Trang chủBệnh hô hấpHướng dẫn phát hiện và quản lý hen phế quản tại cộng...

Hướng dẫn phát hiện và quản lý hen phế quản tại cộng đồng

1.  CÁC YẾU TỐ GỢI Ý CHẨN ĐOÁN HEN PHẾ QUẢN

  • Khó thở, khò khè, thở rít, đặc biệt thì thở ra
  • Tiền sử có cơn khó thở kiểu hen: ho khạc đờm, khó thở, cò cử, nặng ngực, nghe phổi có ran rít ran ngáy.
  • Tiền sử mắc các bệnh dị ứng: viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thuốc, thức ăn.
  • Tiền sử mắc hen và các bệnh dị ứng của các thành viên trong gia đình.
  • Cách xuất hiện cơn khó thở: về đêm, theo mùa, sau một số kích thích (cảm cúm, gắng sức, thay đổi thời tiết, khói bụi).
  • Tắc nghẽn đường thở có hồi phục: test Phục hồi phế quản dương tính hoặc dao động PEF sáng – chiều > 20% trong 3 ngày/ tuần trong 2 tuần liên tiếp
  • Tăng tính phản ứng đường thở với methacholine, histamine, mannitol hoặc gắng sứ Test đo tính phản ứng đường thở với các yếu tố này chỉ thực hiện trong trường hợp có triệu chứng nghi ngờ hen, nhưng các thông số chức năng hô hấp bình thường.
  • Loại trừ các nguyên nhân khác triệu chứng giống hen: có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán hen trên lâm sàng.
  • Đáp ứng với thuốc chống hen (cải thiện về lâm sàng và chức năng phổi sau điều trị corticoid uống trong 2 tuần hoặc corticoid xịt trong 6 tuần): được thử nghiệm trong trường hợp các biện pháp trên không đủ khẳng định chẩn đoán hen
  • Ở trẻ em ≤ 5 tuổi, không thực hiện được các thăm dò chức năng phổ Chẩn đoán xác định hen khi có ít nhất 3 đợt khò khè thở rít, loại trừ được các nguyên nhân khác và có đáp ứng với thuốc chống hen.

2.  PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT HEN THEO GINA 2006

Bảng 19: đánh giá mức độ kiểm soát hen theo GINA 2006

Đặc điểm Kiểm soát hoàn toàn: tất cả đặc điểm dưới đây Kiểm soát một phần: ≥ 1 đặc điểm trong 1 tuần bất kỳ Chưa được kiểm soát
1. Triệu chứng ban ngày £ 2 lần/tuần > 2 lần/tuần  

 

 

≥ 3 đặc điểm

2. Hạn chế hoạt động Không
3. Triệu chứng thức giấc ban đêm Không trong mức kiểm soát 1 phần ở 1 tuần bất kỳ
4. Nhu cầu dùng thuốc cắt cơn £ 2 lần/tuần > 2lần/tuần
5. Lưu lượng đỉnh Bình thường < 80% giá trị tốt nhất của BN
6. Đợt kịch phát hen. Không ≥ 1 lần/năm

LƯU Ý: Với trẻ em ≤ 5 tuổi, bỏ mục đánh giá thứ 5.

3. CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC

Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh hoặc làm nặng bệnh có thể giúp kiểm soát hen và giảm nhu cầu dùng thuốc

  • Tránh tối đa việc dùng rượu bia và các đồ uống có cồn, không hút thuốc lá, tránh những nơi môi trường bị ô nhiễm, khói, bụi, mùi thơm, tránh hoạt động gắng sức, tránh dùng các thực phẩm chứa các chất phụ gia có gốc sulfite, tránh xúc động mạch..
  • Một số loại thuốc cần sử dụng thận trọng ở người bệnh hen: aspirin và các thuốc chống viêm không steroid, thuốc chẹn bêta (như propranolol).
  • Bọ nhà: không dùng các vật dụng trong nhà có khả năng bắt bụi cao như thảm trải nhà, rèm treo, loại bỏ các vật dụng không cần thiết trong phòng, hạn chế dùng đệm. Hàng tuần giặt là chăn ga gối đệm và phơi nắng, dùng chất diệt bọ nhà.
  • Biểu bì, Lông súc vật: loại bỏ vật nuôi, dùng máy lọc không khí.
  • Dán: Vệ sinh nhà thường xuyên, dùng thuốc diệt côn trùng.
  • Phấn hoa: đóng cửa sổ và ở trong nhà khi nồng độ phấn hoa cao trong không khí, nên mang khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • Nấm mốc trong nhà: giảm độ ẩm trong nhà, vệ sinh nhà thường xuyên, lau sạch các vùng ẩm thấp, mang khẩu trang khi dọn dẹp các đồ đạc cũ.

4.  PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HEN THEO BẬC

Phác đồ điều trị hen ở người lớn và trẻ em > 5 tuổi

Bảng 20: Phác đồ điều trị hen phế quản ở trẻ em > 5 tuổi theo GINA 2006Phác đồ điều trị hen ở người lớn và trẻ em > 5 tuổi

Giáo dục sức khoẻ về hen – Kiểm soát môi trường sống
Cường β2 TD nhanh khi khó thở  

 

Cường β2 tác dụng nhanh khi khó thở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các thuốc phòng cơn

Chọn 1 Chọn 1 Thêm 1 hoặc hơn Thêm 1 hay 2
ICS liều thấp ICS liều thấp + Cường β2 tác dụng kéo dài ICS liều vừa/cao

+ Cường β2 tác dụng kéo dài

Corticoid uống liều thấp nhất
Thuốc kháng leukotrien (LTRA) ICS liều trung bình hay cao Thuốc kháng leukotrien Thuốc kháng IgE
ICS liều thấp + Thuốc kháng leukotrien Theophylline phóng thích chậm
ICS liều thấp + Theophylline phóng thích chậm
  • ICS: Corticoid xịt, là thuốc dự phòng hen tốt nhất hiện nay
  • Ở mỗi bước điều trị, thuốc cường b2 được dùng để điều trị triệu chứng khi cần
  • Từ bước 2-5, người bệnh bắt đầu phải dùng ít nhất 1 thuốc dự phòng.
  • Những bệnh nhân mới được chẩn đoán hen hoặc bệnh nhân chưa dùng thuốc dự phòng nên bắt đầu điều trị bằng bước Nếu bệnh nhân có ≥ 3 tiêu chí trong cột hen kiểm soát một phần, nên bắt đầu điều trị bằng bước 3.
  • Tình trạng hen chưa được kiểm soát trong vòng 1 tháng cần xem xét tăng bước điều trị. Nếu xuất hiện cơn hen cấp, cần tăng bước điều trị
  • Khi hen được kiểm soát và duy trì trong 3 tháng, xem xét giảm bậc

Phác đồ điều trị hen ở trẻ 2-5 tuổi

Sơ đồ 3: Hướng dẫn thay đổi điều trị cho hen ở trẻ emPhác đồ điều trị hen ở trẻ 2-5 tuổi

5.  THEO DÕI ĐIỀU TRỊ

  • Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc theo đơn, đặc biệt lưu ý cách sử dụng các dụng cụ xịt, hít.
  • Hẹn người bệnh tái khám 1-2 tháng 1 lần
  • Tại mỗi lần tái khám: đánh giá lại mức độ kiểm soát hen, vấn đề kiểm soát môi trường, tránh các yếu tố kích phát và kỹ năng sử dụng bình hít của người bệnh

6.  CÁCH PHÁT HIỆN VÀ XỬ TRÍ CƠN HEN CẤP TẠI CỘNG ĐỒNG

Các dấu hiệu khởi phát của một cơn hen cấp

  • Ho nhiều
  • Khò khè.
  • Nặng ngự
  • Thức giấc ban đêm.

Cách hành động khi có cơn cấp

  • Tránh xa những yếu tố có thể kích phát cơn
  • Dùng thuốc cắt cơn tác dụng
  • Nghỉ ở nhà một giờ nếu đỡ khó thở.
  • Gọi cấp cứu hoặc gọi bác sỹ nhờ giúp đỡ nếu tình trạng khó thở không được cải thiện

Đi cấp cứu ngay nếu thấy bất kỳ một trong những dấu hiệu sau

Thuốc giãn phế quản ít tác dụng hoặc nhanh hết tác dụng. Thở vẫn nhanh và khó.

  • Nói khó.
  • Môi, đầu chi tím.
  • Cánh mũi phập phồng khi người bệnh thở.
  • Co kéo cơ liên sườn và hõm ức khi người bệnh thở.
  • Mạch nhanh
  • Đi lại khó khăn.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây