Trang chủĐông y chữa bệnhĐông y chữa bệnh Hen phế quản hiệu quả tốt

Đông y chữa bệnh Hen phế quản hiệu quả tốt

Hen phế quản, y học cổ truyền coi là thuộc phạm vi của chứng háo suyễn, đàm ẩm, là một bệnh xảy ra ở ngoài có tình trạng dị ứng.

Nguyên nhân gây ra bệnh, do cảm phải ngoại tà, ăn uống, tính khí thất thường, làm việc quá sức… Về tạng phủ do sự thay đổi hoạt động của tạng phế và thận phế khí tuyên giáng và thận nạp khí, nếu phế khí nghịch, thận không nạp khí gây ra chứng khó thở tức ngực… Bệnh có liên quan mật thiết với đàm. Đàm là sản phẩm bệnh lý do tỳ hư không vận hóa được nước, phế khí hư không túc giáng, thông điều thủy đạo. Trên lâm sàng, thấy các hiện tượng đờm nhiều, khó thở, ngực đầy tức.

Xử trí cơn hen phế quản cấp ở trẻ em
Hen phế quản cấp ở trẻ em

Bệnh xảy ra mạn tính hay tái phát, lúc lên cơn thường là chứng thực, ngoài cơn thuộc chứng hư. Vì vậy khi chữa bệnh phải phân biệt tiêu bản hoãn cấp mà xử lý. Khi lên cơn phải dùng các phương pháp châm cứu, xoa bóp thuốc đông y, thuốc cắt hen hiện đại để làm hết cơn, khi hết cơn phải chữa vào gốc bệnh tức là vào tỳ, phế, thận đề phòng tái phát.

1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Chữa hen phế quản khi đang có cơn hen

Cơn hen xuất hiện đột ngột, khó thở thì thở ra, ngực đầy tức, có tiếng rên rít, rên ngáy, có khi không nằm được, sắc mặt xanh nhạt, ra mồ hôi, chia làm hai thể: Hen hàn và hen nhiệt.

  • Hen hàn

Triệu chứng: người lạnh, sắc mặt trắng bệch, đờm loãng có bọt, dễ khạc, không khát thích uống nước nóng, đại tiện nhão, chất lưỡi nhợt rêu mỏng trắng mạch huyền tế.

Phương pháp chữa: ôn phế tán hàn, trừ đàm, hạ suyễn (trừ đàm lợi khiếu, hoạt đàm lợi khí)

Bài thuốc Bài 1

Hạt củ cải sao vàng 40 gam                     Hạt bồ kết sao 20 gam

Tán bột làm viên, 1 ngày dùng 8 – 10 gam chia làm hai lần uống.

Xạ can ( Rẽ quạt, Biển Trúc) -
Xạ can ( Rẽ quạt, Biển Trúc)

Bài 2: Xạ can ma hoàng thang gia giảm

Xạ can                        6  gam                    Khoản  đông  hoa    12  gam

Ma hoàng 10 gam Bán hạ chế 8 gam
Gừng sốt 4 gam Ngũ vị tử 8 gam
Tê tân 12 gam Đại táo 12 gam
Tử uyển 12 gam
Sắc uống ngày 1 thang
Bài 3: Tô tử giáng khí thang
Tô tử 12 gam Hậu phác 8 gam
Quất bì 8 gam Quế chi 8 gam
Bán hạ chế 8 gam Ngải cứu 12 gam
Đương quy 10 gam Gừng 4 gam
Tiền hồ 10 gam
Bài 4: Tiểu thanh long thang gia giảm
Ma hoàng 6 gam Gừng khô 4 gam
Quế chi 6 gam Tế tân 4 gam
Bán hạ chế 12 gam Ngũ vị tử 6 gam
Cam thảo 4 gam Hạnh nhân 8 gam
Nếu đờm nhiều gây khó thở, rêu lưỡi dày dính bỏ ngũ vị tử, cam thảo thêm
hậu phác 6 gam.
Hạt cải sao 6 gam, hạt tía tô 12 gam, ho nhiều bỏ quế chi tử uyển
, khoản đông hoa, bạch thược mỗi thứ 12 gam.
Bài 5: Lãnh háo hoàn thang
Ma hoàng 10 gam Bạch truật 12 gam
Hạnh nhân 10 gam Bán hạ chế 6 gam
Tế tân 6 gam Hắc phụ tử 12 gam
Cam thảo 4 gam Xuyên tiêu 8 gam
Thần khúc 12 gam Gừng sống 6 gam
Tử uyển 12 gam Tạo giác 2 gam
Bạch phàn 0,2 gam Khoản đông hoa 12 gam

sắc uống ngày 1 thang, nếu làm thuốc hoàn thì liều lương bạch phàn 6 gam, tạo giác 12 gam, một ngày uống 12 – 20 gam chia làm 2 lần uống.

Châm cứu: Châm bổ các huyệt Thiên đột, Chiên trung, Phong môn, Định suyễn, Thần khuyết, Tam âm giao, Phong long, Túc tam lý. Cứu các huyệt Phế du, Cao hoang, Thận du.

Nhĩ châm: châm các huyệt Bình suyễn, Tuyến thượng thận, Giao cảm, Thần môn, Phế du.

  • Hen nhiệt

Triệu chứng: người bứt rứt sợ nóng, mặt môi đỏ, đờm dính và vàng, miệng khát thích uống nước lạnh, đại tiện táo, lưỡi đỏ rêu lưỡi dầy, mạch hoạt sác.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt, tuyên phế, hóa đàm, bình suyễn,

Bài thuốc: Bài 1

Thiên môn       12 gam

Mạch môn       12 gam

Tang bạch bì   12 gam

Bách bộ  12 gam

Ô mai     12 gam

Bán hạ chế      8 gam

Trần bì    6 gam

Thạch cao       6 gam

Tiền hồ   12 gam

Sắc uống ngày 1 thang.

Mạch môn
Vị thuốc Mạch môn

Bài 2 Việt tỳ gia bán hạ thang gia giảm.

Ma hoàng                   8 gam

Thạch cao                 20 gam

Gừng tươi                  4 gam

Đại táo                       12 gam

Bán hạ chế                 8 gam

Xạ can             10        gam

Hạnh nhân      10        gam

Tô tử                8          gam

Đình lịch tử     8          gam

Bài 3 Định suyễn thang gia giam.

Ma hoàng        6 gam

Hạnh nhân      12 gam

Cam thảo        4 gam

Hoàng cầm     12 gam

Tang bạch bì   20 gam

Trúc lịch          20 gam

Bán hạ chế      8 gam

Nếu đờm nhiều thêm xạ can, đình lịch tử mỗi thứ 8-12 gam. Nếu đờm vàng thêm ngư tinh thảo 40 gam. Nếu sốt cao thêm thạch cao 40 gam.

Hoàng cầm
Vị thuốc Hoàng cầm

Châm cứu: Châm tả các huyệt: Trung phủ, Thiên đột, Chiên trung, Định suyễn, Phế du, Xích trạch, Thái uyên, Phong long, Hợp cốc.

Nhĩ châm: châm các huyệt như hen hàn.

Chữa hen phế khi hết cơn hen

Để tránh tái phát cơn hen hoặc có lên cơn hen nhưng cơn nhẹ chu kì tái phát chậm, người ta chữa về gốc bệnh đặc biệt là phục hồi công năng các tạng tỳ, thận và phế.

  • Phế hư

Hay gặp ở người hen phế quản lâu ngày kèm theo giãn phế nang, giảm chức năng hô hấp, thời kỳ đầu của tâm phế mạn.

Triệu chứng: Sợ lạnh, tự ra mồ hôi, ho thở ngắn gấp, đờm nhiều loãng, tiếng nói nhỏ yếu, ngại nói, sắc mặt trắng, vẻ mệt mỏi, dễ cảm lạnh tái phát cơn hen, ngạt mũi chảy nước mũi, lưỡi đạm rêu mỏng trắng, mạch nhu hoãn vô lực, đối chứng bệnh trên thuộc phế khí hư.

Nếu âm hư, ho, thở gấp, ít đờm hoặc không có đờm, họng khô, miệng ráo, hâm hấp sốt về buổi chiều, chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc không có rêu mạch nhỏ nhanh.

Phương pháp chữa: Bổ phế cố biểu, ích khí định suyễn.

Bài thuốc:

Bài 1: Ngọc bình phong tán gia giảm.

Hoàng kì                    12   gam                 Thiên tô tử                 12   gam

Phòng phong              8   gam                 Bạch truật                 12   gam

Bài 2: Quế chi gia hoàng kì thang.

Quế chi                        8   gam                 Gừng                            4   gam

Bạch thược                 8   gam                 Hoàng kì                      8   gam

Đại táo                       12   gam

Nếu phế khí hư thêm đảng sâm 16 gam, ngũ vị tử 12 gam.

Bài 3: Nếu phế âm hư dùng bài Sinh mạch tán gia giảm.

Đảng sâm                  16   gam                 Sa sâm                        12   gam

Mạch môn                 12   gam                 Ngọc trúc                     8   gam

Ngũ vị tử                     6   gam                 Bối mẫu                     12   gam

Châm cứu: Phế khí hư: cứu các huyệt Phế du, Cao hoang, Chiên trung, Thận du, Tỳ du, Quan nguyên.

Phế âm hư: châm bổ các huyệt trên.

  • Tỳ hư

Triệu chứng: ho đờm nhiều, sắc mặt vàng, mệt mỏi vô lực, ăn kém, bụng đầy trưổng, đại tiện lỏng, ăn chất béo dễ đi ỉa chảy, phù thũng. Lưỡi đạm rêu trắng nhợt mạch hoãn tế, vô lực.

Phương pháp chữa: Kiện tỳ ích khí hay ôn trung kiện tỳ.

Bài thuốc:

Bài 1
Bạch truật 12 gam Xuyên tiêu 6 gam
Đảng sâm 16 gam Trần bì 8 gam
Ý dĩ 16 gam Bán hạ chế 8 gam
Hoài sơn 16 gam
Bài 2. Lục quân tử thang (kiện tỳ ích khí).
Bạch truật 12 gam Cam thảo 6 gam
Đảng sâm 16 gam Trần bì 8 gam
Phục linh 12 gam Bán hạ 8 gam
Bài 3. Phụ quế lý trung thang (ôn trung kiện tỳ).
Đảng sâm 12 gam Cam thảo 8 gam
Can khương 8 gam Phụ tử chế 12 gam
Bạch truật 12 gam Nhục quế 4 gam

Châm cứu: Cứu các huyệt: Tỳ du, Vị du, Phế du, Quan nguyên, Thận du, Túc tam lý.

  • Thận hư

Do thận dương hư hay thận âm hư không nạp khí.

Triệu chứng:

Thận dương hư: Hơi thở ngắn gấp, lao động càng tăng, hồi hộp, ho đàm có bọt mỏi lưng, gối yếu. Sợ lạnh sắc mặt trắng bệch nước tiểu trong dài, tiểu tiện nhiều lần, lưỡi nhạt rêu trắng nhuận, mạch trầm tế vô lực.

Thận âm hư; thở ngắn gấp, hồi hộp, ho đờm có bọt, mỏi lưng gối yếu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, họng khô lòng bàn tay, bàn chân nóng, nước tiểu vàng, đại tiện táo, lưỡi đỏ khô, rêu ít hoặc không không có rêu, mạch tế sác.

Phương pháp chữa: ôn thận nạp khí nếu thận dương hư, tư âm bổ thận nếu thận âm hư.

Bài thuốc

Bài 1. Thận khí hoàn hay bát vị quế phụ chữa thận dương hư.

Thục địa                      12 gam                 Phục linh                     8  gam

Sơn thù                         8 gam                 Đan bì                          6  gam

Hoài sơn                      12 gam                 Hắc phụ tử                12  gam

Trạch tả                        6 gam                 Nhục quế                     4  gam

sắc uống 1 ngày 1 thang hoặc làm hoàn uống một 20 gam chia làm hai lấn uống.

Bài 2. Hữu quy ẩm chữa thận dương hư.

Thục địa                    16 gam                   Phục linh                   8   gam

Sơn thù                        8 gam                   Cam thảo                  6   gam

Kỷ tử                          12 gam                  Phụ tử chế                 12 gam

Hoài sơn                       8 gam                   Nhục quế                   6   gam

Sắc uống ngày 1 thang, làm hoàn uống 1 ngày 20 gam chia làm 2 lần uống. Có thể thêm ngũ vị tử 8 gam, mạch môn 8 gam gọi là bài Bát tiên thang. Cách dùng như trên.

Bài 3. Tả quy ẩm (chữa thận âm hư).

Thục địa                    16 gam                   Hoài sơn                    8   gam

Sơn thù                        8 gam                   Phục linh                   8   gam

Kỷ tử                            8 gam                   Cam thảo                  4   gam

Sắc uống làm hoàn uống 1 ngày 20 gam chia làm hai lần uống.

Bài 4. Hà sa đại đạo hoàn:

Rau thai nhi khô       40 gam                  Thục địa                    80 gam

Mạch môn                 40 gam                  Ngưu tất                    40 gam

Hoàng bá                   60 gam                  Đỗ trọng                    60 gam

Thiên môn                 40 gam                  Quy bản                    60 gam

Tán nhỏ làm viên, mỗi ngày uống 20 gam.

Châm cứu:

Thận dương hư: cứu Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Mệnh môn, Phế du, Chiên trung.

Thận âm hư: châm bổ các huyệt trên, thêm Huyết hải, Tam âm giao, Thái khê.

2. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN

Xem thêm:

Chẩn đoán và điều trị hen phế quản

Cơn hen phế quản nặng ở người lớn

Cơn hen phế quản nặng

Xử trí cơn hen phế quản cấp ở trẻ em

 

 

Trong cơn (cơn hen nặng)

  • Tăng khả năng thông khí cho người bệnh:
  • Nằm đầu cao
  • Hút đờm rãi qua ông nội khí quản
  • Đặt nội khí quản khi có suy hô hấp
  • Thở oxy
  • Cho Coctiosteroide: ACTH.
  • Cho thuốc giãn phế quản. Aminophylin tiêm tĩnh mạch rất chậm.
  • Bồi phụ nước, điện giải

Ngoài cơn

  • Giải mẫn cảm bằng dị nguyên đặc hiệu
  • Điều trị các ổ nhiễm khuẩn ở họng, Amiđan
  • Bỏ thuốc lá, thuốc lào.
  • Vật lý trị liệu
  • Tập thở khí công
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây