Gãy hai xương cẳng tay

Bệnh ngoại khoa

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Là gãy của thân 2 xương cẳng tay
  • Chiếm 15-20% các gãy xương ở vùng cánh Gặp ở mọi lứa tuổi. Là loại gãy xương có di lệch tương đối phức tạp, nhất là gãy ở 1/3 trên, nắn chỉnh khó khăn.

Phân loại

  • Theo vị trí gãy.

+  Gãy 1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 dưới.

  • Theo tuổi

+    Gãy tạo hình: xương quay bị cong không thấy đường gãy.

+    Gãy cành tươi: xương chỉ gãy một bên vỏ xương, vỏ còn lại chỉ bị uốn cong.

  • Theo tính chất

+  Gãy kín hoặc gãy hở.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Hỏi bệnh

  • Cơ chế chấn thương: té chống bàn tay, hay té chống khuỷu? lực tác động trực tiếp vào cẳng tay?
  • Thời điểm chấn thương

2. Khám lâm sàng

  • Biến dạng gập góc, chồng ngắn, bậc thang vùng cẳng tay
  • Tiếng lạo xạo và ấn đau chói vùng xương gãy ở cẳng tay
  • Sưng đau và cử động bất thường (mất sấp ngửa) vùng cẳng tay
  • Khám cảm giác và vận động tay bên gãy.
  • Bắt mạch cổ tay bên gãy tìm dấu chèn ép

3. Cận lâm sàng: X-quang: cẳng tay thẳng, nghiêng.

4. Chẩn đoán xác định

  • Dấu hiệu lâm sàng của gãy xương+hình ảnh X-quang có gãy xương

III. ĐIỀU TRỊ

1. Mục tiêu

  • Lành xương vững chắc
  • Giữ được sấp ngửa cẳng tay

2. Điều trị

  • Bảo tồn: nắn xương bó bột

+  Chỉ định

  • Gãy kín, gãy hở độ 1
  • Gãy cành tươi, gãy tạo hình, gãy kiểu ‘nén’.

+  Kỹ thuật

  • Gãy kiểu ‘nén’: nẹp bột cánh bàn tay ở thế khuỷu gấp 90o và cẳng tay trung tính.
  • Gãy tạo hình: nắn các biến dạng ‘cong’ của cẳng tay, sau đó bó bột cánh bàn tay ở thế khuỷu gấp 900 và cẳng tay trung tính.
  • Gãy cành tươi: nắn gập góc mở ra trước hay ra sau, sau đó bó bột cánh bàn tay ở thế ngửa hay sấp hoàn toàn với khuỷu gấp 90o (sấp nếu mở góc ra sau và ngược lại).
  • Gãy có di lệch:
  • Gãy 1/3 trên 2 xương cẳng Sau nắn chỉnh bó bột cánh bàn tay ở thế khuỷu gấp 90ovà cẳng tay ngửa hoàn toàn.
  • Gãy 1/3 giữa, 1/3 dưới 2 xương cẳng tay sau nắn bó bột cánh bàn tay ở thế khuỷu gấp 90ovà cẳng tay ở thế trung tính.
  • Phẫu thuật: mổ mở hoặc nắn xương xuyên kim/C-arm.

+  Điều trị bảo tồn thất bại (sau 2 lần nắn).

+  Gãy hở độ 2 trở lên.

+  Cal lệch làm hạn chế sấp ngửa cẳng tay.

+  Có tổn thương kèm của mạch máu & thần kinh.

+  Gãy phức tạp.

+  Gãy tái phát sau 1 thời gian ngắn.

3. Hậu phẫu

  • Giảm đau:
  • Trường hợp phẫu thuật: dùng kháng sinh dự phòng.
  • Kháng sinh tĩnh mạch 5 ngày nếu mổ mở gãy hở.

IV. THEO DÕI

  • Bỏ bột sau 4 – 6 tuần
  • Rút kim sau 6 – 8 tuần
  • Tập vật lý trị liệu: lấy tầm vận động các khớp

Bệnh ngoại khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận