Tiêu hóa không tốt là những loại thức ăn không thích hợp với dạ dày. Đau ở một vùng bụng nào đó là triệu chứng điển hình của hiện tượng tiêu hóa không tốt. Các triệu chứng thường gặp khác là nôn ọe, nấc cụt nhiều lần. Nguyên nhân của hiện tượng tiêu hóa không tốt bao gồm viêm dạ dày (chứng viêm niêm mạc dạ dày) hoặc loét đường ruột, ngoài ra còn có các yếu tố liên quan như axit dạ dày quá nhiều hoặc quá ít, nhai không kĩ và ăn quá nhiều.
Nguyên nhân dẫn đến tiêu hóa không tốt gồm có:
Một là nhai không kĩ. Thường là do ăn quá nhanh. Nhai thức ăn là một bước quan trọng trong quá trình tiêu hóa, nhai không kĩ sẽ ảnh hưởng tới sự tiêu hóa, làm giảm đi hiệu suất tiêu hóa.
Hai là ăn quá nhiều. Trong một thời gian nhất định hệ thống tiêu hóa chỉ có thể tiêu hóa một lượng thức ăn có hạn, ăn càng nhiều, hệ thống tiêu hóa càng khó hoạt động kịp.
Ba là vừa ăn vừa uống quá nhiều nước canh. Trong khi ăn mà uống quá nhiều nước sẽ khiến các chất dịch bài tiết có chức năng tiêu hóa bị loãng như axit dạ dày, enzim tiêu hóa và nước mật, v.v… Sau khi dịch tiêu hóa bị loãng, hiệu suất tiêu hóa sẽ giảm, từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Bốn là ăn quá muộn. Hệ thống tiêu hóa vào ban đêm cũng ở vào trạng thái nghỉ ngơi, vì vậy ăn vào đêm khuya cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Năm là do áp lực tâm lí. Ai cũng biết rằng áp lực tâm lí sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Sáu là axit dạ dày ở mức thấp hoặc enzim tiêu hóa tiết ra quá ít. Có những người không thể sản sinh ra đủ lượng axit dạ dày hoặc enzim tiêu hóa nhằm đảm bảo cho quá trình tiêu hóa được tiến hành một cách thuận lợi.
Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Hồng trà có tác dụng khá tốt khi làm bổ dạ dày, lợi niệu, kháng thể đối với người già, những người lao động chân tay, viêm tràng vị mãn tính, tiêu hóa không tốt, hệ thống tiết niệu bị sỏi, viêm thận nên uống hồng trà. Sản phụ khi uống hồng trà có cho thêm đường đen sẽ có lợi cho bài tiết, bồi bổ sức khỏe.
Các loại trà nên sử dụng
– Trà vỏ quýt
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Vỏ quýt rửa sạch cắt nhỏ, sau khi phơi khô cho vào cùng lá trà rồi đổ nước sôi vào.
Chú ý: Đồng thời với việc uống trà cũng cần phải vận động nhiều, vận động sẽ giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn. Đồng thời cần phải chú ý không nên để trạng thái tinh thần quá kích thích, tâm lí bực bội sẽ dễ tạo tâm tính nóng nảy, ảnh hưởng tới tuyến nước bọt, khiến miệng lưỡi khô rát. Nên biết rõ về cơ thể cũng như tâm tính của mình ở mọi phương diện.
– Trà tam tiên giải nhiệt bổ vị
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Ba vị tam tiên rang cháy (bao gồm sơn tra, thần khúc, mạch nha) mỗi loại 4,5 gam, chì xác (đã rang cháy) 4,5 gam, quảng trần bì 3 gam, rượu hoàng liên 2,5 gam, sinh địa 9 gam, cam cúc 9 gam, lư căn tươi 2 gam (cắt nhỏ), lá trúc 2,5 gam. Cho nước vào đun sôi uống như trà.
Công dụng chữa trị: Mát ruột tạo nước bọt, giải những chất độc nóng trong dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn, bổ dạ dày.
Chú ý: Phương trà này dùng cho những người sau khi ăn tiệc, ăn quá nhiều đồ ngấy nhiều dầu, trong dạ dày chứa nhiều đồ nóng, v.v…
– Trà củ từ
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Củ từ (đã sấy khô) 50 gam, hồng trà 5 gam. Đun sôi nước. Uống như trà, mỗi ngày dùng một thang.
Công dụng chữa trị: Bổ tì ích vị.
Chú ý: Phương trà này dùng cho những người tì vị yếu, ăn không ngon miệng, thể lực mệt mỏi.
– Trà vỏ quýt sơn tra
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Sơn tra 20 gam, vỏ quýt 5 gam. Sơn tra dùng lửa nhỏ rang lên cho đến khi bề mặt chuyển thành màu vàng nhạt, bỏ ra rồi để nguội, cho vào ấm trà cùng với vỏ quýt. Đun sôi lên rồi uống như trà.
Công dụng chữa trị: Bổ tì vị, chữa đầy hơi, làm bớt ngấy.
Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị đầy bụng, ăn không thấy ngon, tiêu hóa không tốt, những bộ phận bên trong phần ruột và dạ dày khó chịu.
– Trà nhài thạch xương bồ
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoa nhài, cây thạch xương bồ mỗi loại 6 gam, bỏ hai loại trên vào bình giữ nhiệt, cho một lượng nước sôi vừa đủ vào, đậy nắp trong 10 phút là có thể uống được. Mỗi ngày uống một thang.
Chú ý: Phương trà này chủ trị: Đầy hơi độc ở gan mà dẫn đến viêm ruột mãn tính, triệu chứng thường gặp là đau những bộ phận ở cơ quan đường ruột, ăn không thấy ngon, đầy hơi, khó đại tiện, bựa lưỡi ngấy, mạch căng. Kiêng kị: những người yếu phổi và lá lách hoặc yếu thận hay thở hổn hển không nên dùng.
Phương trà này là trà nhài có thêm vào cây thạch xương bồ mà thành. Hoa nhài còn gọi là hoa mộc lê, hoa lài, v.v… Hoa có vị cay, ngọt, nóng, lợi khí, giải độc, tránh loãng phân, điều hòa cơ thể, người ta thường dùng những loại trà nổi tiếng, điều tiết lượng ẩm, chữa chứng đau tràng vị, ăn không ngon miệng. Cuốn “Tùy tức cơ ẩm thực phổ” có nói: “Trà này có tác dụng điều tiết hạ khí, tránh loãng đục. Trị đau bụng đi ngoài”. Cuốn “Bản thảo phùng nguyên” cũng nói: “Hoa nhài người xưa ít dùng, gần đây dùng hoa nhài trắng, tạo cho hương hoa bay tỏa xung quanh.” Theo ghi chép của dược học thời cận đại: Sản phẩm này khi đun lên để rửa mắt có thể chữa được bệnh viêm kết mạc; dầu ép từ nó nhỏ vào tai có thể chữa chứng viêm tai. Thành phần của nó có sự liên quan tới chất benzen methanol và các chất ête khác. Thạch xương bò vị nóng cay, bổ tim, dạ dày, tinh thần thông suốt, tiêu ẩm hòa vị, dùng cho những người ngực, bụng, đường ruột khó chịu, ngăn khí lạnh. Theo những tài liệu ghi chép lại, thạch xương bồ giúp thúc đẩy sự bài tiết của dịch tiêu hóa và ngăn trở sự lên men không bình thường của tràng vị, ngoài ra còn có tác dụng chữa chứng co giật của đường ruột và cơ bàng quan. Món trà này rất đáng tin cậy trong việc chữa chứng đau dạ dày và ngăn trở khí, ngoài ra còn có công dụng chữa bệnh nhanh đối với chứng hấp thụ kém do viêm dạ dày mãn tính.
Những điều cần ghi nhớ
Các triệu chứng của bệnh tiêu hóa không tốt là:
- Nhiệt lượng không đủ khiến thức ăn đã được tiêu hóa một phần không thể được hấp thụ vào trong máu, khiến phần lớn các chất bị lưu lại ở đường tiêu hóa, như thế các chất không thể được vận chuyển đến các tế bào của cơ thể nhằm tạo ra nhiệt lượng.
- Các chất dinh dưỡng thiếu là những chất vitamin và vi lượng nguyên tố cần thiết phải có trong thức ăn, vì vậy sự trở ngại trong việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có thể dẫn tới nhiều thành phần chất dinh dưỡng bị thiếu. Sự thiếu các thành phần chất dinh đưỡng này sẽ đem đến những hậu quả về lâu dài, gây nguy hiểm ngay cả khi lao động bình thường đến việc tăng nguy cơ đối với các bệnh nguy hiểm như bệnh tim và bệnh ung thư.
- Việc tiêu hóa không thích hợp nếu hiệu suất làm việc của hệ thống tiêu hóa không đủ, thức ăn tại bộ phận tiêu hóa hoặc tại toàn bộ cơ quan tiêu hóa sẽ sót lại, lên men tại đường tiêu hóa và sản sinh trong cơ thể, tạo ra hiện tượng nấc cụt, khí ở ruột, bài khí nhiều và bụng khó chịu.
- Thói quen bài tiết bị thay đổi do tiêu hóa kém dẫn tới táo bón, tiêu chảy, có khi xuất hiện cả trường hợp tiêu chảy và táo bón thay nhau xảy ra.
Để đề phòng tiêu hóa không tốt cần chú ý mấy điểm sau:
- Khi ăn nên giữ cho tâm lí thoải mái, không nên ăn vội vàng, cũng không được nuốt vội thức ăn, càng không được đứng khi ăn hoặc vừa đi vừa ăn.
- Không nên ăn cơm chan hoặc ăn thức ăn với nước, trước hoặc sau khi ăn không được lập tức uống quá nhiều nước.
- Trong khi ăn không nên bàn luận hoặc tranh cãi một vấn đề gì đó. Nếu muốn thảo luận vấn đề gì nên để một tiếng sau khi ăn mới được bàn đến.
- Trong khi ăn không nên uống rượu, khi ăn xong không nên hút thuốc ngay.
- Không nên mặc quần thắt eo quá chặt khi ăn.
- Nên ăn đúng giờ.
- Tránh ăn uống quá nhiều, đặc biệt là đồ ăn cay hoặc chứa nhiều hàm lượng chất béo.
- Nếu có điều kiện nên uống một cốc sữa giữa hai bữa ăn, tránh cho axit dạ dày quá nhiều.
- Nên ăn ít đồ ăn quá ngọt hoặc đồ ăn được chế biến sẵn, ăn nhiều hoa quả sẽ kích thích axit dạ dày tiết ra.
- Không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.