Gây tê cánh đám rối thần kinh tay đường trên xương đòn

Bệnh ngoại khoa

Phong bế các dây thần kinh bằng cách tiêm thuốc tê vào bao của đám rối thần kinh cánh tay từ phía trên xương đòn.

CHỈ ĐỊNH

phẫu thuật cánh tay, cẳng tay và bàn

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

  • Liệt dây thần kinh hoành.
  • Liệt dây thần kinh quặt ngược bên đối diện.
  • Tràn khí màng phổi bên đối diện.
  • Gây tê đám rối thần kinh cả hai bên.
  • Dị ứng thuốc tê.
  • Rối loạn đông máu.

CHUẨN BỊ:

  • Cán bộ chuyên khoa: bác sỹ, cử nhân gây mê, KTV chính gây mê.
  • Phương tiện và dụng cụ, thuốc:

+ Phương tiện theo dõi điện tim, mạch, huyết áp, SpO2.

+ Phương tiện cấp cứu và hồi sức tuần hoàn, hô hấp.

+ Bơm tiêm 20ml, kim tiêm 20 – 22 G hoặc catheter 18 – 20 G, bông cồn sát khuẩn, máy dò thần kinh, kim tê tùng.

– Người bệnh:

+ Người bệnh có đủ các xét nghiệm tiền phẫu.

+ Người bệnh được sử dụng các thuốc chống nôn, trào ngược: ondansetron, primperan, kháng acid…

+ Người bệnh đồng ý.

+ Người bệnh tư thế nằm ngửa đầu quay bên đối diện, tay để dọc theo cơ thể.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

  • Mốc giải phẫu: xương đòn và động mạch dưới đòn.
  • Vị trí đâm kim: phía ngoài động mạch dưới đòn, phía trên trung điểm xương đòn.
  • Hướng đâm kim: song song với cơ thang, hướng xuống dưới và vào
  • Dấu hiệu cần tìm: cảm giác chạm xương sườn số 1, dấu hiệu tê bì hoặc rung giật cơ vùng thần kinh chi phối khi dùng máy dò dây thần kinh.
  • Cách tiêm thuốc: hút nhẹ thử trước khi tiêm và tiêm thuốc nếu không có máu. Hút nhẹ kiểm tra sau mỗi lần tiêm 5ml thể tích.
  • Thuốc tiêm và liều dùng: 20 – 40ml lidocaine 1 – 2% (tác dụng 60 – 90 phút) hoặc bupivacaine 0,25% – 0,5% (tác dụng 180 – 270 phút)

THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN:

  • Theo dõi tri giác, nhịp tim, huyết áp, độ bão hoà oxy cũng như mức độ phong bế thần kinh của vùng chi mong muốn.
  • Theo dõi và phát hiện các tác dụng phụ, tai biến:
    • Hội chứng Claude – Horner.
    • Liệt tạm thời dây thần kinh quặt ngược.
    • Liệt tạm thời dây thần kinh hoành:
    • Ngộ độc thuốc tê: biểu hiện bằng đau đầu chống mặt, tê đầu lưỡi, rung giật cơ hoặc nặng hơn là rối loạn tri giác, co giật toàn thân, hôn mê hạ huyết áp.

+ Xử trí: ho thuốc an thần ( benzodiazepam barbiturat ).

+ Hồi sức hô hấp, tuần hoàn: ngửi oxy qua mặt nạ hoặc bóp bóng giúp thở, đặt nội khí quản và kiểm soát thông khí cũng như truyền dịch nhanh, dùng thuốc trợ tim……

CHÚ Ý: Dù gây tê nhưng lúc nào cũng chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện dụng cụ thuốc như một ca gây mê.

Bệnh ngoại khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận