Phác đồ điều trị bệnh tả – dịch tả

Phác đồ điều trị

I. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

1. Lâm sàng

  • Thời kỳ ủ bệnh: Từ vài giờ đến 5 ngày.
  • Thời kỳ khởi phát: Biểu hiện bằng sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần.
  • Thời kỳ toàn phát:

+ Tiêu chảy liên tục rất nhiều lần với khối lượng lớn, có khi hàng chục lít một ngày. Phân tả điển hình toàn nước, màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không có nhầy máu.

+ Nôn, bệnh nhân nôn rất dễ dàng, lúc đầu ra thức ăn, sau toàn nước.

+ Bệnh nhân thường không sốt, ít khi đau bụng.

+ Tình trạng mất nước và điện giải gây mệt lả, chuột rút…

Bảng 1. Các mức độ mất nước

Các dấu hiệu Mất nước độ 1 Mất nước độ 2 Mất nước độ 3
Khát nước Ít Vừa Nhiều
Tình trạng da Bình thường Khô Nhăn nheo, mất đàn hồi da, mắt trũng
Mạch < 100 lần/phút Nhanh nhỏ (100-

120 lần/phút)

Rất nhanh, khó bắt (>120 lần/phút)
Huyết áp Bình thường < 90 mmHg Rất thấp, có khi không đo được
Nước tiểu Ít Thiểu niệu Vô niệu
Tay chân lạnh Bình thường Tay chân lạnh Lạnh toàn thân
Lượng nước mật 5-6% trọng lượng cơ thể 7-9% trọng lượng cơ thể Từ 10% trọng

lượng cơ thể trở lên

  • Thời kỳ hồi phục: Bệnh diễn biến từ 1-3 ngày nếu được bù đủ nước và điều trị kháng

2. Cận lâm sàng

  • Soi phân: Giúp chẩn đoán Có thể soi phân dưới kính hiển vi nền đen sẽ thấy phẩy khuẩn tả di động mạnh. Nhuộm Gram thấy hình ảnh phẩy khuẩn không bắt màu Gram.
  • Cấy phân:

+ Phải lấy phân sớm khi xuất hiện tiêu chảy lần đầu tiên và trước khi điều trị.

+ Nên dùng ống thông lấy phân qua hậu môn tốt hơn. Trường hợp phải gửi bệnh phẩm đi xa để làm xét nghiệm cần phải cho phân vào môi trường Cary-Blair để chuyên chở.

+ Cấy phân vào môi trường chuyên biệt. Phẩy khuẩn tả mọc rất nhanh và có thể xác định sau 24 giờ.

  • Kỹ thuật PCR tìm gen CTX: giúp chẩn đoán nhanh (nếu có điều kiện).
  • Tình trạng cô đặc máu: Hematocrit tăng.
  • Tình trạng rối loạn điện giải: Giảm kali, giảm bicarbonat, thậm chí pH thấp.
  • Suy thận: urê và creatinin máu tăng trong những trường hợp nặng.

3. Dịch tễ học

  • Cư trú tại vùng dịch tễ lưu hành hoặc đang có dịch tả.
  • Tiếp xúc với người bị tả hoặc tiêu chảy mà chưa xác định được nguyên nhân.
  • Ăn uống thực phẩm chưa nấu chín bị ô nhiễm như hải sản sống, mắm tôm sống…

CHÚ Ý: Trong vụ dịch, chẩn đoán trường hợp bệnh dựa chủ yếu vào các biểu hiện lâm sàng.

Chẩn đoán phân biệt

  • Nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn do Salmonella

Sau ăn thức ăn nhiễm khuẩn 12-14 giờ, sốt cao, đau bụng tiêu chảy và nôn có thể gây mất nước, phân có thể nước hoặc nước máu.

  • Lỵ trực khuẩn

Sốt, đau quặn bụng, mót rặn và phân có máu mũi.

  • Escherichia coli gây bệnh

Các chủng nhóm huyết thanh O124, O136, O144 gây tiêu chảy và nôn do độc tố ruột.

  • Do độc tố của tụ cầu

Ủ bệnh ngắn trong vài giờ sau khi ăn. Bệnh cấp tính như đau bụng dữ dội kiểu viêm dạ dày ruột cấp, nôn và tiêu chảy phân lỏng. Bệnh nhân không sốt và có khuynh hướng trụy mạch.

  • Do ăn phải nấm độc

Không sốt, đau bụng nhiều, nôn và tiêu chảy sau khi ăn phải nấm độc. Trường hợp nặng có thể gây nôn ra máu, đi ngoài ra máu, vàng da và mê sảng. Cần hỏi kỹ tiền sử ăn uống.

  • Tiêu chảy do ngộ độc hóa chất

Do ăn thức ăn có nhiễm hóa chất như hóa chất bảo vệ thực vật.

II. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

  • Cách ly bệnh nhân.
  • Bồi phụ nước và điện giải nhanh chóng và đầy đủ.
  • Dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn.

2. Điều trị cụ thể

Bồi phụ nước và điện giải

  • Bù nước bằng đường uống: Áp dụng cho những trường hợp nhẹ, giai đoạn đầu chưa mất nước nhiều và giai đoạn hồi phục. Có thể áp dụng tại nhà hoặc ở các cơ sở y tế.

+ Các loại dịch dùng đường uống: Oresol (ORS) (gồm NaCl 3,5g, NaHCO3 2,5g, KCL 1,5g và glucose 20g) pha với một lít nước đun sôi để nguội.

Có thể pha dịch thay thế: 8 thìa nhỏ (thìa cà-phê) đường, 1 thìa nhỏ muối pha trong 1 lít nước; hoặc nước cháo 50g gạo và một nhúm (3,5g) muối hoặc nước dừa non có pha một nhúm muối.

+ Nên cho uống theo nhu cầu. Nếu nôn nhiều nên uống từng ngụm nhỏ.

– Bồi phụ khối lượng tuần hoàn bằng truyền tĩnh mạch:

+ Tổng lượng dịch truyền trong ngày:

Tổng lượng dịch truyền trong ngày = A + B + M

Trong đó:

A: Lượng dịch mất trước khi đến viện (theo mức độ mất nước). B: Lượng phân và chất nôn mất tiếp khi nằm viện.

M: Lượng nước duy trì trong ngày.

+ Các loại dịch truyền:

Natri clorid 0,9% hoặc Ringer lactat (4 phần) Natri bicarbonat 1,4% (1 phần)

Glucose 5% (1 phần)

+ Bổ sung thêm kali clorid (KCl): mỗi 1 lít dịch truyền pha thêm 1g KCl. Khi bệnh nhân uống được thay bằng đường uống.

– Cách thức truyền dịch:

+ Giai đoạn 1: Từ 4-6 giờ đầu bù nước và điện giải đã mất trước khi đến bệnh viện, dựa vào mức độ mất nước.

+ Giai đoạn 2: Bù nước và điện giải đã mất trong khi nằm viện và lượng dịch duy trì.

+ Cần phải truyền nhanh bằng nhiều tĩnh mạch lớn hoặc truyền vào tĩnh mạch trung tâm.

+ Cần theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, hematocrit, áp lực tĩnh mạch trung tâm (nếu có điều kiện) để điều chỉnh tốc độ truyền dịch cho thích hợp. Những trường hợp nặng cần theo dõi điện giải đồ để điều chỉnh cho phù hợp.

+ Khi hết nôn và uống được thì dùng dung dịch uống.

Điều trị kháng sinh

– Thuốc được dùng ưu tiên:

+ Nhóm fluroquinolon (Ciprofloxacin 1g/ngày, Norfloxacin 800mg/ngày, Ofloxacin 400mg/ngày) uống chia hai lần/ngày, trong 3 ngày (Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú).

+ Azithromycin 10mg/kg/ngày uống trong 3 ngày.

+ Cloramphenicol 30mg/kg/ngày uống chia 3 lần, dùng trong ngày.

  • Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: Dùng azithromycin.
  • Nếu không có sẵn các thuốc trên có thể dùng:

+ Erythromycin 1g/ngày uống chia 4 lần/ngày (trẻ em 40mg/kg/ngày), dùng trong 3 ngày; hoặc

+ Doxycyclin 300mg uống 1 liều (dùng trong trường hợp vi khuẩn còn nhạy cảm).

CHÚ Ý: Không được dùng các thuốc làm giảm nhuđộng ruột như morphin, opizoic, atropin, loperamide…

Dinh dưỡng

Nên cho bệnh nhân ăn sớm, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Trẻ còn bú tăng cường bú mẹ.

Tiêu chuẩn ra viện:

  • Hết tiêu chảy.
  • Tình trạng lâm sàng ổn định.
  • Kết quả xét nghiệm cấy phân âm tính 3 lần liên tiếp. Ở những cơ sở không có điều kiện cấy phân thì cho bệnh nhân ra viện sau khi ổn định về mặt lâm sàng được 1 tuần.

Xem thêm:

BỆNH DỊCH TẢ

Bệnh tả – triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Phác đồ điều trị
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận