Chứng hay quên là một trong những loại bệnh thuộc về não bộ, do nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân di truyền gây ra, tỷ lệ xảy ra ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới, chủ yếu chia thành hai loại lớn là chứng hay quên khí chất và chứng hay quên chức năng.
Chứng hay quên khí chất: là do lớp vỏ đại não thần kinh trí nhớ có bệnh gì đó, bao gồm cả chứng u não, tổn thương bên ngoài não, viêm não v.v… gây ra trí nhớ giảm sút hoặc mất hẳn. Những căn bệnh nặng đối với cơ thể, ví dụ như trở ngại chức năng nội tiết, dinh dưỡng không tốt, trúng độc mãn tính đều có thể làm tổn thương đến não, gây ra chứng hay quên.
Chứng hay quên chức năng : là do lớp vỏ đại não có chức năng ghi nhớ xảy ra một vấn đề gì đó. Những người trưởng thành, có thể vì nguyên nhân công việc quá nặng nề, tinh thần không tập trung, học một thứ gì đó mới, lớp vỏ đại não có chức năng ghi nhớ thường lưu lại không sâu, trí nhớ không như hồi còn trẻ, những chứng hay quên như kiểu này được gọi là chứng hay quên chức năng.
Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Qua các nghiên cứu trên thực tế, trong lá trà có chất kiềm cafein có thể khiến gây hưng phấn hệ thống trung khu thần kinh, làm cho đầu óc tỉnh táo, tư duy nhạy bén, có thể khiến cho tuần hoàn máu được nhanh hơn, làm linh hoạt gân cốt, tốt cho loại bỏ tế bào cũ và sản sinh tế bào mới, làm cho chúng ta thoát khỏi mệt mỏi.
Các loại trà nên sử dụng
- Trà xoắn ốc, quế viên
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 6 gam long nhãn, 3 gam trà xoắn ốc. Đun sôi lên lấy nước dùng, mỗi ngày 1 thang.
Công dụng chữa trị: Dưỡng tâm an thần, kiện não, làm hưng phấn thần kinh, tăng cường trí nhớ.
Chú ý: Loại trà trên thích hợp với chứng mất ngủ, hay quên, đầu óc mất sức lực, đồng thời cũng là một loại trà tốt để giúp tăng cường trí nhớ.
- Trà Long tỉnh với câu tử
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam câu kỷ tử, 10 gam sơn tra, 3 gam trà Long
Công dụng chữa trị: Bổ thận sinh tinh, kiện não, giúp trí nhớ.
Chú ý: Loại trà trên thích hợp với những người lao động trí óc trí nhớ bị giảm sút, hoa mắt váng đầu.
- Trà bồ công anh
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 6 gam bồ công anh phơi nắng khô (nếu dùng loại tươi thì cần 60 gam), 2 gam trà xanh. Đun sôi lên uống thay trà.
Công dụng chữa trị: Giúp tỉnh táo đầu óc.
Chú ý: Bồ công anh có chứa rất nhiều vitamin B2, vitamin C và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người như iốt, kẽm, sắt, đồng. Những nguyên tố này không chỉ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn, kháng vi khuẩn, mà còn có thể cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, hồi phục thể lực, từng bước khiến ăn ngon miệng và hạ cholesterol, có thể điều trị được “căn bệnh thành thị”, “bệnh văn phòng”, ví dụ như sống quá lâu ở thành phố, ở quá lâu trong văn phòng, ngồi nhiều mà ít hoạt động, dùng đầu óc, dùng mắt quá nhiều dẫn đến hoa mắt váng đầu, eo lưng đau mỏi, tinh thần sa sút v.v…
- Trà giúp trí nhớ
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Thục địa, mạch đông, nhân táo tươi mỗi loại 30 gam, 6 gam viễn chí. Đun sôi lên lấy nước dùng thay trà.
Công dụng chữa trị: Bổ thận kiện não, tăng cường trí nhớ.
Chú ý: Loại trà trên có tác dụng rất tốt đối với chứng hay quên.
- Trà thanh não
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 25 gam quyết minh thảo, cam cú, hạ thạch thảo, vỏ quýt, hà thủ ô, ngũ vị tử mỗi loại 30 gam; mạch đông, cẩu kỷ tử, quế viên mỗi loại 60 gam; 20 gam quả dâu đen. Cho những vị thuốc trên vào giã mịn, mỗi lần lấy 15 gam ra dùng, cho vào nước sôi ngâm hãm, dùng thay trà.
Công dụng chữa trị: Tốt não, tốt trí nhớ, thanh gan sáng mắt.
Chú ý: Loại trà trên thích hợp với chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay quên.
- Trà nhân bá tử
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam nhân bá tử. Ngâm hãm với nước sôi lấy nước uống thay trà.
Công dụng chữa trị: Nâng cao sự tỉnh táo cho đầu óc.
Chú ý: Loại trà trên thích hợp với những người da mặt thất sắc, tâm thần bất an, mất ngủ, mơ nhiều, hay quên kèm theo tiêu hoá táo bón, khí huyết hư tổn.
- Trà nâng cao tinh thần
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 12 gam cẩu kỷ tử, 9 gam dâm dương hoắc, 9 gam sa uyển tử, 6 gam ngũ vị tử, 9 gam khoai lang. Tất cả những nguyên liệu trên đun lên lấy nước uống thay trà.
Công dụng chữa trị: Bổ dưỡng gan thận, trợ dương ích não.
Chú ý: Loại trà trên dùng để điều trị chứng thần kinh suy nhược, mệt mỏi mất sức, trí nhớ giảm sút.
- Trà xương bồ
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 3 gam xương bồ cửu tiết, 5 quả mơ chua, 5 quả hồng táo, đường vừa đủ dùng. Cho 3 vị đầu vào đun sôi lấy nước, thêm đường, uống nhiều lần thay trà.
Công dụng chữa trị: Bổ tì, tĩnh tâm an thần.
Chú ý: Loại trà trên phù hợp với tinh thần sợ hãi, buồn bực, mất ngủ, hay quên, chán ăn v.v…
- Trà đọc sách
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Rễ thích ngũ gia (loại khô phải thái nhỏ), phục linh, nhân hạch đào mỗi thứ 9 gam; 3 gam trà hoa nhài (hoặc một loại hoa nào đó cũng được). Đun sôi lên lấy nước dùng thay trà.
Công dụng chữa trị: Kiện não, bồi bổ sức khỏe, ích trí an thần.
Chú ý: Loại trà trên giúp tăng cường trí nhớ, đây là loại nước uống rất tốt cho giới trí thức.
- Trà câu kỷ tử và dâm dương hoắc
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 12 gam câu kỷ tử, 9 gam dâm dương hoắc, 9 gam sa uyển tử, 6 gam ngũ vị tử, 9 gam khoai lang. Đun sôi lên lấy nước uống thay trà.
Công dụng chữa trị: Từ bổ gan thận, trợ dương ích trí.
Chú ý: Loại trà trên thích hợp với chứng thần kinh suy nhược, mệt mỏi mất sức, trí nhớ giảm sút.
Những điều cần ghi nhớ
Muốn trị chứng bệnh hay quên, không có loại thuốc thiên nhiên nào có thể trị dứt điểm được cả, mà cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh, phòng ngừa khả năng xảy ra bệnh, hoặc thông qua điều chỉnh, giảm bớt trạng thái bệnh là được.
Chịu khó vận động trí não. “Dùng nhiều thì sẽ sắc bén” là một quy luật rất phổ biến trong thế giới tự nhiên, đại não của con người cũng như vậy. Làm công việc sử dụng đến trí óc thường xuyên, học tập không ngừng nghỉ có thể giúp cho bộ não của con người luôn luôn được đảm bảo trong trạng thái tốt. Đối những sự việc mới, nên luôn luôn giữ lấy một sự cảm hứng nồng hậu, luôn có sự đối diện với thách thức. Những người trung niên và người cao tuổi, nếu thường xuyên xem tin tức, tivi, phim nghe nhạc, đặc biệt là đánh cờ tướng, cờ vây có thể tập trung đầu óc tinh thần, các tế bào não luôn trong trạng thái linh hoạt, từ đó có thể kéo dài được sự lão hoá. Ngoài ra, luôn luôn có ý thức ghi nhớ một số thứ, ví dụ như các lời bài hát, viết nhật ký… đều có tác dụng hỗ trợ rất lớn đối với trí nhớ.
Thường xuyên tham gia các hoạt động rèn luyện cơ thể. Rèn luyện cơ thể có thể giúp điều chỉnh và cải thiện quá trình hưng phấn và ức chế của đại não, từng bước làm trao đổi chất của tế bào não, có thể phát huy được chức năng của đại não, kéo dài quá trình lão hoá của đại não.
Đảm bảo tâm trạng, tình cảm ổn định. Tình cảm ổn định là rất có lợi cho hệ thống thần kinh và các cơ quan khác, làm thống nhất sự điều hoà của các hệ thống trong cơ thể, khiến cho sự trao đổi chất trong cơ thể đạt được trạng thái tốt nhất, từ đó làm tăng cường sự linh hoạt của bộ não, điều này là rất có lợi đối với việc nâng cao khả năng ghi nhớ cho não.
Xây dựng những thói quen sinh hoạt tốt. Trong đại não có một trung khu thần kinh quản lý về thời gian, có thể coi như là một chiếc đồng hồ sinh học, làm việc, học tập, hoạt động, giải trí và cả ăn uống nữa, đều phải tuân theo một quy luật nhất định. Cho nên, cần phải tránh làm cho chiếc đồng hồ này bị rối loạn, mất điều chỉnh. Đặc biệt là phải đảm bảo thời gian và chất lượng của giấc ngủ, mất ngủ làm cho các tế bào não luôn trong trạng thái bị ức chế, các năng lượng tiêu hao cần phải được kịp thời bổ sung.
Tự tìm ra các biện pháp của riêng mình để giúp tăng cường trí nhớ. Đối với những việc mà mình cần phải ghi nhớ, nên ghi ra giấy hoặc khi đi mua sắm, đi công tác, nên liệt ra một danh sách những việc cần giải quyết hàng ngày, viết vào lịch hàng ngày… Tất cả những điều đó đều là những phương pháp giúp luyện trí nhớ. Ngoài ra, liên tưởng, phân loại cũng là một trong những thói quen giúp trí nhớ tốt.
Thực ra, chứng hay quên không phải là một căn bệnh đáng sợ, không nên vì hay quên mà lo lắng, bất an, mất tự tin… vì như vậy mới càng đem đến những tổn hại đáng sợ. Chúng ta cần có nhận thức đúng về chứng bệnh hay quên và có biện pháp chính xác để điều trị nó, tích cực điều chỉnh bản thân, không nên để nó làm phiền muộn cuộc sống, công việc và học tập của chúng ta.