NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ SINH BỆNH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỮA
Các bệnh thuộc hệ tiêu hóa xảy ra ở tỳ vị là chủ yếu, rồi đến can thận, tiểu trường, đại trường, đởm. Các tạng can tỳ thận liên quan với nhau rất chặt chẽ: Can chủ sơ tiết làm cho sự thăng nhanh, giáng trọc của tỳ vị được điều hqà, thận ôn tỳ dương vận hóa thủy cốc. Vì vậy trên lâm sàng thường thấy xuất hiện các chứng bệnh thuộc tỳ, can, thận, phối hợp nhau, bệnh thuộc hệ tiêu hóa có ba nguyên nhân. Thực chứng do phong hàn, hàn thấp, thấp nhiệt, nhiệt độc, đồ ăn, thực tích hư chứng, do cảm sốt, công năng tỳ vị, can thận (tỳ vị hư, thận dương hư, can âm hư), hư thực lẫn lộn như can uất tỳ hư, can khắc tỳ, v.v…
Cơ chế sinh bệnh trên sàng được biểu hiện bằng sự rối loạn hoạt động của khí (khí trệ, khí nghịch, khí hư…) huyết (huyết ứ, huyết hư, chảy máu…) âm (âm hư, tân dịch giảm) dương (dương hư đàm thấp (phù ỉa chảy).
Sau đây xin giới thiệu một số nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh và phương pháp chữa thuộc hệ tiêu hoá.
-
CHỨNG THỰC
Hàn thấp
Gặp ở bệnh ỉa chảy do lạnh, lỵ amip bán cấp, viêm gan bán cấp.
Triệu chứng: đau đầu, đau mình, đau bụng, ỉa chảy, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù hoãn, nhu hoãn.
Phương pháp chữa: giải biểu khu hàn, phương lương hóa trọc, ôn trọc, ôn trung hóa thấp.
Bàỉ thuốc: Hoắc hương chính khí tán.
Thấp nhiệt
Gặp ở bệnh nhân ỉa chảy nhiễm trùng, lỵ amip, hoàng đản nhiễm trùng (viêm gan siêu vi trùng, viêm đường dẫn mật…)
Phương pháp chữa: thanh nhiệt táo thấp.
Thuốc: nhân trần, hoàng bá, hoàng liên, khổ sâm…
Bài thuốc: Nhân trần cao thang, Cát căn cầm liên thang.
Nhiệt độc
Gặp ở bệnh lị trực trùng.
Triệu chứng: bệnh phát ra nhanh chóng cấp, đại tiện nhiều lần, đi ngoài ra máu, khát nước, sốt cao, vật vã, lưỡi đỏ.
Phương pháp chữa: thanh nhiệt giải độc.
Thuốc: Kim ngân, bồ công anh, bạch đầu ông, rau sam.
Bài thuốc: Bạch đầu ông thang, Hoàng liên giải độc thang.
Thực tích
Gặp ở chứng bội thực (ăn quá nhiều các chất đạm, mổ, bột).
Triệu chứng: đau bụng, đầy bụng, ợ hơi, ỉa chảy, mạch huyền sác, trầm huyền.
Phương pháp, chữa: tiêu thực đạo trệ.
Thuốc: Mạch nha, sơn tra, thần khúc, kê nội kim…
Bài thuốc: Bảo hoà hoàn, Chỉ thực đạo trệ hoàn…
Can khí uất kết
Hay gặp ở chứng rối loạn thần kinh chức (viêm đại tràng co thắt do thần kinh, nấc…).
Triệu chứng: ợ hơi, chậm tiêu bụng, hay thở dài, ngực sườn đẩy tức, nấc lợm giọng buồn nôn, đau mạng sườn, mạch trầm huyền.
Phương pháp chữa: sơ can giải uất kiện tỳ.
Thuốc: sài hồ, bạch thược, thanh bì, chỉ sác, uất kim.
Bài thuốc: Sài hồ sơ can thang, Tứ nghịch tán, Tiêu dao tán.
-
HƯ CHỨNG
Tỳ vị hư
Gặp ở các bệnh ỉa chảy mạn tính, lỵ mãn tính, viêm gan mạn, xơ gan, viêm loét dạ dày tá tràng…
Triệu chứng: đau vùng thượng vị và hạ vị liên miên, ợ hơi, chậm tiêu, bụng trướng, kém ăn, miệng nhạt, mạch phù hoãn. Nếu tỳ vị hư hàn, sợ lạnh, chân tay lạnh, chườm nóng đỡ đau, đại tiện loãng, mạch trầm nhu hoãn.
Phương pháp chữa: kiện tỳ hoà vị, nếu tỳ hư hàn ôn trung kiện tỳ còn bổ tỳ vị.
Thuốc: bạch truật, đẳng sâm, hoài sâm, cam thảo, can khương, phụ tử chế, ý dĩ.
Bài thuốc: Tứ quân tử thang, Sâm linh bạch truật tán, Hoàng kỳ kiến trung thang.
Thận dương hư, mệnh môn hỏa suy
Thường gặp ở bệnh ỉa chảy, người già.
Triệu chứng: đại tiện lỏng, phân sống, sôi bụng, chân tay lạnh, sơ lạnh, lưng gối yếu, mạch trầm tế nhược.
Phương pháp chữa: ôn thận dương, bổ mệnh môn hoả.
Thuốc: phụ tử chế, phá cố chỉ, ngô thù…
Bài thuốc: Tứ thần hoàn.
Tỳ thận dương hư
Gặp ở bệnh ỉa chảy mãn, sơ gan…
Triệu chứng: gổm triệu chứng của tỳ vị hư hàn, và triệu chứng của thận dương hư phối hợp.
Phương pháp chữa: Ôn bổ tỳ thận, ôn thận vận tỳ.
Bài thuốc: Chân vũ thang, Tứ thần hoàn, Phụ tử lý trung thang.
Can âm hư
Âm hư gặp ở bệnh viêm gan mạn.
Triệu chứng: chóng mặt hồi hộp, ngủ ít, ngũ tam phiền nhiệt, họng khô, hay cáu gắt, táo bón, nước tiểu vàng, mạch huyền tế sác.
Phương pháp chữa: bổ can âm (tư dưỡng can, tư dưỡng can âm).
Thuốc: sa sâm, thục địa, kỉ tử, nữ trinh tử, hà thủ ô.
Bài thuốc: Nhất quán tiễn.
-
HƯ CHỨNG LẪN LỘN
Can tỳ bất hoà, can vị bất hoà, can uất tỳ hư
Gặp ở bệnh loét dạ dày tá tràng, ỉa chảy mạn do tinh thần, viêm gan mạn, xơ gan…
Triệu chứng: đau vùng thượng vị từng cơn, đau hạ sườn phải đau hai mạng sườn, ngực bụng đầy tức, ợ hơi, ợ chua, hay cáu gắt, thở dài, khi súc động sang chấn tinh thần bệnh tăng, phân nát, mệt mỏi, ăn kém, chậm tiêu… mạch huyền.
Phương pháp chữa: sơ can kiện tỳ, sơ can vận tỳ, thư can kiện tỳ, thư can tỉnh tỳ, thư can hoà vị…
Thuốc: gồm các thuốc sơ can: Sài hồ, hoàng cầm, bạch thược, thanh bì, chỉ sác… phối hợp với các thuốc kiện tỳ: Đẳng sâm, bạch truật, ý dĩ, hoài sơn, bạch linh.
Bài thuốc: Tiêu dao tán, Thống tả yếu phương, Sài hồ sơ can gia giảm, Sài thược lục quân tử thang…
Can nhiệt tỳ thấp
Gặp ở viêm gan có hoàng đản kéo dài (âm hoàng).
Triệu chứng: đắng miệng ăn kém, bụng đầy miệng khô, đau vùng gan, tiểu tiện vàng, táo lưỡi đỏ, mạch huyền.
Phương pháp chữa: thanh can nhiệt lợi thấp.
Thuốc: nhân trần, chi tử, uất kim, ý dĩ, biển đậu, hoài sơn.
Bài thuốc: Nhân trần ngũ linh tán, Hoàng cầm hoạt thạch thang.
Âm hư thấp nhiệt
Gặp ỗ bệnh xơ gan có chảy máu.
Triệu chứng: sắc mặt vàng tối, chảy máu (chảy máu cam, chân răng, dưới da…) phù cổ chướng, hâm hấp sốt, họng khô, mạch huyền tế sác.
Phương pháp chữa: Tư âm lợi thấp, dưỡng âm lợi thủy.
Thuốc. Gồm các thuốc bổ âm: Sa sâm, sinh địa, thạch hộc, mạch môn… phối hợp các thuốc kiện tỳ trừ thấp: bạch truật, phục linh, ý dĩ.
Bài thuốc: Lục vị hoàn gia giảm.
-
CÁC RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG VỀ KHÍ HUYẾT ÂM DUƠNG ĐÀM THẤP TRONG BỆNH THUỘC HỆ TIÊU HOÁ
Khí hư
Hay gặp ở bệnh ỉa chảy, đau dạ dày, sa trực tràng.
Triệu chứng: mệt mỏi, ăn kém, ngại nói, nói nhỏ, ỉa chảy, sa trực tràng, đầy bụng, có khí táo bón mạch hư.
Phương pháp chữa: kiện tỳ thăng đề, ích khí thăng đề.
Thuốc: gồm các thuốc kiện tỳ phối hợp với các thuốc thăng dương (sài hồ, thăng ma, cát căn).
Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang, Cát căn thang.
Khí trệ, khí nghịch, khí kết, khí uất
Triệu chứng: ợ hơi, đầy hơi ngực sườn đầy tức, khí trệ (đau lan ra mạng sườn, hay cáu gắt thở dài), ngực sườn đầy tức (khí uất) nôn mửa, nấc, lợm giọng (khí nghịch).
Phương pháp chữa: hành khí (giải uất tán kết, giáng nghịch thống trệ).
Thuốc: hương phụ, mộc hương, thanh bì, chỉ xác, chỉ thực, sa nhân…
Bài thuốc: được tạo thành do các thuốc sơ can (sài hồ, hoàng cầm) kiện tỳ, và hành khí phổi hợp với nhau.
Huyết hư
Hay gây chứng táo bón
Phương pháp chữa: Bổ huyết đã nêu ở chương III (các bệnh về hệ tuần hoàn).
Huyết ứ
Hay gặp ở bệnh viêm nhiễm (lỵ amíp, lỵ trực trùng, loét dạ dày tá tràng, xơ gan có hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa).
Phương pháp chữa: hoạt huyết khí ứ (chương III các bệnh về hệ tuần hoàn).
Huyết ứ khí trệ
Gặp ở bệnh xơ gan, viêm gan mạn gồm triệu chứng khí trệ huyết ứ.
Phương pháp chữa: hành khí, hoạt huyết.
Ứ nước phù thũng, cổ trướng
Dùng các thuốc lợi niệu thẩm thấp (phục linh, trạch tả, sa tiền, mộc thông), hành khí lợi thấp (hậu phác). Tuỳ nguyên nhân do tỳ thận dương, thận âm… mà thành các pháp kiện tỳ lợi thấp, ôn dương lợi thấp, tư âm lợi thấp… Khi thật cần thiết bệnh phế cấp phù cô chướng quá nhiều gây khó thở, không đại tiểu tiện được, không ăn, không nằm được thì phải dùng phương pháp trục thủy (đại tiện nhiều, tiểu tiện nhiều) nhưng cần theo dõi mạch, huyết áp, đề phòng truỵ mạch do mất quá nhiều nước và điện giải.