Đặc điểm của trà thuốc

Sức khỏe đời sống

Thuốc nước là loại thuốc hay dùng nhất trong các loại thuốc, nó cũng giống như trà thuốc, ưu điểm của nó là chế biến đơn giản, tiện lợi, dễ dàng, có chứa nhiều thành phần dễ hòa tan, có độ nước trong, sau khi uống dễ hấp thụ vào cơ thể, có tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh khi sắc thuốc cũng phải theo những trình tự phiền phức, nếu cách làm không đúng, những thành phần có lợi sẽ dễ bị phân giải và phá hủy. Ví dụ như đun quá lâu hoặc cho quá ít nước sẽ dễ tạo thành bột; khi đun thuốc đến nhiệt độ 30-40 o C, các chất trong thuốc sẽ tạo hoạt tính enzim mạnh, những thành phần có lợi của nó, đặc biệt là glucozit dưới tác dụng của men sẽ bị phân giải, khiến cho những thành phần có lợi chứa trong thuốc giảm, công dụng chữa bệnh cũng ít đi, thậm chí là mất công dụng. Những thang trà thuốc có những đặc điểm dưới đây:

Một là có thể căn cứ vào đặc điểm tính năng, yêu cầu chế biến của thuốc, lần lượt đem ngâm tất cả các loại đoạn, sợi, bột thuốc, cũng có thể ngâm cùng lúc. Sau khi để khô, làm theo trình tự đơn giản, tạo ra đồ uống thuận tiện, thích hợp với tất cả các quốc gia và xu thế phát triển với nhịp sống nhanh của thế giới.Tác dụng của trà Kỷ tử hoa Cúc

Hai là khi ngâm, lấy nước sôi làm dung môi sẽ có thể tiêu hủy nhanh chóng những enzim trong đó, tránh để cho những thành phần có lợi bị phân giải và phá hủy.

Ba là các loại thuốc có thể ở dạng bột thô hoặc sợi nhỏ, đoạn nhỏ, bề mặt bên ngoài có diện tích lớn thì diện tích tiếp xúc với dung môi cũng lớn, dể khiến cho những thành phần có lợi bị phân giải.

Bốn là trà thuốc nên cho vào những đồ có tính giữ nhiệt, thông thường có thể duy trì nhiệt độ ở mức 80-95 o C, như thế mới có thể bảo đảm những thành phần có lợi được hòa tan mà không bị phá hủy.

Năm là có thể đổ nước lại nhiều lần để duy trì được lâu dài công dụng chữa bệnh. c biệt là đối với một loại bệnh mãn tính nào đó, nếu sau khi uống thường xuyên trong một thời gian thì những thành phần có lợi sẽ đạt đến một lượng tiêu chuẩn trong cơ thể mà nếu chỉ uống thuốc không sẽ không đạt được hiệu quả như vậy. Ví dụ như những bệnh nhân bị sỏi tiết niệu, sau khi thường xuyên uống trà, có thể gia tăng những thành phần thuốc có tác dụng bào mòn sỏi thận, có lợi cho việc đào thải và làm nhỏ sỏi thận.

Sáu là đối với những loại thuốc dạng keo không chịu được nhiệt độ cao như a giao, sừng hươu hoặc những loại thuốc dễ phát tán như hoa cúc, hoa ngân, một số loại không nên đun lâu như lá dâu, lá phiên tả, tạo ra trà thuốc còn đơn giản hơn tạo ra những loại thuốc khác. Từ ứng dụng lâm sàng, thuốc nước có thể coi là thuốc ở thể dịch, tuy có ưu điểm là hấp thụ và tác dụng nhanh chóng, nhưng vì phải uống một lượng lớn, có vị đắng, người bệnh khi uống thuốc có cảm giác ức chế, rất khó chịu. Trà thuốc lại được coi như trà để người bệnh có cảm giác dễ chịu hơn khi uống và không bị bó buộc về thời gian uống mà có thể uống tùy lúc. ng thời, nhiệt độ của trà thuốc cũng dễ khống chế, có thể căn cứ vào bệnh tình để lựa chọn cách uống thích hợp. Từ những hiệu quả trong cách chữa bệnh, những thành phần có lợi trong trà thuốc hòa tan một lượng lớn, chất lượng của cốt thuốc cũng tốt, nên sử dụng lâm sàng. Vì ưu điểm của trà là tiện lợi, có công dụng, có tính tự nhiên, tiết kiệm, ngoài ra còn có tính tập trung, tính linh hoạt, vì vậy trà thuốc nhanh chóng được vận dụng rộng rãi vào các biểu hiện lâm sàng, nhận được sự ủng hộ của mọi người.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận