Chữa bệnh Hen suyễn bằng các loại trà thuốc

Sức khỏe đời sống

Hen suyễn là chỉ việc hô hấp gặp khó khăn, là triệu chứng viêm mãn tính khí quản rất do nhiều các tế bào (đặc biệt là tế bào trương to và tế bào phình to và tế bào có tính khát axit) xâm nhập vào. Bệnh hen suyễn phát tác do các nhân tố như cơ của phế quản co ngắn lại, niêm mạc phế quản bị sưng, dịch nhầy tiết ra quá nhiều khiến đường không khí bị ngăn lại. Triệu chứng bệnh rõ thấy nhất của nó là khi hít thở không khí tạo ra âm thanh như tiếng rít. Biến chứng của bệnh phế quản sẽ dẫn đến các triệu chứng như ho, tức ngực, khó thở. Cứ vào buổi đêm và (hoặc) vào lúc sáng sớm là bệnh lại phát tác, bị nặng hơn, thường xuất hiện hiện tượng đường khí thuận nghịch bị ngăn trở, đa số người bệnh có thể tự làm giảm được triệu chứng hoặc điều trị để làm giảm triệu chứng.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Theo nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra rằng, trong hoa khoản đông có chứa hàm lượng chất kiềm, chất xeton, glucozit, flaven, chất cồn, dầu bay hơi, tannins …, lâm sàng dùng cho những người bị hen suyễn, viêm phế quản mãn tính sẽ có hiệu quả rõ rệt. Hoa khoản đông và lá trà khi uống đổ nước sôi vào là có thể uống được, có tác dụng rất tốt đối với người bị hen suyễn.Hen suyễn, khó thở

Những loại trà nên sử dụng

(1) . Trà thuốc chữa hen suyễn – phương thuốc 1

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Tang bạch bì 15 gam, hạt tía tô 15 gam, ma hoàng nướng 10 gam, hạnh nhân 15 gam, cam thảo 10 gam, phấn hoa 10 gam, hạt bí đao 15 gam, địa long 15 gam, thục địa 15 gam, sơn dược 15 gam, lá trà vừa đủ. Đem những loại thuốc trên cho nước vào đun, mỗi ngày uống một thang, chia ra hai lần uống vào mỗi sáng và tối.

Công dụng chữa trị: Bổ âm, thanh phổi, bình ổn hơi thở.

(2) . Trà thuốc chữa hen suyễn – phương thuốc 2

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hạt tía tô 15 gam, hạnh nhân 15 gam, đảng sâm 20 gam, phục linh 15 gam, bạch thuật 15 gam, tần bì 15 gam, ban hạ 15 gam, cúc tây 15 gam, hoa khoản đông 15 gam, ma hoàng nướng 10 gam, thục địa 15 gam, sơn dược 15 gam, lá trà vừa đủ. Đem những loại thuốc trên đổ nước vào đun, mỗi ngày uống một thang, chia làm hai lần uống vào sáng và tối.

Công dụng chữa trị: Kiện tì tiêu đờm, chữa ho, bình ổn hơi thở.

(3) . Trà thuốc chữa hen suyễn – phương thuốc 3

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Xác ve 30 gam, địa long 10 gam, tằm khô 10 gam, cây xạ can 10 gam, ma hoàng 6 gam, cam thảo 6 gam, cây tế tân 3 gam, xuyên bối mẫu 9 gam, lá trà với lượng thích hợp. Đun sôi những nguyên liệu trên, mỗi ngày một thang, mỗi ngày uống hai lần phân ra làm buổi sáng và buổi tối.

Công dụng chữa trị: Làm ấm phổi tản nhiệt, hóa viêm bình suyễn.

(4) . Trà kiều mạch mật ong

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Bột kiều mạch 120 gam, lá trà 6 gam, mật ong 6 gam. Lá trà nghiền nhỏ, trộn đều cùng với bột kiều mạch và mật ong. Mỗi ngày lấy ra 20 gam, đổ nước sôi vào để trong năm phút là có thể uống được. Mỗi ngày uống một thang.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, bình ổn hơi thở.

Chú ý: Phương trà này dùng với người bị hen suyễn thông thường. Trong kiều mạch có chứa nhiều hàm lượng các chất dinh dưỡng như rutin, selen và vitamin, là những chất có lợi cho sức khỏe. Theo cuốn “Bản thảo cương mục” ghi lại: nó có tác dụng đối với tràng vị, ích khí, điều tiết thần kinh, giảm nhiệt, chữa đau phù, chữa chứng khí hư màu trắng, chữa đau do tả.

(5) . Trà hoa khoản đông

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoa khoản đông 6 gam, lá trà 6 gam. Đổ nước sôi vào để trong 5 phút là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, uống làm nhiều lần.

Công dụng chữa trị: Tiêu đờm, bình ổn hơi thở.

Chú ý: Phương trà này dùng với người bị hen suyễn thông thường. Hoa khoản đông (còn gọi là hoa đông, hoa cửu cửu), là một loại thuốc đã dùng từ rất lâu đời, thấy sớm nhất là ở trong cuốn “Sở từ”, sau đó được thấy ở những cuốn thư tịch cổ về y dược từ thời trước như “Thần nông bản thảo kinh”, “Bản kinh phùng nguyên”, “Biệt lục”, “Dược phẩm hóa nghĩa”, v.v… đã luận giải sâu sắc về giá trị của loại thuốc trên. Loại thuốc trên có vị cay, hơi đắng, có tính nóng, có tác dụng nhuận phổi hạ khí, chữa ho tiêu đờm, có tác dụng rất tốt đối với người bị ho kéo dài, ho ra nhiều đờm, ho ra máu.

Khoản đông hoa
Khoản đông hoa

(6) . Trà phục linh gừng khô

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Gừng tươi 5 gam, phục linh 10 gam, cam thảo 5 gam. Đem ba thứ trên nghiền thành bột khô, cho vào cốc, đổ nước sôi vào, uống lúc nóng, uống

như trà. Mỗi ngày uống một thang.

Công dụng chữa trị: ấm phổi tản lạnh, lợi thấp tiêu đờm.

Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị ho do lạnh, hay thở hổn hển, cổ họng khó chịu, ho đờm, miệng không khát, hoặc thích uống nước nóng v.v…

(7) . Trà trúc lịch

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trúc lịch, mật ong mỗi loại 30 gam. Cho trúc lịch và mật ong vào trong cốc rồi trộn đều, uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt tiêu đờm, ổn định tinh thần, thông mạch lạc.

(8) . Trà nhân sâm phục linh

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Nhân sâm 5 gam (hoặc 20 gam đảng sâm), phục linh trắng 20 gam, gừng tươi 5 gam. Đem ba loại thuốc trên giã thành bột khô, bỏ cùng vào một cốc giữ nhiệt, đậy nắp lại để trong 30 phút, uống thay trà. Mỗi ngày uống một thang, có thể uống quanh năm suốt tháng.

Công dụng chữa trị: Bổ tì ích phổi, lợi thấp tiêu đờm.

Chú ý: Phương trà này chữa chứng hư phổi và dạ dày nhưng đang ở thời kì thuyên giảm, triệu chứng thường gặp là đổ mồ hôi, ăn ít, đại tiện ra phân loãng, hơi thở ngắn, nhiều đờm, đờm lỏng v. v.

(9) . Trà hạch đào nhân sâm

Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Nhân sâm 5 gam, nhân hạch đào 4 cái. Đem nhân sâm, nhân hạch đào giã nát, nghiền thành bột, bỏ chung vào một cốc trà, đổ nước sôi vào, đậy kín nắp để trong 15 phút, uống thay trà. Mỗi ngày uống một thang.

Công dụng chữa trị: Bổ thận ích phổi, thu khí bình ổn hơi thở.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị hư cả phổi và thận dẫn tới ho, triệu chứng thường thấy là ho nhiều, hơi thở ngắn, đau lưng ù tai.

(10) . Trà kinh giới bạc hà

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Kinh giới 10 gam, bạc hà 5 gam, quả đậu đơn 10 gam. Đem ba thứ trên giã nát thành bột thô, cho vào cùng một cốc trà, đổ nước sôi vào, đậy chặt nắp để từ 10-15 phút, uống thay trà. Mỗi ngày uống một thang.

Công dụng chữa trị: Tản lạnh, giải độc.

Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị ho phong hàn, triệu chứng thường gặp là ho, đờm trong và loãng và kèm một số triệu chứng khác.Bạc hà hay Bạc hà nam

(11) . Trà tía tô, hạnh nhân, gừng tươi

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Tía tô, hạnh nhân, gừng tươi mỗi loại 10 gam. Cho ba loại nguyên liệu trên tiến hành sơ chế qua, sau đó cho vào trong bình giữ ấm, đổ nước sôi vào trong, đậy nắp lại trong vòng 30 phút, uống thay trà. Mỗi ngày uống một thang.

Công dụng chữa trị: Giải lạnh, chữa ho, chống ho bình suyễn.

Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị ho do phong hàn.

(12) . Trà trúc như lư căn

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lư căn tươi 100 gam, trúc như 30 gam, tang bạch bì 10 gam, gừng tươi 10 gam. Trước tiên lư căn đem rửa sạch, cắt thành đoạn nhỏ, đổ nước cho vào cùng với trúc như đun thành canh, chắt bỏ cặn lấy nước cốt, uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt lợi tiểu, thanh phổi chữa ho.

Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị ho do phong nhiệt.

(13) . Trà hạt tía tô

Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Hạt tía tô 15 gam. Trước tiên đem hạt tía tô giã nát thành bột, cho vào cốc, đổ nước sôi vào, uống thay trà. Mỗi ngày uống một thang.

Công dụng chữa trị: Hạ khí giải độc, tiêu đờm ngừng ho.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị ho ra đờm, triệu chứng thường gặp là hay ho, đờm nhiều mà có dịch nhầy, khó khạc nhổ, tức ngực, buồn nôn, tim đập nhanh.

(14) . Trà hạnh nhân với hai loại hạt

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hạt tía tô 15 gam, hạt bạch giới, hạnh nhân mỗi loại 10 gam, mật ong vừa đủ. Đem hạt tía tô, hạt bạch giới, hạnh nhân giã nát thành bột, cho vào cốc, đổ nước vào, đậy nắp lại để từ 10-15 phút, cho mật ong vào, uống thay trà. Mỗi ngày uống một thang.

Công dụng chữa trị: Bổ phổi lợi khí, tiêu đờm giảm ho.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người ho ra đờm.

Những điều cần ghi nhớ

Bệnh hen suyễn là chứng bệnh mãn tính về đường hô hấp, do khi phát bệnh đường hô hấp trong một thời gian ngắn có thể có cơ chế tự làm bệnh thuyên giảm hoặc có sự điều trị để người ta cảm thấy dễ chịu, vì vậy thông thường không được bệnh nhân chú ý, thật ra hen suyễn là một loại bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp, một khi có sự phát tác cấp tính thì có thể dẫn tới chết người, vì thế người bệnh phải có sự phòng tránh cẩn thận.

(1) . Tránh tiếp xúc với những nơi mẫn cảm. Người bị hen suyễn nên để ý tới một số chất có thể gây kích thích đường hô hấp, cần cố gắng tránh tiếp xúc, ví dụ với những bệnh nhân mẫn cảm với lông động vật không nên nuôi vật nuôi trong nhà. Những thế dễ tạo sự mẫn cảm với người bệnh khác như thảm, người bệnh cũng nên cố gắng tránh tiếp xúc, hoặc mỗi tuần nên tắm bằng nước nóng. Nếu muốn đưa những thứ trên lên giường thì nên dùng túi bọc lại.

(2) . Duy trì việc không khí luôn được lưu thông trong phòng và sàn nhà sạch sẽ. Người bị hen suyễn nên đặc biệt chú ý không khí lưu thông và sự sạch sẽ trong phòng, vì bụi và vi khuẩn trong không khí là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự phát tác của bệnh hen suyễn, vì vậy nên thường xuyên dọn dẹp, giảm lượng bụi trong không khí.

(3) . Cai thuốc. Thành phần hóa học trong khói thuốc và khi hút thuốc người ta nhả ra một lượng khói đều có ảnh hưởng trực tiếp đối với người bị hen suyễn, vì nó sẽ kích thích đường hô hấp, vì vậy người bệnh nên bỏ ngay thói quen hút thuốc. Ngoài ra, người bệnh cũng nên cố gắng tránh việc phải hút thuốc lá thụ động.

(4) . Làm việc vừa phải. Một số người vì làm việc mà phát ra chứng hen suyễn, khiến toàn bộ công việc phải bị dừng lại, thật ra đây là cách làm sai lầm, vì vận động có thể tăng cường chức năng của tim và phổi, hỗ trợ cho việc khống chế bệnh. Người bị hen suyễn cần lựa chọn cách vận động theo lời khuyên của bác sĩ, có thể vận động một cách thường xuyên, bơi là một hình thức vận động vô cùng thích hợp với người bị hen suyễn, vì nước có tác dụng giảm chứng hen suyễn phát tác.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận