Những yếu tố sinh lý ảnh hưởng tới Huyết áp

Bệnh tim mạch

Theo tuổi: người già có huyết áp cao hơn so với người trẻ, thường từ 10 đến 20 mmHg. Tuy nhiên ở tuổi quá cao, khi thành động mạch bị lão hoá nhiều, giảm tính đàn hồi, động mạch trở nên cứng hơn thì có thể làm cho huyết áp tâm thu tăng cao hơn và gây nên chứng tăng huyết áp tâm thu đơn thuần

Theo giới: nam cao hơn nữ khoảng 3-5 mmHg

Theo tư thế: chuyển từ nằm sang đứng, huyết áp tăng nhẹ 10-20 mmHg để bảo đảm cung cấp máu tốt hơn cho các bộ phận trong cơ thể.

Theo chế độ ăn: trên thế giới, người ta đã nghiên cứu sâu vấn đề này và từ lâu đã khẳng định là chế độ ăn mặn làm huyết áp tăng cao, thậm chí gây bệnh tăng huyết áp.

Theo mức vận động thể lực và cả mức lao động trí óc, khi có gắng sức thì huyết áp tăng cao, gắng sức rất lớn thì huyết áp sẽ tăng rất cao. Hết gắng sức thì huyết áp nhanh chóng trở về mức cũ.

Căng thẳng thần kinh, stress dễ dàng làm tăng huyết áp
Căng thẳng thần kinh, stress dễ dàng làm tăng huyết áp

Theo trạng thái tâm thần kinh: căng thẳng thần kinh, stress dễ dàng làm cho tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm giải phóng nhiều adrena­lin và nor-adrenalin làm tim đập nhanh và tăng huyết áp. Sự có mặt của thầy thuốc khi đến khám bệnh cũng có thể làm tăng huyết áp cho một số người được khám, nhất là đối với phụ nữ, thanh niên dễ bị xúc động: huyết áp tăng nhanh trong 1 đến 4 phút đầu, kéo dài trung bình 10 phút, huyết áp tâm thu có thể tăng tới 27 mmHg (ít nhất là 4 mmHg, có người nhiều nhất là 75 mmHg), huyết áp tâm trương có thể tăng tới 15 mmHg (có người tăng tới 36 mmHg). Một nghiên cứu trong nước cho thấy 25% số người bình thường có biểu hiện này, nữ nhiều hơn nam, người trẻ nhiều hơn người già.

Theo môi trường sinh sống: môi trường có nhiều tiếng ồn và không yên tĩnh, không an toàn dễ gây căng thẳng thần kinh và làm tăng huyết áp.

Theo thời tiết: thay đổi thời tiết dễ có ảnh hưởng đến huyết áp, lạnh nhiều thì các mạch máu ở ngoại vi co lại làm huyết áp tăng, nóng nhiều thì các mạch ngoại vi giãn ra làm giảm huyết áp.

Theo hoạt động trong ngày: theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ bằng máy ghi tự động cho thấy:

Ban đêm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều giảm khoảng 20% so với ban ngày, thấp nhất vào khoảng 2-3 giờ sáng. Thức giấc tạm thời thì huyết áp lại tăng nhẹ, đến khi ngủ lại thì huyết áp lại giảm. Lúc này hoạt động của thần kinh giao cảm là thấp nhất.

Gần sáng, huyết áp tăng dần, bắt đầu từ 4-5 giờ sáng, cho đến khi tỉnh dậy thì tăng nhanh hơn

Trong ngày huyết áp dao động nhẹ, tăng theo mức vận động, có khi khá cao (gắng sức nhiều, xúc cảm, suy nghĩ căng thẳng), giảm khi nghỉ ngơi. Chiều từ khoảng 17 giờ, huyết áp lại tăng lên nhẹ.

Tuy vậy những dao động của huyết áp nói chung vẫn ở trong giới hạn sinh lý bình thường, thường chỉ khi có lao động thể lưc quá nặng thì huyết áp mới tăng cao hơn mức quy định nhưng sau đó lại nhanh chóng trở lại mức cũ.

 

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận