổi.

Dấu hiệu sớm: trẻ kích thích, nôn, mệt mỏi, ít chơi, phát triển chậm ở trẻ nhỏ giãn khớp sọ, thóp phồng, vòng đầu to, không sờ thấy nhịp đập của thóp, dấu hiệu mặt trời lặn là do sự kéo của đồng tử, phù gai thị ít gặp vì đã giãn hộp sọ.

Ở trẻ trên 2 tuổi, đau đầu, nôn, kích thích thay đổi ý thức, phù gai thị sau tuần thứ 2-3.

Tăng áp lực sọ não nặng sẽ làm chậm nhịp tim, mạch ngoại biên, hôn mê.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị phụ thuộc vào tốc độ phát triển áp lực sọ não (xem bảng10.6).

Mục đích: giảm áp lực sọ não và giữ sự thẩm thấu của não. Nếu duy trì áp lực dịch não tuỷ dưới 30mmHg thấp hơn áp lực thẩm thấu trung bình thì tiên lượng sẽ tốt.

Điều trị áp lực sọ não nặng chỉ mang tính chất tương đối, phải có máy (monitor) theo dõi áp lực sọ não liên tục, nhờ máy mới biết kết quả điều trị và có chiến lược điều trị tiếp.

Áp dụng thang điểm Glasgow để đánh giá mức độ nặng của tăng áp lực sọ não. Từ 8-12 điểm tăng áp lực sọ não mức độ trung bình điều trị lợi tiểu, steroid quan sát sự tiếp tục thoái triển.

Điểm dưới 8 phải kiểm soát thở (có thể đặt nội khí quản, chuyển hồi sức), duy trì áp lực sọ não dưới 20mmHg, tăng thở áp lực C02 ở 23 – 25mmHg; truyền mannitol 0,5g/kg X 6 giờ/1 lần, kiểm soát nước tiểu và áp lực thẩm thấu huyết thanh dưới 310mm0sm/l.

Tư thế nằm đầu cao dốc 30°.

Nếu phương pháp trên không cải thiện thì phải gây mê bằng barbiturat.

Bảng 10.6. Điều trị tăng áp lực sọ não cấp

Thuốc Liều Phương

thức

Bắt đầu, có tác dụng Đỉnh cao của tác dụng Ưu điểm Tác dụng phụ hay hạn chế
Tăng thở bằng hô hấp hỗ trợ Giảm áp lực COz từ 40 xuống 25mmHg Liên tục Vài phút 20-30 phút Có tác dụng thúc đẩy không gây xuất huyết nội sọ. Tác dụng có thể không giữ vững được gây thiếu máu não.
Mannitol 0,5g/kg Cứ 4-6 giờ /lần 20-30phút 20-230 phút Tác dụng giảm áp lực sọ não. Mất nước, suy thận, chảy máu nội sọ.
Pentobarbital 3mg/kg liều cao 5mg/kg 1 giờ /1 lần Vài phút Vài phút Thúc đầy Áp lực sọ não thấp, suy thận, cần theo dõi sát bằng monitor.
Giảm nhiệt độ thân thể 29-31° Liên tục Gần 1 giờ 2-3 giờ Chưa rõ ràng Loạn nhịp, cần theo dõi sát bằng monitor.
Dexamethason 4mg Cứ 12 giờ /lần 12-18 giờ 12-24 giờ Chưa rõ ràng Tác dụng chậm, không chắc chắn, tác dụng tốt ở chấn thương sọ não. Xuất huyết dạ dày.

 

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận