Trang chủPhác đồ điều trịPhác đồ cấp cứu gãy xương

Phác đồ cấp cứu gãy xương

Định nghĩa

Là quá trình phá hủy xương do chấn thương hoặc do bệnh lý

Phân loại gãy xương theo cơ chế tổn thương

  • Chấn thương trực tiếp gãy do va đập, do đè nén, do lực xuyên thủng
  • Chấn thương gián tiếp

_ Gãy do lực kéo căng

_ Gãy gấp góc

_ Gãy xoay

_ Gãy do lực nén

_ Gãy do lực nén và vẹo một bên

  • Gãy xương hở: vết thương rách da, chảy máu, lòi xương…
  • Phân loại gãy hở theo Gustilo:

Độ1: Rách da dưới 1cm,thường đầu gãy chọc từ trong ra, vết thương tương đối sạch.

Độ 2: Rách da rộng từ 1-10cm.

Độ 3: Rách da rộng trên 10cm. được chia 3 loại:

+  3A : tổn thương da và phần mềm rộng, xương còn được che phủ.

+  3B : như trên nhưng có lộ xương, phải tạo hình che phủ xương

+  3C : như trên, và có tổn thương mạch máu, thần kinh

Chẩn đoán lâm sàng

  1. Dấu hiệu đau
  2. Mất cơ năng
  3. Biến dạng
  4. Một số tư thế gợi ý thương tổn, VD: tay lành đỡ tay đau
  5. Di động bất thường, tiếng lạo xạo
  6. Tổn thương mạch máu, thần kinh

Chẩn đoán CLS

  1. X Quang
  1. Chụp cộng hưởng từ (MRI): khi nghi ngờ tổn thương tủy do gãy cột sống, các loại gãy gần ổ khớp mà XQ khó quan sát

Điều trị gãy xương : 03 giai đoạn

Xử trí cấp cứu:

_ Cố định chi gãy: nẹp tạm như: nẹp tre, nẹp nhôm, nẹp Cramer, ….

_ Giảm đau: Perfalgan 100ml /1gr (paracetamol) TTM C giọt/phút. Nhóm giảm  đau  kháng  viêm  non-steroid:  Diclofenac  75mg,  Mobic  15mg

….TB 1-3 ống/ngày. Thuốc giảm đau khác như Paracetamol  300mg + lidocain 20mg (Centranol), Nefopam (Accupan) 1-3 ống TB/ngày.

_ Truyền dịch: cho ngay dung dịch sinh lí : NaCl 9% , Lactate Ringer… Tốc độ dịch truyền tùy thuộc vào từng bệnh nhân. VD: gãy kín xương đùi mất máu # 1 -2,5lit. Gãy xương chày mất # 0,5 -1,5 lít. Gãy khung chậu #1,5 – mất hết máu.

_ Điều trị chỉnh hình: thuộc chuyên khoa (CTCH)

+ Phương pháp kín: nắn bó bột, băng kéo liên tục…

+ Phương pháp hở: mổ

_ Phục hồi chức năng sau gãy xương: thuộc chuyên khoa (CTCH)

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thụ, “Cấp cứu gãy xương”, Cẩm nang cấp cứu, NXB Y học, 2003, trang 476-479.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây