Trang chủBệnh nhi khoaChẩn đoán và điều trị hen phế quản trẻ em

Chẩn đoán và điều trị hen phế quản trẻ em

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN

  1. Bệnh nhân có cơn khó thở với đặc điểm:
  • Khó thở ra.
  • Co thắt: ran rít, ran ngáy.
  • Tắc nghẽn: thông khí giảm.
  1. Đáp ứng với thuốc giãn phế quản
  2. Tái phát ít nhất 3 lần trong vòng 6 tháng
  3. Có tiền sử hen và dị ứng
  4. Cận lâm sàng:
  • Xquang có hình ảnh ứ khí.
  • CTM có bạch cầu ái toan tăng cao.

PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ CƠN HEN CẤP

Phân loại mức độ nặng nhẹ hen phế quản

Độ hen /Triệu chứng Độ 1

Cơn hen nhẹ

Độ II

Cơn hen vừa

Độ III

Cơn hen nặng

Độ IV Cơn hen rất nặng
Khó thở Khi gắng sức (vận động). Khi gắng sức (trẻ em quấy khóc, khó bú). Khó thở cả khi nghỉ ngơi. Trẻ nhỏ không bú được. Khó thở dữ dội.
Nói Nói được câu dài. Ngắt đoạn Từng từ Không thể nói được.
Ran rít, ran ngáy. Nghe thấy ở cuối thì thở ra. Nghe thấy ở thì thở ra. Ran rít to cả thì thở ra và hít vào. Không nghe thấy ran.
Bão hoà oxy

(Sa02)

> 95% 91-95% < 90% Rất giảm.

xử trí hen phế quản

Cơn hen nhẹ

  • Liều lượng: liều 0,05 – 0,45mg/kg, nhắc lại sau 20-30 phút nếu các triệu chứng lâm sàng không giảm.
  • Thuốc: chọn một trong các thuốc: ventolin, bricanyl, salbutamol
  • Đường dùng: khí dung, xịt, hoặc uống.
  • Thời gian: ngừng điều trị khi triệu chứng cải thiện.

Có thể dùng prednisolon 2mg/kg uống nếu: cơn hen kéo dài trên 48 giờ hoặc tiền sử có cơn hen nặng.

Cơn hen vừa

  • Thuốc: chọn một trong các thuốc: ventolin, bricanyl, salbutamol
  • Đường dùng: khí dung, xịt, hoặc uống.
  • Liều lượng: liều 0,05 – 0,15mg/kg, nhắc lại sau 20-30 phút nếu các triệu chứng lâm sàng không giảm, nhắc lại 5-6 lần.
  • Thời gian: từ 3 – 6 ngày.
  • Có thể dùng prednisolon 2mg/kg uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Cơn hen nặng

  • Thở oxy
  • Thuốc: chọn một trong các thuốc: ventolin, bricanyl, salbutamol, combivent.
  • Đường dùng: khí dung, xịt, hoặc uống.
  • Liều lượng: liều 0,05 – 0,15mg/kg, nhắc lại sau 20-30 phút nếu các triệu chứng lâm sàng không giảm. Nhắc lại nhiều lần.
  • Thời gian: đánh giá lại sau 30 phút/lần.

Corticoid (Sulumedrol): liều lượng: 2mg/kg/24 giờ, chia làm 2 lần tiêm tĩnh mạch chậm.

Cơn hen ác tính

  • Thở oxy
  • Lần lượt sử dụng các thuốc sau:

+ Khí dung ventolin: liều 0,05 – 0,15mg/kg, có thể-nhắc lại 20 – 30 phút nếu các triệu chứng lâm sàng không giảm. Có thể kết hợp khí dung ventolin với kháng cholin (Combivent).

+ Truyền tĩnh mạch: salbutamol 0,lmg/kg cân nặng trong 2 giờ hoặc aminophylin truyền tĩnh mạch chậm 7mg/kg/ trong 60 phút.

+ Corticoid (Méthylprednisolone): liều lượng: 2-4mg/kg/ 24 giờ tiêm tĩnh mạch chậm.

+ Adrenalin 1/1000: truyền nhỏ giọt tĩnh mạch liều lượng 0,0001mg/kg cân nặng/giờ.

Nếu không đáp ứng cho giãn cơ, đặt nội khí quản và thở máy.

ĐIỀU TRỊ Dự PHÒNG HEN PHẾ QUẢN

Phân loại bậc hen

Mức độ Số cơn Cơn đêm Lưu lượng đỉnh
Bậc 1. Nhẹ cách quãng ≤1 lần/tuần ≤2 lần/tháng ≥80% giá trị lý thuyết dao động < 20%
Bậc 2. Nhẹ kéo dài > 1 lần/tuần ≤2 lần/tháng ≥ 80% giá trị lý thuyết dao động 20-30%
Bậc 3. Vừa kéo dài Hàng ngày > 1 lần/tuần 60-80% giá trị lý thuyết dao động > 30%
Bậc 4. Nặng kéo dài Liên tục Thường xuyên ≥80% giá trị lý thuyết dao động > 30

Tiêu chuẩn cần dự phòng hen

  • Bệnh nhân chẩn đoán khẳng định là hen phế quản.
  • Bệnh nhân xuất hiện 3 cơn/3 tháng.

Các thuốc dự phòng hen

-ICS + Beclomethason (Becotide) dùng trong bậc 1,2

– ICS + Fluticason (Flixotide) dùng trong bậc 1,2

– ICS + Budesonid (Pulmicort) dùng trong bậc 1,2

– ICS + LABA (Seretide, Symbicort): dùng trong hen bậc 2,3,4

Liều lượng thuốc dự phòng

Bậc Dự phòng lâu dài Thời gian
Bậc 1: Nhẹ cách quãng Hàng ngày có thể dùng ICS hít liều thấp < 200pg. Sau 3 tháng, sau đó đánh giá lại
Bậc 2: Nhẹ kéo dài Điều trị hàng ngày ICS hít 200-500pg. 3 tháng (tính từ con cuối cùng), sau đó đánh giá lại, tiếp tục hoặc chuyển bậc.
Bậc 3: Vừa kéo dài Điều tri hàng ngày ICS + LABA 3 tháng (tính từ cơn CUỐI cùng), sau đó đánh giá lại, tiếp tục hoặc chuyển bậc.
Bậc 4: Nặng kéo dài Điều trị hàng ngày + ICS + LABA

+ Có thể ICS kết hợp với (Cromolyne, Ketotifer, Montelukast)

3 tháng (tính từ cơn cuối cùng), sau đó đánh giá lại, tiếp tục hoặc chuyển bậc.

 

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây