Trang chủCây thuốc NamChân danh hoa thưa-Chân danh nam-Chân danh Tà lơn-Chân danh Trung Quốc

Chân danh hoa thưa-Chân danh nam-Chân danh Tà lơn-Chân danh Trung Quốc

Chân danh hoa thưa

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi cao các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, dùng trong trị lưng gối đau mỏi và dùng ngoài trị đòn ngã, dao chém.

Chân danh hoa thưa – Euonymus laxiflorus Champ., thuộc họ Dây gối – Celastraceae.

Mô tả: Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ; nhánh có mụt. Lá có phiến bầu dục, dài 7-10 cm, rộng 2-3cm, đầu nhọn dài; gân phụ 4-5 cặp, rất mảnh, mép có răng thấp hay nguyên; cuống 1cm. Xim tam phân thưa; hoa mẫu 5, với 6 nhị và bầu 5 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả nang có 5 cạnh màu nâu, bóng.

Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ rễ – Cortex et Cortex Radicis Euonymi Laxiflori.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi cao các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Đắc Lắc, Lâm Đồng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, dùng trong trị lưng gối đau mỏi và dùng ngoài trị đòn ngã, dao chém.

Chân danh nam

Chân danh nam -Euonymus cochinchinensis Pierre, thuộc họ Dây gối – Celastraceae. Mô tả: Cây gỗ nhỡ, cao 8-10 m, phân nhánh nhiều, tán thưa. Vỏ thân màu xám nhạt, có nhiều rãnh dọc. cành non nhẵn, màu xanh nâu. Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 9-10cm, rộng 3-4cm, nhẵn bóng, mép nguyên. Cụm hoa hình chùm xim phân nhánh 3 lần, ở nách lá; từng đôi cụm hoa cũng mọc đối. Hoa có cuống, có 5 lá đài, 5 cánh hoa, 5 nhị và bầu 5 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả có 5 múi, nhẵn, màu xanh tím.

Hoa tháng 12-7, quả tháng 5-9.

Bộ phận dùng: Vỏ – Cortex Euonymi Cochinchinensis.

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông Dương, mọc hoang từ Quảng Nam – Đà Nẵng, Ninh Thuận tới Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang, trong các rừng thứ sinh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ cây được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc kiên vị, giúp tiêu hoá. Ở Campuchia, người ta ngâm vỏ trong rượu làm thuốc khai vị, bổ dạ dày.

Chân danh Tà lơn

Chân danh Tà lơn – Eunoymus javanicus Blume var. talungensis Pierre, thuộc họ Dây gối – Celastraceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 12m, thân to 30cm; nhánh tròn, lông dài, không lông. Lá có phiến bầu dục thon, dài 8-18cm, mỏng, không lông; gân phụ 6-7 cặp. Hoa 1-3 ở nách lá; cuống 1cm; cánh hoa 5-6mm, màu hồng hồng; nhị 5 trên đĩa mật cao. Quả nang cao 2cm, có 5 cạnh, vàng vàng trên cuống 2cm; hạt có áo hạt. Ra hoa, kết quả tháng 5-6.

Bộ phận dùng: Vỏ – Cortex Eunoymi Javanici.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Quảng Trị, Kontum cho tới Kiên Giang (Phú Quốc).

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ thân sắc uống bổ gan thận, an thần, giảm đau mỏi (Viện Dược liệu).

Chân danh Trung Quốc

Chân danh Trung Quốc, Đỗ Trọng tía – Eunonymus chinensis Lindl, thuộc họ Dây gối – Celastraceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 8m, thân to 2cm; nhánh không lông, xám nâu, vuông lúc non. Lá có phiến bầu dục thon, dài 6-9cm, rộng 2,5-3cm, đầu có mũi nhọn dài, gốc tù, gân phụ mảnh 8-10 cặp; cuống 5-7mm. Xim lưỡng phân ở nách lá; cánh hoa 4, cao 3mm, trắng, nguyên, tròn, nhị 4, trên đĩa mật. Quả nang có 4 cạnh, đầu như cắt ngang. Hoa tháng 6.

Bộ phận dùng: Vỏ cây – Cortex Eunonymi Chinensis

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Khánh Hoà. Thu hái vỏ quanh năm. Vỏ và lá khi bẻ ra đều có tơ dính như Đỗ trọng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ cũng thường được dùng thay vị Đỗ trọng dây hay Đỗ trọng nam.

Bài trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây