Phác đồ điều trị bệnh Sâu răng

Phác đồ điều trị
  • Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng (men, ngà và cement), đặc trưng bởi sự khử khoáng làm tiêu dần các chất vô cơ, hữu cơ ở men răng, ngà răng tạo thành lỗ sâu và không hoàn nguyên được.
  • Có nhiều định nghĩa về bệnh sâu răng, dựa trên những nghiên cứu và nhận xét khác nhau về nguyên nhân cũng như tiến trình của bệnh, bệnh sâu răng có thể được định nghĩa như sau:
  • Bệnh sâu răng là một quá trình động, diễn ra trong mảng bám vi khuẩn dính trên mặt răng, đưa đến mất cân bằng giữa mô răng với chất dịch chung quanh và theo thời gian, hậu quả là sự mất khoáng của mô răng (Fejerkov và Thylstrup).
  • Là bệnh nhiễm trùng của mô răng biểu hiện đặc trưng bởi các giai đoạn mất và tái khoáng xen kẻ nhau (Silverston).

I. CHẨN ĐOÁN

1. Triệu chứng lâm sàng:

Sâu răng: đau khi có kích thích như ăn, uống nóng, lạnh hoặc khi thức ăn lọt vào lỗ sâu. Hết đau khi hết kích thích.

Viêm quanh chóp răng:

Giai đoạn cấp tính: bệnh nhân mệt mỏi, sốt, đau nhiều ở răng nguyên nhân, răng có thể lung lay, nướu tương ứng đỏ, đau tăng khi chạm vào răng đối diện. có thể gây abcess xung quanh.

Giai đoạn mãn tính: không có dấu hiệu toàn thân. Răng đổi  màu xám đục, có thể có lỗ dò ở nướu. Xquang có hình ảnh thấu quang chóp răng, dây chằng nha chu dãn rộng.

2. Cận lâm sàng:

Xquang quanh chóp, phim chếch nghiêng (maxillaire de file)

3. Chẩn đoán phân biệt:

  • Mòn ngót cổ răng : đáy nhẵn và cứng .
  • Sún răng : đáy cứng và phát triển theo bề rộng .
  • Thiểu sản men : đáy cứng và có từ khi răng mọc .
  • Men răng đổi màu do nhiễm flour .
  • Viêm tủy răng có cơn đau tự phát .
  • Viêm quanh răng : đau liên tục , răng hơi lung lay và trồi lên .
  • Tủy chết : răng đổi màu , không đau khi kích thích .

II. ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc:

Trám răng.

Điều trị:

Dùng mũi khoan lấy hết mô sâu

Nếu sâu ngà sâu thì trám tạm theo dõi 1 tuần.

* Kháng sinh:

Nếu sâu men hoặc sâu ngà nông thì trám bằng vật liệu trám GIC, hoặc Composit hoặc Amalgam tùy răng.

+ Cephalosporins: Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: 500mg x 3 lần uống/ ngày.

Trẻ em < 12 tuổi: 25 – 50 mg/kg/ngày chia 3 lần uống.

Hoặc nhóm cefalosporin thế hệ thứ I, II hoặc III tùy tình trạng thực tế.

+ Hoặc Amoxicilline + acid clavulanate (Klamentine 625 mg, 1g hoặc Augmentin 625 mg, 1g…)

Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: 1 viên 625mg x 3 lần uống/ ngày hoặc 1 viên 1g x 2 lần uống/ ngày.

Trẻ em < 12 tuổi:  80mg/kg/ngày chia 3 lần uống.

+ Hoặc nhóm macrolide:

Người lớn: Spiramycine 3 MIU: 1viên x 2-3 lần uống/ ngày. Trẻ em: Spiramycine 1.5 MIU: 1viên x 2-3 lần uống/ ngày.

* Kháng viêm:

+ Nhóm corticoid: Prednisolon 5 mg: 5 – 20 mg/ ngày hoặc Dexamethasone 0,5mg: 1 – 3 viên/ ngày.

+ Hoặc kháng viêm non-corticoid: Diclofenac  70 mg: 1 viên x  2 lần  uống/ ngày hoặc Celecoxib 200mg: 1 viên x 2 lần uống/ ngày.

+ Hoặc alphachymotrypsin 1-2 viên x 2-3 lần/ ngày uống hoặc ngậm.

  • Giảm đau:

Paracetamol (có codein hoặc không có codein): 500mg 1viên x 3-4 lần/ngày hoặc 650mg 1 viên x 2-3 lần/ ngày.

III.  XUẤT VIỆN, THEO DÕI:

TK sau 1-2 tuần nếu trám tạm hoặc ngay khi đau tự phát.

Phác đồ điều trị
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận