Viêm kết mạc cấp – triệu chứng, điều trị bệnh

Bệnh mắt

Viêm kết mạc cấp là tình trạng viêm cấp tính của kết mạc, thường do nhiễm trùng (do virus, vi khuẩn) hoặc dị ứng.

Viêm kết mạc cấp có nhiều hình thái:

  • Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: Đây là hình thái viêm kết mạc dạng nhú tối cấp.
  • Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: là loại viêm kết mạc cấp tiết tố có màng phủ trên diện kết mạc, có màu trắng xám hoặc trắng ngà.
  • Viêm kết mạc do virus: Là viêm kết mạc có kèm nhú, nhiều tiết tố và hoặc có giả mạc, bệnh thường kèm sốt nhẹ và các biểu hiện cảm cúm, có hạch trước tai, thường phát triển thành dịch.

NGUYÊN NHÂN

  • Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: thường gặp do lậu cầu (Neisseria Gonorrhoeae), hiếm gặp do não cầu (Neisseria Menigitidis).
  • Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: : thường gặp do vi khuẩn bạch hầu ( Dipptheria) và liên cầu ( Streptococcus Pyogene), phế cầu,…
  • Viêm kết mạc do vi rus: do virus Adeno virus, Entero virus …

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

  • Tại mắt:

Bệnh xuất hiện lúc đầu ở một mắt, sau đó lan sang hai mắt. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày, thường mủ nhiều nhất vào ngày thứ 5. Bệnh diễn biến rất nhanh:

+    Mi phù nề

+    Kết mạc cương tụ, phù nề mạnh. Có nhiều tiết tố mủ bẩn, hình thành rất nhanh sau khi lau sạch.

+    Có thể có xuất tiết hoặc màng giả.

+    Nếu không điều trị kịp thời giác mạc bị thâm nhiễm rộng, tiến triển thành áp xe giác mạc và có thể hoại tử thủng giác mạc.

  • Toàn thân:
  • Có thể có hạch trước tai, sốt nhẹ.

Cận lâm sàng

  • Nhuộm soi: Nhuộm gram.
  • Nuôi cấy trên môi trường thạch máu: phân lập vi khuẩn.

Chẩn đoán xác định

Tại mắt

  • Mi phù nề.
  • Kết mạc cương tụ, phù nề mạnh, có nhiều tiết tố bẩn.

Toàn thân

  • Có thể có sốt.
  • Có hạch trước tai.

Hình thái

Viêm kết mạc cấp tiết tố có mủ.

  • Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày, thường mủ nhiều nhất vào ngày thứ Bệnh diễn biến rất nhanh.
  • Bệnh xuất hiện ở một mắt, sau đó lan sang hai mắt.
  • Có nhiều tiết tố mủ bẩn, hình thành rất nhanh sau khi lau sạch.
  • Xét nghiệm: Nhuộm soi (tiết tố mủ kết mạc): có song cầu khuẩn Gram (-) hình hạt cà phê.

Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn. Tại mắt:

  • Mi phù nề, căng cứng khó mở. Sau 1-3 ngày mi mềm dần.
  • Kết mạc cương tụ, phù nề. Sau 1-3 ngày xuất hiện màng thật hoặc màng giả trên bề mặt kết mạc. Màng thường bẩn, màu xám. Màng thật khi bóc sẽ lộ lớp tổ chức liên kết phía dưới và chảy máu nhiều. Màng giả bóc dễ dàng và ít chảy máu.
  • Nếu không điều trị kịp thời có thể bị viêm loét giác mạc, viêm nội nhãn. Toàn thân: Có thể có sốt, khó thở.

Cận lâm sàng:

  • Nhuộm soi: Vi khuẩn Gram (+)
  • Nuôi cấy: phân lập vi khuẩn.
  • Viêm kết mạc do virus Tại mắt:
  • Cảm giác xốn cộm như có bụi trong mắt.
  • Mi phù nề.
  • Kết mạc cương tụ, phù nề, ra nhiều tiết tố trắng hoặc dịch hồng.
  • Sau 3-5 ngày có thể thấy có giả mạc màu trắng ở kết mạc sụn mi dày mỏng tùy từng trường hợp.
  • Giác mạc có thể viêm chấm biểu mô. Toàn thân:
  • Triệu chứng cảm cúm: nhức đầu nhẹ, đau mỏi người sốt nhẹ…
  • Hạch trước

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị

  • Điều trị tích cực và khẩn trương
  • Điều trị tại chỗ và toàn thân
  • Điều trị theo nguyên nhân
  • Phát hiện nguồn lây để điều trị và phòng lây lan

Phác đồ điều trị

  • Tại mắt:

+  Bóc màng hằng ngày

  • Rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý 0,9 % để loại trừ mủ và tiết tố
  • Trong những ngày đầu bệnh diễn biến nhanh, tra nhiều lần thuốc dưới dạng dung dịch (15-30 phút/lần) một trong các nhóm sau:
  • Aminoglycosid: ..
  • Fluoroquinolon: ofloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, ..
  • Thận trọng khi dùng Corticoid: Prednisolon acetat, Khi bệnh thuyên giảm có thể giảm số lần tra mắt.

Phối hợp tra thuốc mỡ một trong các nhóm trên trưa và tối.

  • Dinh dưỡng giác mạc và nước mắt nhân tạo.
  • Toàn thân: Chỉ dùng trong viêm kết mạc do lậu cầu, bạch hầu. Có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau khi bệnh tiến triển nặng, kèm theo triệu chứng toàn thân.
  • Cephalosprin thế hệ 3: Người lớn:
    • Nếu giác mạc chưa loét: Liều duy nhất 1 gram tiêm bắp
    • Nếu giác mạc bị loét: 1 gram x 3 lần / ngày tiêm tĩnh mạch

Trẻ  em:  Liều  duy  nhất  125mg  tiêm  bắp  hoặc  25mg/kg  cân  nặng  2-3 lần/ngày x 7ngày tiêm bắp.

  • Fluoroquinolon: chống chỉ định dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi.
  • Thuốc nâng cao thể trạng.

TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

  • Đối với hình thái viêm kết mạc do lậu cầu: Tốt nếu điều trị sớm và tích cực, có thể thủng hoại tử giác mạc nếu điều trị muộn và không tích cực.
  • Đối với hình thái viêm kết mạc do bạch hầu thường không tốt nếu không điều trị toàn thân kịp thời và đúng.
  • Đối với hình thái viêm kết mạc do vi rus: điều trị tích cực, đúng phác đồ bệnh sẽ khỏi sau 5-10 ngày, bệnh có thể kéo dài gây viêm giác mạc biểu mô.

PHÒNG BỆNH

  • Điều trị bệnh lậu đường sinh dục (nếu có).
  • Vệ sinh và tra thuốc sát khuẩn /kháng sinh cho trẻ sơ sinh ngay khi đẻ ra.
  • Tiêm phòng đầy đủ các bệnh theo đúng qui định của trẻ.
  • Luôn nâng cao thể trạng.
  • Nếu bị bệnh cần điều trị tích cực tránh lây lan thành dịch.

Bệnh mắt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận