Trang chủSức khỏe đời sốngChữa Tai biến mạch máu não bằng uống trà thuốc

Chữa Tai biến mạch máu não bằng uống trà thuốc

Tai biến mạch máu não dân gian thường gọi là trúng gió, đây là một chứng bệnh do tắc tuần hoàn não gây ra, dẫn đến đặc điểm của bệnh là mất chức năng thần kinh cục bộ não. Khi những mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho não đột nhiên bị vỡ, hoặc bị tắc sẽ dẫn đến chứng bệnh này. Khi máu không đến được bộ phận cần đến của đại não, việc cung cấp ôxi bị gián đoạn, các tế bào não bắt đầu bị chết đi. Kể cả các chứng bệnh của động mạch và tĩnh mạch trong và ngoài hộp sọ, tĩnh mạch thái dương, nhưng chủ yếu nhiều nhất vẫn là các chứng bệnh của động mạch. Bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này và thường thấy nhiều ở người già. Căn cứ vào các thay đổi của bệnh lý, có thể phân chia thành hai loại tai biến mạch máu não là xuất huyết và thiếu máu mạch máu não.

Bệnh thường xảy ra bất ngờ, chỉ trong vài phút hoặc vài giờ đồng hồ là có thể đạt tới đỉnh điểm, có những khi kéo dài từ 24-48 giờ đồng hồ. Bệnh nhân bị xuất huyết nặng có thể thấy đau đầu, buồn nôn, sau một khoảng thời gian rất ngắn thì chìm vào hôn mê. Bệnh nhân bị nhẹ, có thể thấy đau đầu, váng đầu, sau đó toàn thân mất hết sức lực, dần dần xảy ra những trở ngại về ý thức. Bệnh nhân xuất huyết ít có thể ý thức luôn luôn tỉnh táo. Đau đầu có thể gặp ở 50% bệnh nhân, đại đa số xuất hiện chứng buồn nôn. Chứng động kinh chiếm chưa đến 10%.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Trà có tác dụng hỗ trợ ức chế các chứng bệnh về mạch máu. Chất phenol có nhiều trong trà có tác dụng quan trọng đối với sự trao đổi chất béo của cơ thể. Nếu chất cholesterol trong cơ thể cao, chất béo sẽ tích tụ trên thành mạch máu, sau khi những tế bào bằng phẳng nhẵn nhụi sau khi được sinh ra dễ dàng hình thành nên những nốt xơ hoá trên động mạch, dẫn đến các chứng bệnh về mạch máu. Chất phenol có nhiều trong trà, đặc biệt là trà còn có nhiều chất ECG và EGC và các chất oxi hoá có trong trà vàng và trà non, có tác dụng hỗ trợ ức chế sự gia tăng của những nốt xơ hoá trên, làm giảm sự gia tăng của chất xơ protein, làm sạch máu, từ đó chống lại sự xơ vữa động mạch.

Các loại trà nên sử dụng

  • Trà nhân sâm

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam lá trà, 20 gam ngũ vị tử, 10 gam nhân sâm, 30 gam long nhãn. Ngũ vị, nhân sâm đập giập, long nhãn thái sợi nhỏ, cho vào cùng với lá trà quấy đều, ngâm hãm trong nước nóng khoảng 5 phút. Uống nhiều lần thay trà.

Công dụng chữa trị: Kiện não cường thân (làm cho não khoẻ và tăng cường sức khỏe), bổ trung ích khí.

Chú ý: Phương trà này dùng với người có trí nhớ suy giảm, ngôn ngữ khó khăn.

Nhân sâm vị thuốc Bổ khí trong Đông y
Nhân sâm vị thuốc Bổ khí trong Đông y
  • Trà hạ cát thảo

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam hạ cát thảo, 2 gam trà xanh. Đun sôi hạ cát thảo cho đến khi sôi, cho trà xanh vào cốc bảo ôn, sau đó cho vào nồi đun hạ cát thảo, đậy nắp ngâm hãm trong khoảng 5 -10 phút. Uống nhiều lần thay trà, uống thường xuyên. Mỗi ngày thay lá trà 2 lần.

Công dụng chữa trị: Mát gan sáng mắt.

Chú ý: Loại trà này thích hợp dùng để trị những di chứng của bệnh tai biến mạch máu não, hoa mắt, ù tai.

  • Trà xương bồ

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam xương bồ, 2 quả mơ chua, 2 quả đại táo, đường đỏ vừa đủ dùng. Cho xương bồ thái mỏng, cho vào cốc trà, sau đó thêm đại táo, mơ chua và đường đỏ vào đun sôi, rồi rót vào cốc trà. Uống nhiều lần thay trà.

Công dụng chữa trị: Tĩnh tâm an thần, hương thơm dễ chịu.

Chú ý: Loại trà này thích hợp dùng để hồi phục sức khỏe sau khi bị di chứng của chứng rối loạn mạch máu não.

Xương bồ
Xương bồ
  • Hồng trà, trà xanh bản lan

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 2 gam trà xanh, 5 gam hồng trà, 10 gam bản lan. Cho bản lan sao khô, hồng trà giã mịn, sau đó cho trà xanh vào khuấy đều, thêm nước sôi vừa đủ dùng, đậy nắp ngâm hãm trong 10 phút là được. Mỗi ngày uống 2 thang, uống nhiều lần thay trà.

Công dụng chữa trị: ích khí hoạt huyết.

Chú ý: Loại trà này thích hợp với những di chứng của chứng trúng gió.

Những điều cần ghi nhớ

Phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não được chia thành 2 cấp, là phòng ngừa cấp 1 và phòng ngừa cấp 2.

Phòng ngừa cấp 1 tập trung vào những nhân tố nguy hiểm của bệnh tai biến mạch máu não những khi đó người bệnh vẫn chưa phát bệnh, mục đích là thông qua các phương pháp để làm giảm sự nguy hiểm của việc xảy ra bệnh tai biến mạch máu não. Bệnh cao huyết áp là một nhân tố nguy hiểm hàng đầu, vì vậy đầu tiên cần phải xác định xem bệnh nhân có bị cao huyết áp hay không, đồng thời thông qua những biện pháp phù hợp để khống chế huyết áp trong phạm vi cho phép. Nếu cần thiết, cũng cần phải thông qua việc khống chế ăn uống và điều trị bằng thuốc để khống chế bệnh tiểu đường. Quan hệ mật thiết đến nồng độ cholesterol trong máu còn kể cả hàm lượng mỡ trong máu, điều chỉnh cơ cấu thức ăn và phải điều trị bằng thuốc có thể sẽ là cho mỡ máu bình thường. Cai thuốc lá và tránh uống nhiều rượu cũng là một trong những biện pháp vô cùng quan trọng.

Nếu bệnh nhân đã từng bị bệnh này, thì cần phải kiểm tra toàn diện sức khỏe để đưa ra chẩn đoán toàn diện, đồng thời thông qua các nguyên nhân gây bệnh để điều trị và phòng ngừa các khả năng có thể gây ra bệnh tai biến mạch máu não.

Nếu bệnh nhân bị mắc chứng nhịp tim không đều hay các chứng bệnh về tim mạch khác (ví dụ như màng tim nhân tạo và bệnh tim) cũng cần phải điều trị bằng thuốc trong thời gian dài để trị khỏi bệnh tai biến mạch máu não.

Phòng ngừa cấp 2. Nếu bệnh nhân có tiền sử bị tai biến mạch máu não, thì lần sau này sự nguy hiểm khi xảy ra tai biến mạch máu não càng cao. Phòng ngừa cấp 2 là thông qua các phương pháp khác nhau để ngăn cản sự nguy hiểm của bệnh tai biến mạch máu não. Đối với bệnh nhân dạng này, cần thông qua kiểm tra sức khỏe toàn diện và đánh giá nguyên nhân gây bệnh. Tuy mỗi bệnh nhân có thể phải tiến hành những đánh giá khác nhau, nhưng nguyên tắc điều trị bệnh là giống nhau. Có một số bệnh nhân, có thể xuất hiện một số tác dụng phụ và những vấn đề về y học không phù hợp với cách trị liệu. Cho nên, trước khi điều trị, đầu tiên phải tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện và thử chẩn đoán để quyết định xem người bệnh có tiếp nhận việc điều trị bệnh được không. Đồng thời, cũng cần kịp thời giáo dục, tuyên truyền cho bệnh nhân xem họ có triệu chứng nào đó không, để họ nói ra xem trong thời gian vừa qua đã bị những triệu chứng gì.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây