Cách chữa Viêm xoang mũi bằng uống trà

Sức khỏe đời sống

Viêm xoang mũi là chứng viêm bình thường ở niêm mạc mũi, là một chứng bệnh về mũi thường gặp. xoang mũi là để chỉ những bộ phận xung quanh bộ phận hô hấp. Do đặc điểm sinh lý của nó mà mỗi bộ phận có thể đơn độc phát bệnh, hoặc cũng có thể hình thành viêm xoang mũi tổng thể. Bệnh này thường được phân ra làm hai loại là viêm xoang mũi cấp tính và viêm xoang mũi mãn tính. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này có rất nhiều và tương đối phức tạp. Viêm xoang mũi cấp tính phần lớn là do viêm mũi cấp tính dẫn tới, còn viêm xoang mũi mãn tính thì thường là do viêm xoang mũi cấp tính chưa được chữa trị triệt để hoặc nhiều lần phát tác dẫn đến. Ngoài ra, khi đi bơi nước bẩn đi vào xoang mũi, các cơ quan lân cận bị cảm nhiễm lây lan đồng thời lại bị ngoại thương v.v… đều có thể dẫn tới viêm xoang mũi.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Trà long tỉnh thượng hạng và xuyên bá nghiền chung thành bột mịn, có tác dụng thanh nhiệt hạ hoả, giải độc, nếu ngửi có thể trị được chứng tắc mũi, viêm xoang mũi.

Các loại trà nên sử dụng

  • Trà hạnh di

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 22 gam hạnh di, 15 gam thương nhĩ tử, 10 gam bạch chỉ, 4 gam cam thảo, 5 gam trần bì. Cho vào nước đun sôi lên, mỗi ngày làm 1 lần chia 2 lần uống.

Công dụng chữa trị: Trừ phong giảm đau.

Chú ý: Phương trà này có thể trị chứng viêm xoang mũi.

Ké đầu ngựa - Thương nhĩ tử
Ké đầu ngựa – Thương nhĩ tử
  • Trà thất vị

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lê tươi (bỏ hạt), mứt hồng (bỏ núm) mỗi thứ 1 gam, 500 gam ngó sen tươi (bỏ gân), lá 1 tàu lá hoa sen tươi (bỏ cuống, dùng lá khô cũng được), 30 gam rễ cỏ bạch mao tươi, 10 quả hồng táo (bỏ hạt), 5 gam trà xanh. Cho tất cả 7 vị thuốc trên vào rửa sạch, cho thêm nước ngập mặt, đun cho đến khi nước đặc là được. Mỗi ngày làm 1 lần, uống đúng vào một giờ.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt dưỡng huyết, lương huyết cầm máu.

Chú ý: Phương trà này chủ trị những chứng bệnh xuất huyết như: xuất huyết mũi, lạc huyết, đại tiện ra máu, đi tiểu ra máu v.v…

  • Trà bạch tán

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam trà long tỉnh thượng đẳng, 6 gam xuyên hoàng bá, cho vào cùng nghiền nát, chô một ít bột nghiền nát đó vào mũi, mỗi ngày nhiều lần.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt trừ hoả, giải nhiệt tiêu độc.

Chú ý: Phương trà này chủ trị viêm xoang mũi, tắc mũi, kèm theo mũi bị mất đi cảm giác khứu giác, không phân biệt được mùi.

  • Trà nhi tán

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lượng chè non vừa đủ, cho vào nghiền nhỏ ra, cho vào mũi ngửi, mỗi ngày 3 lần.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt hoá viêm, trừ tiêu thũng.

Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng viêm xoang mũi, chảy mũi.

  • Trà mướp già

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 2 quả mướp già khô, cho vào nướng trên lửa để bảo quản, mỗi ngày uống 15 gam, mỗi ngày đun nước cho vào hãm uống như trà vào sáng sớm hàng ngày.

Công dụng chữa trị: Giải độc, trừ tích tụ.

Chú ý: Phương trà này chủ trị viêm xoang mũi, chảy nước mũi.

  • Trà hoắc hương tế tân bạch chỉ

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 180 gam hoắc hương, 9 gam tế tân, 30 gam bạch chỉ, cho vào nghiền nát, trộn đều, gan lợn đun lên lấy nước, khuấy đều, cho thêm 3 gam lá trà và 4,5 gam hạnh di vào đun lên rồi uống.

Công dụng chữa trị: Giải độc, trừ tích tụ.

Chú ý: Phương trà này có hiệu quả rất tốt đối với chứng viêm xoang mũi mãn tính.

Vị thuốc Bạch chỉ
Vị thuốc Bạch chỉ

Những điều cần ghi nhớ

Viêm xoang mũi thường xảy ra sau khi bị bệnh viêm mũi cấp tính, cho nên, muốn đề phòng bệnh viêm xoang mũi, đầu tiên cần đề phòng bệnh viêm mũi xảy ra. Cách đề phòng 2 bệnh này tương đối giống nhau.

Để đề phòng bệnh viêm xoang mũi, cần sắp xếp để ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ, bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, chú ý vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, không dùng nước lạnh để tắm, không quên mặc quần áo ấm, đi giày, đi tất, đề phòng lạnh từ phía lưng dễ dàng khiến ta bị trúng gió lạnh, cảm mạo. Thường xuyên quét dọn môi trường nhà ở, phòng ở phải thoáng khí tốt, đầy đủ ánh sáng mặt trời. Chú ý bảo vệ niêm mạc mũi, phòng ở cần đảm bảo tốt nhiệt độ nhất định, không khí khô sẽ ảnh hưởng đến chức năng của niêm mạc mũi, niêm mạc mũi sẽ bị khô, các lông mao sẽ ngừng hoạt động, khiến chúng ta dễ dàng mắc bệnh, dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến mắc bệnh. Ngoài ra, không được tuỳ tiện nhỏ thuốc mũi, vì có khi loại thuốc nhỏ mũi lại không phù hợp với niêm mạc mũi, nhỏ thuốc nhỏ mũi có khi lại làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của niêm mạc mũi, quá nóng hoặc quá lạnh, quá khô đều có thể ảnh hưởng đến niêm mạc mũi.

Đề phòng bệnh viêm xoang mũi còn phải đề phòng đến những chứng bệnh truyền nhiễm từ các cơ quan liên quan, ví dụ như bệnh viêm amidan mãn tính, viêm hạch hạnh, viêm họng mãn tính, đau răng, lợi có mủ, lở loét khoang miệng v.v… Các bệnh này cần được tích cực điều trị và có thể dùng phẫu thuật để trị khỏi hẳn. Đối với những chứng bệnh mà cơ thể gặp phải, cần kịp thời điều trị, ví dụ như thường xuyên gây nghẹt và tắc mũi, cũng nên điều trị khỏi hẳn sớm bằng phẫu thuật. Các loại viêm mũi, ngứa mũi đều là các tác nhân gây nên bệnh viêm xoang mũi, cần kịp thời trị khỏi hẳn. Nếu đối với những người niêm mạc mũi quá nhạy cảm, sưng tấy lên, có thể ảnh hưởng đến sự thống khí của mũi miệng, cần phải được điều trị chứng quá mẫn cảm trên.

Khi đi bơi, cần đề phòng viêm nhiễm lây lan qua đường mũi, cho nên khi đầu tiếp xúc với nước, chúng ta cần đảm bảo rằng, chúng ta đã hít thở sâu, sau khi vào nước, dùng mũi để hô hấp, có thể tránh nước vào mũi. Phàm là bộ phận đầu lặn chìm vào trong nước, thì phải dùng miệng để hít khí, dùng mũi để thở khí ra. Sau khi ra khỏi nước, nếu trong mũi có nước, không cần dùng lực để đẩy khí ra, có thể dùng động tác chạy nhảy hoạt động, để thở, để mũi hô hấp những hơi ngắn, có thể đẩy được tất cả nước ra, những nước vào sau thì nhổ ra qua đường miệng.

Khi máy bay cất cánh, thay đổi áp suất không khí cũng có thể ảnh hưởng gây ra viêm mũi, nếu là người bị viêm mũi cấp tính thì tốt nhất không nên đi máy bay.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận