Trang chủCây thuốc NamỚt và hạt tiêu kích thích tiêu hóa, trị cảm, hàn, tiêu...

Ớt và hạt tiêu kích thích tiêu hóa, trị cảm, hàn, tiêu chảy

Ớt và tiêu là hai gia vị phổ biến, không thể thiếu trong nhiều món ăn như cá bống kho tiêu, cá lóc kho tộ, canh chua, chả (giò) lụa, bánh chưng, thịt đông,… mà không có tiêu hay ớt thì giá trị món ăn bị giảm đi đến 30%.

Về thành phần hóa học, trong 100g ớt vàng to tươi có 91g nước, 1,3g protid, 5,7g glucid, l,4g xenluloja, 10mg caroten, 250mg vitamin C… trong 100g ớt bột khô có 12g nước, 15,6g protid, 31,8g glucid, 23,6g xenluloja, 85mg canxi, 380mg photpho, 17mg sắt, 16,9mg caroten và các vitamin B1, B2, pp.

Trong 100g hồ tiêu (hay hạt tiêu) có 13,5g nước, 7g protid, 7,4g lipid, 34,gia vị vừa đủ glucid, 33,5g xenluloja.

Hạt tiêu có tác dụng tiêu hàn, làm ấm bụng
Hạt tiêu có tác dụng tiêu hàn, làm ấm bụng

Cả 2 gia vị này đều có vị cay, tính nóng, nhưng tính chất cay và nóng của mỗi thứ khác nhau. Trong tiêu hạt có tinh dầu và 2 ancaloit và Piperin và Chalvicin cho mùi thơm đặc biệt gợi sự ngon miệng. Trong ớt có một loại chất gây nóng đỏ Capsixin, vitamin c và một ancaloit gọi là Capsaixin. cả hai cùng là những vị thuốc được Đông y dùng chữa nhiều bệnh, nhưng tác dụng chủ yếu vẫn là chữa các bệnh đường tiêu hóa.

Thường phân làm hai loại: tiêu đen và tiêu sọ. Tiêu đen là những quả được thu hái khi còn xanh sắp chín, phơi khô, khiến lớp vỏ ngoài màu đen, nhăn nheo. Còn tiêu sọ là những quả hái khi đã thật chín, màu đỏ, ngâm nước để loại bỏ vỏ ngoài, sau đó phơi hoặc sấy khô. Tiêu sọ cay hơn tiêu đen nhưng không thơm bằng.

Quả ớt có tác dụng ôn trung tán hàn, khai vị
Quả ớt có tác dụng ôn trung tán hàn, khai vị

Cả hai gia vị tiêu và ớt đều được dùng làm thuốc. Theo Đông y, ớt có tác dụng trừ hàn, giải biểu, mạnh tỳ vị, thông kinh lạc, giải độc, dùng vừa phải sẽ giúp sự tiêu hóa dễ dàng, tăng khẩu vị, kích thích tiêu hóa và thần kinh trung ương. Còn tiêu thì có tác dụng trừ hàn, ấm bụng, tiêu thực, khỏi nôn, được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng lạnh, tiêu chảy, ăn không tiêu, nôn mửa. Liều dùng mỗi ngày 2-4g dưới dạng thuốc sắc, bột hay viên.

Cây tiêu thân thảo mọc leo, sống nhiều năm
Cây tiêu thân thảo mọc leo, sống nhiều năm

Theo kinh nghiệm của nhân dân ta, khi bị cảm hàn, đau bụng lạnh nên dùng tiêu đen có tác dụng hơn vì làm ấm bụng nhanh chóng và toát mồ hôi. Còn trường hợp bị tiêu chảy, nôn mửa nên dùng hồ tiêu sọ.

Hai bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian trị đầy bụng, khó tiêu, kích thích tiêu hóa,…

Bài 1: Tiêu sọ, bán hạ chế 2 vị lượng bằng nhau, tán nhỏ trộn với nước gừng, làm thành viên nhỏ như hạt đậu xanh, ngày uống 15-20 viên, chiều uống với nước gừng.

Bài 2: Tiêu sọ giã nát 20g, trần bì cắt nhỏ 30g, củ riềng già tán thành bột 50g. Ngâm các vị trên với nửa lít rượu trắng trong 20 ngày. Người lớn uống mỗi lần 15ml, ngày uống 2-3 lần.

Nói chung cả 2 gia vị trên đều có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng, chậm tiêu và những rối loạn tiêu hóa khác, đồng thời làm tăng thêm khẩu vị, khiến ta ăn ngon miệng hơn. Rõ ràng vấn đề phôi hợp thực phẩm và gia vị có một giá trị lớn, không riêng về mặt khẩu vị mà còn về mặt khoa học phòng bệnh nữa.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây