Trang chủChăm sóc béPhòng chữa bệnh hen phế quản của trẻ em

Phòng chữa bệnh hen phế quản của trẻ em

Đặc điểm biểu hiện lâm sàng hen phế quản thở dốc

Hen phế quản không phải là một bệnh có tính đơn độc, về khái niệm lâm sàng, chỉ chung chung một nhóm cảm nhiễm phế quản cấp tính của trẻ em có biểu hiện thở dốc, thực chất phổi bị tổn thương không nhiều. Trong đó một số trẻ bị cảm phát triển thành phế quản thở khò khè. Khí quản và phế quản của trẻ thơ, trên giả phẫu rất là nhỏ hẹp. Sợi đàn hồi xung quanh phát triển không hoàn thiện, khi bị nhiễm vi khuẩn hoặc virut, làm cho niêm mạc xung huyết, sưng tấy, dẫn đến phế quản eo hẹp lại và trở lực tăng lên. Đồng thời chất tiết nhiều thêm càng dính và càng đặc, trẻ ho không khạc ra được, từ đó mà sinh ra tiếng khò khè, tiếng còi kêu.

Bệnh này thường gặp ở trẻ 1 – 3 tuổi, nhất là những trẻ béo phì, lịch sử gia đình có bệnh mẩn ngứa, bệnh dị ứng, thường thấy nhiều. Thường là sau khi đường hô hấp trên bị nhiễm, khi sốt nhiệt không cao, khi ho có tiếng còi hú ở cổ họng, ban đêm hoặc sáng sớm khóc quấy thì thở dốc càng nặng, tựa như có tiếng còi ở cổ họng, ngủ không yên. Khi nghe chẩn đoán, trong phổi nghe có tiếng bọt nước to vừa và âm thanh còi rít.

Hóa nghiệm máu: trẻ bị nhiễm virut số lượng bạch cầu bình thường, hoặc là thấp, phát bệnh vì nhiễm vi khuẩn thì bạch cầu phần lớn là tăng cao, những trẻ bị bệnh mà thể chất quá mẫn cảm thì tế bào hạt ưa acid và huyết thanh IgE tăng cao.

Kiểm tra X quang vùng ngực: nếp nhăn hai lá phổi tăng.

Bệnh này có tính tái phát nhất định.  phần nhiều có quan hệ với bị nhiễm. Nếu có sự phòng ngừa tốt, thì chỉ có số ít tái phát và chuyển biến thành khò khè, tiếng rú như còi.

Điều trị hen phế quản thở dốc

Hen phế quản chủ yếu là chỉ triệu chứng ho thở dốc, hoặc có sốt hoặc không sốt đối với trẻ sơ sinh đến 3 tuổi trở lại, chẩn đoán nghe ở hai lá phổi có thể nghe tiếng khò khè. Nếu trẻ bị cảm nhiễm dẫn đến, thì cách điều trị có thể theo cách điều trị viêm phế quản cấp tính, 5 – 7 ngày là khỏi. Phương pháp như sau:

  • Khống chế việc viêm nhiễm: khi hóa nghiệm máu thấy tổng số bạch cầu bình thường hoặc hơi thấp là nhiễm virut, dùng thuốc kháng virut, như Triazo nuclesoid, uống mỗi lần 1/2 viên, ngày 4 lần; nếu tiêm bắp, truyền tĩnh mạch thì lượng dùng là 10 – 15mg/kg/ lần. Bạch cầu tăng cao, chứng tỏ là bị nhiễm vi khuẩn, cho dùng thuốc kháng sinh như amoxicilin 1/2 gói – 1 gói/lần. Ngày uống 3 lần, hoặc tiêm bắp 2,5 vạn μ – 5 vạn μ/kg/ngày, truyền vào tĩnh mạch dùng Penicilline 200.000μ – 400.000μ /kg/ngày.
  • Cắt ho, cắt suyễn: người bị thở dốc mức độ nhẹ, có thể uống Aminophylline 4 – 6mg/kg/lần, mỗi ngày 3 lần. Người thở dốc tương đối nặng, có thể dùng Aminophylline truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch 2 – 4mg/kg/lần (cho pha loãng trong đường glucose) hoặc Dexamethason 0,25mg/kg/ngày, cho vào bình dùng liên tục 2 – 3 ngày.
  • Nếu phát ra bệnh này có liên quan đến cơ thể có sự nhạy cảm đặc biệt thì phải áp dụng biện pháp giảm bớt tiếp xúc với nguồn gây bệnh và giảm ăn những chất dễ sinh ra phản ứng biến đổi trạng thái bệnh lí, như lòng trắng trứng, cá, tôm…
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây