Gây tê tủy sống

Bệnh ngoại khoa

Gây tê tủy sống là tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện, thuốc tác động lên rễ thần kinh gây mất cảm giác và liệt vận động.

I-  CHỈ ĐỊNH:

  1. Phẫu thuật chi dưới
  2. Phẫu thuật hớp háng
  3. Phẫu thuật tiết niệu
  4. Phẫu thuật vùng đáy chậu
  5. Phẫu thuật bụng dưới

II- CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

A/ Tuyệt đối:

  1. Người bệnh không đồng ý.
  2. Nhiễm khuẩn da vùng định chọc kim, lao cột sống.
  3. Giảm khối lượng tuần hoàn, sốc.
  4. Giảm huyết áp dưới 90mmHg.
  5. Mạch chậm dưới 50 lần/phút.
  6. Rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chống đông máu.
  7. Tăng áp lực nội sọ.
  8. Không có phương tiện không khí nhân tạo.
  9. Dị ứng thuốc tê.

B/ Tương đối:

  1. Đau lưng.
  2. Nhức đầu.
  3. Thiếu máu.
  4. Suy dinh dưỡng.
  5. Hẹp van hai lá.
  6. Hẹp van động mạch chủ.
  7. Tăng huyết áp điều trị chưa ổn định.

III-  CHUẨN BỊ:

  1. Cán bộ chuyên khoa: bác sỹ, cử nhân gây mê, KTV chính gây mê.
  2. Phương tiện:

+ Phương tiện theo dõi điện tim, mạch, huyết áp, SpO2.

+ Phương tiện cấp cứu và hồi sức: tuần hoàn, hô hấp.

+ Kim chọc dò tủy sống số: 25 G, 27 G, 29 G, bơm tiêm, kim tiêm

+Thuốc: thuốc tê bupivacan spinal, fentanyl, thuốc co mạch (ephedrin), thuốc chống sốc.

  1. Người bệnh:

+ Người bệnh có đủ các xét nghiệm tiền phẫu.

+ Người bệnh được sử dụng các thuốc chống nôn, trào ngược: ondansetron, primperan, kháng acid…

+ Người bệnh đồng ý.

+ Thăm khám người bệnh và tình trạng cột sống.

IV-  CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

  1. Tư thế người bệnh: ngồi trên bàn phẫu thuật để hai chân trên ghế hoặc nằm nghiêng cong lưng tôm.
  2. Sát khuẩn vùng chọc kim, trải vải lổ vô khuẩn.
  3. Xác định đốt sống định chọc kim: từ liên đốt L3-L4 trở xuống.
  4. Chọc dò tủy sống.
  5. Xác định kim đã vào khoang dưới nhện tủy sống: có nước não tủy chảy ra khi rút nòng thông.
  6. Liều lượng thuốc: bupivacain 0,5% 8 -10mg ± fentanyl 20 – 40 mcg
  7. Lắp bơm tiêm có chứa thuốc vào, hút nhẹ bơm tiêm trước khi tiêm.
  8. Bơm thuốc từ từ, không đẩy kim vào hay rút ra khi tiêm thuốc.
  9. Rút kim tiêm ra sau khi đã bơm xong thuốc.
  10. Sát khuẩn lại và băng lại chỗ chọc
  11. Đặt tư thế người bệnh thuận tiện cho phẫu thuật.
  12. Tiếp tục theo dõi mức độ tê và tình trạng người bệnh.

V-  THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN:

Tụt HA: truyền dịch, cho thuốc nâng HA (ephedrin).

Mạch chậm: atropin (TM)

Thở yếu, suy thở: cho thở oxy, hô hấp hỗ trợ.

Co giật: do ngộ độc thuốc tê, xử trí chống co giật, hô hấp hổ trợ.

Buồn nôn, nôn: thường cho tụt HA, xử trí nâng HA cho thở

Rét run: đắp ấm, ủ ấm,

Đau đầu: bù dịch đủ, dùng kim chọc dò cỡ nhỏ, giảm đau.

Bí đái: chườm nóng, châm cứu, đặt ống thông.

Bệnh ngoại khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận