Trang chủBệnh tiêu hóaKhám miệng trong triệu chứng tiêu hóa

Khám miệng trong triệu chứng tiêu hóa

MÔI: bị dày trong bệnh phù niêm, trong chứng đần độn, và chứng to các cực. Bệnh herpes môi hoặc mụn rộp môi (một đám những mụn nước bao quanh một vùng ban đỏ) có thể đơn độc hoặc kèm theo với sốt. Bệnh này đôi khi liên quan với kỳ kinh của phụ nữ. Môi cũng có thể là vị trí bị mụn nhọt (dễ lan tới xoang tĩnh mạch hang khi nhọt mọc ở môi trên), bị ung thư biểu mô, có săng giang mai. Nếu môi tăng sắc tố (sẫm màu) thì có thể là dấu hiệu của bệnh polyp ruột (gọi là hội chứng Peutz-Jegher). Có thể thấy ở môi những vết rất nhỏ màu vàng (gọi là vết Fordyce) là những tuyến bã lạc chỗ. Thuật ngữ viêm môi chỉ tình trạng các môi bị viêm. Viêm mép (viêm ở vùng góc mép) thấy trong bệnh thiếu riboflavin hoặc vitamin B2 (xem thuốc này), trong khi viêm môi do ánh sáng gặp ở những đối tượng phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, có đặc điểm là môi bị khô và có vết trợt. Tổn thương này phải được theo dõi vì có thể là tổn thương tiền ung thư.

HỐC MIỆNG: khám hốc miệng có thể phát hiện thấy các vết Koplik, đặc hiệu của bệnh sởi: đây là một vết màu đỏ nằm ở mặt trong của hai má, ở giữa có một chấm màu lục nhạt, xuất hiện từ 2-3 ngày trước khi sởi mọc rồi mất đi sau 2-3 ngày. Viêm nội tâm mạc (viêm màng trong tim) có thể gây ra nghẽn mạch nhiễm khuẩn trong niêm mạc miệng. Đôi khi bệnh giang mai làm xuất hiện vết săng nguyên phát, hoặc những mảng niêm mạc của giang mai giai đoạn thứ 2, và cả vết thủng màn hầu từ một tổn thương gôm bị loét vào giai đoạn thứ 3 của bệnh. Có thể nhìn thấy những mảng tăng sắc tố màu nâu trên mặt của niêm mạc ở mặt trong của má hoặc của vòm miệng ở những bệnh nhân suy vỏ thượng thận và đôi khi ở bệnh nhân nhiễm sắc tố sắt.

Viêm miệng là trường hợp niêm mạc trong ổ miệng bị viêm. Người ta phân biệt:

  • Viêm miệng xuất tiết hoặc viêm miệng ban đỏ(viêm xuất tiết còn gọi là viêm long): có thể do vệ sinh răng miệng kém hoặc do thức ăn (ăn gia vị quá cay hoặc thức ăn quá nóng), hoặc xảy ra trong một số bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus (bệnh tinh hồng nhiệt, sởi, rubeon) hoặc do sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh phổ rộng. Điều trị: điều trị nguyên nhân.
  • Viêm miệng aphtơ (aphtơ thông thường):xuất hiện những vết loét nông, đau, đáy vết loét màu vàng nhạt, bao quanh bởi một vùng hẹp sung huyết. Nguyên nhân chưa rõ, có thể do: dị ứng thức ăn, bệnh virus, thiếu chất dinh dưỡng (?), chẩn đoán phân biệt với: hội chứng Behqet. Điều trị: corticoid tại chỗ đối với những thể gây đau đớn; liệu pháp corticoid toàn thân ngắn hạn đối với những thể nặng và kéo dài.
  • Viêm miệng như phủ kem (tưa miệng):viêm niêm mạc miệng do nấm men Candida albicans gây ra (xem: bệnh do Candida). Những mảng tưa màu trắng, hơi nổi lên trên mặt niêm mạc, xuất hiện ở lưỡi và mặt trong của má. Trước khi tưa xuất hiện thường niêm mạc bị ban đỏ, vẻ bóng, và đau. Tưa có thể tụ tập thành những đảo nhỏ màu trắng nhạt, bề mặt không đều, có thể lan tới cả họng (hầu) và thực quản. Bệnh tưa miệng phát triển ở những đối tượng bị ốm yếu, suy yếu về miễn dịch. Điều trị: súc miệng bằng dung dịch kiềm, bôi tại chỗ nystatin.
  • Viêm miệng dị ứng: đặc hiệu bởi ban đỏ dữ dội kèm theo phù nề kín đáo và do dị ứng vỡi thức ăn gây ra, đôi khi do dị ứng với son môi.
  • Viêm miệng mụn nước: cónhững mụn nước nhỏ chứa dịch trong, rồi niêm mạc bị trợt. Nói chung là có nguồn gốc virus (virus herpes, thuỷ đậu, zona, viêm họng aphtơ).
  • Viêm miệng bọng nước: cónhững phỏng nước (phỏng và bọng nước có kích thước lớn hơn mụn nước) chứa dịch trong hoặc lẫn máu, sau đó chuyển thành vết trợt. Có thể liên quan với tình trạng không dung nạp thuốc (tác dụng không mong muôn) hoặc với một bệnh da toàn thân (pemphigus, ban đỏ đa dạng bọng nước, hội chứng Stevens-Johnson).
  • Viêm miệng loét giả mạc,xem: viêm họng Vincent.
  • Viêm miệng hoại thư hoặc cam tẩu mã:hoại tử má, có thể lan tới khối xương mặt và phá huỷ cả xương, gây ra loét trầm trọng. Bệnh hay gặp ở châu Phi và châu Á, nhất là ở những trẻ em nhỏ ôm yếu.

Loét miệng là mất vật chất của niêm mạc miệng. Người ta phân biệt:

  • Loét miệng do chấn thương:thường ở vị trí đối diện với một răng không bình thường hoặc bộ phận giả trong miệng. Nếu loại bỏ nguyên nhân thì loét sẽ khỏi sau khoảng một tuần. Chấn thương mạn tính do mang hàm hoặc răng giả có thể gây ra tăng sản xơ hoá ở lợi.
  • Bệnh aphtơ đơn độc:xem: viêm miệng aphtơ ở phần trên.
  • Loét miệng do lao:thường thấy ở trẻ em, có khả năng là một săng (vết loét) xâm nhiễm của vi khuẩn lao.
  • Săng giang mai:xem bệnh này.
  • Ung thư biểu mô: loét miệng có bờ cao, rắn, đáy vết loét có các nhú, dễ chảy máu. Chẩn đoán bằng sinh thiết và xét nghiệm mô học.
  • Loét miệng do thuốc:nhất là ở môi và lưỡi. Mọi thứ thuốc làm giảm bạch cầu đều có thể là nguyên nhân gây loét miệng.

RĂNG VÀ LỢI: hư răng, nhất là sâu răng, có thể làm cho tiêu hoá kém và miệng có mùi hôi. Trong chứng to các cực thường thấy các răng mọc cách xa nhau. Răng Hutchinson (các răng cửa hàm trên có khuyết hình bán nguyệt ở bờ tự do) là điển hình của bệnh giang mai bẩm sinh muộn. Chảy máu lợi bị lại nhiều lần là dấu hiệu của bệnh mủ chân răng, bệnh hoại huyết do thiếu vitamin c, rối loạn cầm máu. Phenytoin có thể gây ra phì đại lợi. Nhiễm độc chì và bismuth tạo ra một đường viền hẹp màu lục nhạt ở lợi cách các cổ răng khoảng 1 mm. u lợi là một loại u hạt với các tế bào khổng lồ thấy trong những trường hợp nhiễm khuẩn quanh răng.

KHẨU-HẦU (HẨU-MIỆNG)

  • Mùi:mùi của hơi thở từ trong miệng ra có thể là một dấu hiệu lâm sàng quan trọng. Mùi rượu rất dễ phát hiện. Mùi nước tiểu ở những bệnh nhân ure huyết (cao) rất đặc biệt, mùi này cũng thấy ở bệnh nhân nhiễm ceton trong tình trạng hôn mê đái tháo đường hoặc suy dinh dưỡng. Đôi khi, người ta còn ngửi thấy một mùi đặc biệt, mùi ammoniac nhẹ, trong trường hợp hôn mê gan.
  • Cứng hàm(các cơ nhai bị co cứng): là đặc điểm của bệnh uốn ván. Tuy nhiên, người ta cũng thấy cứng hàm trong những trường hợp: sâu răng hàm thứ 3 hoặc răng khôn (đau ở một bên, đau giảm khi dùng thuốc giảm đau), viêm tấy amidan (nuốt khó và đau, hội chứng nhiễm khuẩn), viêm khớp thái dương hàm (đau một bên, xương lồi ra), chứng đau dây thần kinh tam thoa, chứng vẹo cổ, sử dụng quá liều các thuốc an thần kinh, những trường hợp đau cơ do nhiễm khuẩn huyết bởi vi khuẩn gram âm, bệnh xơ cứng bì.

Hầu (họng): nguồn gốc hay gặp nhất của viêm họng và viêm amidan cấp tính là do virus. Tuy hiếm hơn nhưng liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn, cũng có thể là nguyên nhân. Nếu viêm họng cấp tính mà có kèm theo sưng nhiều hạch bạch huyết ở cổ, tương đối to, thì nên nghĩ tới bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Viêm họng do bạch hầu thường kèm theo giả mạc màu vàng xám, dính chặt vào niêm mạc. Bệnh viêm họng Vincent hay tác động nhất là tới lợi và màng giả hình thành đi kèm dễ bị bong, nát, hơn so với màng giả của bệnh bạch hầu. Nếu chỉ viêm amidan một bên thì nên nghĩ tới apxe quanh amidan.

Lưỡi có bựa: là do dịch xuất tiết (dịch rỉ viêm) và tế bào bong của niêm mạc lưỡi.

Chứng lưỡi to: phì đại lưỡi thấy trong chứng phù niêm, chứng to các cực, chậm phát triển trí tuệ, và phù Quincke trong đó to lưỡi chỉ thoáng qua.

Chứng lưỡi cứng: do hãm lưỡi bị ngắn làm cho đầu (đỉnh) lưỡi không chạm tới được các răng, từ đó làm cho lời nói không bình thường và làm hoạt động nhai trở nên khó khản.

Cảm giác rát bỏng: hay gặp sau tuổi mãn kinh, hoặc kết hợp với bệnh thần kinh đái tháo đường, đôi khi kết hợp với trầm cảm.

Loét lưỡi: mọi vết loét ở lưỡi và nền miệng (sàn miệng) mà không thành sẹo sau 2-3 tuần đều phải nghi ngờ là ung thư.

+ Aphtơ: là những vết loét nông, do các mụn nước hình thành trước đó để lại, hay thấy nhất là ở các bờ lưỡi.

+ Săng giang mai giai đoạn I (ỏ đầu lưỡi): hoặc săng lao (tổn thương đau) hiếm khi là nguyên nhân của những trường hợp loét lưỡi.

Viêm lưỡi: viêm lưỡi có nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường nhất là do ăn các chất kích thích: rượu, thuốc lá, thức ăn có gia vị cay hoặc quá nóng.

+ Viêm lưỡi ban đỏ mất gai do Candida albicans có thể xảy ra sau khi sử dụng một số thuốc kháng sinh hoặc thuốc an thần kinh.

+ Lưỡi đen có lông: do sừng hoá sắc tố các gai lưỡi, có thể do Candida hoặc Geotrichum và cũng thường liên quan tới sử dụng thuốc kháng sinh.

+ Viêm lưỡi teo Hunter (mất các gai chỉ, bề mặt lưỡi nhẵn, và vẻ bóng): đôi khi liên quan tới bệnh thiếu máu ác tính. Thiếu vitamin BI và acid nicotinic (bệnh pellagre) cũng có thể gây ra viêm lưỡi với vết nứt nẻ ở các mép.

+ Lưỡi đỏ (lưỡi có màu đỏ với những gai lưỡi phì đại): thấy trong bệnh tinh hồng nhiệt vào ngày thứ 8.

Lưỡi có bựa: đặc hiệu bởi dịch rỉ viêm và bong vảy ở lớp biểu mô.

Lưỡi như bản đồ (lưỡi tróc vảy ở bò): đặc điểm là có các vùng nhẵn và mất gai, không đau.

+ Lưỡi như nhung: các gai chỉ (gai bình sợi) dài ra nên trông mặt lưỡi mịn như nhung, không có biểu hiện triệu chứng.

  • Ung thư lưỡi: vết loét nổi cao trên mặt lưỡi với bờ rõ nét, nằm ở bờ lưỡi với vùng xung quanh bị cứng rắn. Triệu chứng lan rộng: nổi hạch bạch huyết dưới hàm hoặc hạch cổ.
  • Chứng bạch sản:tổn thương màu trắng có thể có liên quan với nhiễm xoắn khuẩn giang mai hoặc nhiễm HIV, hoặc là một tổn thương tiền ung thư trong 5% số trường hợp.
  • Chứng đau lưỡi:đau và dị cảm ở lưỡi, không có dấu hiệu viêm, xảy ra ở những đối tượng lo âu, trầm cảm, hoặc tuổi già.
  • U nang nhái hoặc u nhái: u nang ứ dịch màu trong, chứa nước bọt, phát triển ở nền miệng (sàn miệng), dưới lưỡi, trong ô dưới lưỡi. Tên của bệnh xuất phát từ hậu quả của u làm cho tiếng nói Ồm ộp như tiếng nhái kêu.
  • U nang giáp-lưỡi: di tích của ống giáp-lưỡi, trong quá trình phát triển của bào thai ống này di chuyển xuống vùng đáy lưỡi đê tạo nên tuyến giáp, u nang này nằm ở trên đường giữa của cổ, sờ nắn thấy mềm núng nính, và di động khi thè lưỡi.

RỐI LOẠN TIẾT NƯỚC BỌT: “khô miệng” có thể gặp trong hội chứng Sjbngren (xem hội chứng này), trong bệnh sarcoid, do sử dụng một số thuốc (thuốc an thần kinh, thuốc hạ huyết áp), và trong liệu pháp bức xạ vùng cổ mặt.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây