Trang chủPhác đồ điều trịPhác đồ điều trị mề đay

Phác đồ điều trị mề đay

I- Đại cương:

  • Mề đay là một bệnh da phổ biến, 20% dân số, gặp ở mọi lứa tuổi
  • Mề đay là một phản ứng da viêm với cơ chế phức tạp xoay quanh chất trung gian chủ yếu: Nguyên nhân của bệnh rất nhiều, có khi dễ dàng nhận biết, đôi khi rất khó tìm ra. Việc điều trị dựa vào dung dntihistamine và loại bỏ nguyên nhân.
  • Lâm sàng: ngứa, sẩn phù, xuất hiện đột ngột và biến mất trong vài phút → vài giờ. Phát ban mề đay trên da thường và niêm mạc.

II- Lâm Sàng:

  • Phát ban biểu hiện bằng các sẩn hay mảng, bờ tròn hay giới hạn không đều, rõ. Kích thước thay đổi từ vài mm đến 10-20cm hoặc lớn hơn nữ Màu hồng, trung tâm trắng đục, sờ chắc. Sang thương khu trú ở một vùng hay lan tỏa khắp cơ thể. Ở các vùng mô dưới da chùng (mi mắt, môi, cơ quan sinh dục ngoài ..) sang thương là mảng nông kết hợp với phù dưới da quan trọng.
  • Ngứa thì hằng định, thường trước phát ban và lan tỏa ra ngoài vùng phát ban
  • Các sang thương xuất hiện thình lình, tồn tại vài phút hay vài giờ và biến mất không để lại dấu vết. Có trường hợp sang thương kéo dài vài ngày (cấp) hay vài tuần, tháng, năm (dạng mãn trên 6 tuần). Tái phát không phải là hiếm, dạng tái phát thường xuyên cần đặt vấn đề tương tự như dạng mãn.

III- Dạng lâm sàng:

Theo hình thái học có nhiều dạng lâm sàng khác nhau:

  1. Mề đay hình vòng, đường dài.
  2. Mề đay xuất huyết.
  3. Mề đay sắc tố.
  4. Mề đay sẩn
  5. Mề đay mụn nước, bóng nước
  6. Mề đay không lồ hay phù
  7. Hồng ban vòng bờ không đều của
  8. Mề đay hoại thư.
  9. Mề đay giả viêm tấy.
  10. Chứng da vẽ nổi.
  11. Mề đay mãn tính.

IV- Nguyên nhân:

1/ Các tác nhân có nguồn gốc động vật hay thực vật:

  • Thực vật: cây tầm ma, phong lữ thảo, trường xuân …
  • Động vật: sâu, sứa, nhện, côn trùng (ong, muỗi, rệp, bọ chét).
    • Mề đay thường chỉ ở nơi tiếp xúc nhưng ở vài bệnh nhân tăng cảm, mề đay có thể phát triển toàn thân kèm rối loạn E6
    • Rất hiếm khi mề đay là hậu quả của sự hút bụi nhà từ động vật – thực vật (len, lông gà …). Các dị ứng nguyên này chủ yếu gây suyễn

2/ Tác nhân vật lý:

Rất hiếm, giữ vai trò dị ứng nguyên ở vài thể tạng.

* Mề đay do lạnh:

  • Xảy ra sau khi tiếp xúc với lạnh (tắm nước lạnh, uống nước lạnh, gió lạnh …)
  • Mề đay thường ở chỗ tiếp xúc hay lan ra toàn thân, có thể gây phù Quincke.

* Mề đay do nóng:

  • Xảy ra sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tia cực tím, tia xạ …
  • Mề đay ở nơi phơi bày hay tiếp xúc

3/ Tác nhân cơ học:

  • Sức ép (quần áo chật), cà xát là yếu tố thuận lợi để khởi đầu cơn mề đay. Chứng da vẽ nổi là hiện tượng lân cận

4/ Thức ăn:

  • Là nguyên nhân thường gặ Tất cả các loại thức ăn đều có thể gây mề đay như: tôm, cua, hến, cá, trứng, trái cây, chocolate, thịt, sữa, fromage, bánh mì, rượu.

5/ Thuốc:

  • Dùng đường toàn thân hay bôi đều có thể gây mề đay.
  • Các thuốc  có  thể  kể  đến  như  sau:  Pyramidon,  Barbiturique, Quinine, Insulin, PNC …

6/ Tác nhân vi trùng hay ký sinh trùng:

  • Ký sinh trùng: giun sán, amibe, u nang bào sán.
  • Vi trùng: nhiễm trùng TMH, RHM, Tiêu hóa, Niệu-sinh dục

7/ Tác nhân tâm lý-sinh lý:

  • Chấn động tâm lý mạnh, gắng sức, mệt, xúc động

8/ Bệnh hệ thống:

  • Reticulose, Collagenose,

V- Chẩn đoán:

1/ Chẩn đoán xác định:

  • Ngứa
  • Sẩn phù.
  • Xuất hiện và biến mất đột ngột trong vài phút hay vài giờ, không để lại dấu vết

2/ Chẩn đoán nguyên nhân:

  • Tiểu sử cá nhân: sử dụng thuốc, thức ăn, nhiễm vi trùng – ký sinh trùng, tiếp xúc nóng lạnh …
  • Tiền sử gia đình, tạng dị ứng
  • CLS: + CTM,

+ Tìm Cryoglobulin (mề đay do lạnh).

+ Tìm ký sinh trùng và trứng/phân.

+ Cấy dịch chất (mề đay/nhiễm trùng).

+ Đếm Eosin, IgE.

+ Huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng.

3/ Chẩn đoán phân biệt:

  • Prurigo Strophulus: dễ lầm với mề đay sẩn
  • Duhring, ghẻ, tổ đĩa: dễ lầm với mề đay dạng mụn nước – bóng nước

VI- Điều trị:

Đối với cơn cấp việc điều trị tương đối dễ dàng. Ngược lại mề đay mãn hay tái phát cần một biện pháp điều trị lâu dài.

1/ M đay cấp:

Trong mọi ca cần loại trừ yếu tố căn nguyên (nếu biết). Thuốc dùng sẽ thay đổi tùy dạng lâm sàng.

  • Điều trị tại chỗ chống ngứa:
    • Methol, giấ
    • Kháng Histamine tại chỗ ít hiệu quả và dễ gây nhạy cả Vì vậy, ít được sử dụng.
  • Điều trị toàn thân:
    • Kháng Histamine (anti H1) cổ điển cho hiệu quả tố Có thể sử dụng Chlohydrate de hydroyzine, Cyproheptadine, Chlopheniramine hoặc loại ít hay không gây buồn ngủ: Me1quitazine, Fexofenadine, Cetirizine, Levocetirizine, Loratadine, Desloratadine.
    • Có thể kết hợp anti H2 vì qua trung gian thụ thể H2 mà Histamine được giải phóng.
  • Một vài tác giả kết hợp Cimétidine 400mg/ngày với một hoặc hai loại Histamine cho kết quả tố
  • Corticoid sử dụng trong cơn nặng, kết quả hạn chế.
  • Anticholinergique hoặc antihistamine có hiệu quả kháng Cholinergique (Atarax) à điều trị mề đay

2/ M đay mãn hay tái phát:

  • Khi biết căn nguyên thì cần loại trừ: thuốc, thức ăn, nhiễm trùng. Trong mề đay do nguồn gốc thức ăn Cromoglycate disodique cho kết quả thuận lợi, cần giới hạn thức ăn có màu. Ngay cả cần loại trừ thức ăn không có men nấm (bánh mì, fromage, rượu …)
  • Trong tất cả các trường hợp cần tránh rượu và điều trị kháng Histamine, điều trị ít nhất 3 tháng và ngưng thuốc từ từ.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây