Viêm họng

Bệnh tai mũi họng

Tên khác: đau họng.

Định nghĩa

Viêm họng và các cấu trúc lympho.

VIÊM HỌNG NỔI BAN DO LIÊN CẦU

CĂN NGUYÊN: liên cầu dung huyết beta thuộc nhóm A là nguyên nhân của 30% số trường hợ) đau họng ở trẻ trong tuổi đi học vù 10 – 15% số trường hợp đau họng ở người lớn. Việc phát hiện vi khuẩn này rất quan trọng vì ngoài các biến chứng do vi khuẩn gây ra (v êm tai, viêm xoang v.v…), nhiễm 1 ên cầu tiềm tàng có thể dẫn đến nt ững hậu quả nặng (viêm cầu thận Sí u nhiễm liên
cầu, thấp khớp cấp). Liên cầu dung huyết beta thuộc nhóm c và D có thể gây bệnh ở đường hô hấp trên nhưng hình như ít gây ra các hậu quả nặng; thấp khớp cấp hình như chỉ do các chủng của nhóm A gây ra. Trong dân cư có một tỷ lệ lớn người lành mang liên cầu dung huyết beta trong họng. Có thể chỉ mang thoáng qua và không dẫn đến hình thành kháng thể kháng liên cầu.

TRIỆU CHỨNG:

  • Thời gian ủ bệnh: 1 – 4 ngày.
  • Sôb cao: trên 38,5°c
  • Đau họng.
  • Có chất tiết trên các amiđan, amidan sưng, đỏ (đau họng đỏ) đôi khi có các chấm trắng.
  • Hạch cổ sưng và đau.
  • Không bị ho và không bị viêm mũi.

XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG: các phòng khám hiện có các test nhanh đê phát hiện liên cầu. Nên điều trị ngay lập tức các bệnh nhân có test dương tính. Nếu test nhanh âm tính thì vẫn nên cấy vi khuẩn để chắc chắn.

  • Test nhanh:các test latex ở phòng khám phát hiện kháng nguyên hoà tan của liên cầu dung huyết beta nhóm A ở bệnh phẩm lấy ở họng trong vòng vài phút. Nếu kết quả âm tính thì vẫn nên nuôi cấy cho chắc chắn.
  • Nuôi cấy. là phương pháp tốt nhất, lấy bệnh phẩm ở hai amidan và ở họng.
  • Hiệu giá huyết thanh của antistreptolysin o (ASLO hay ASO): hiệu giá bình thường là < 200 Ul/ml và có thể tới 1600 – 3200 Ul/ml sau khi bị nhiễm 2 – 4 tuần. Nếu tăng lên một lần nữa thì chứng tỏ có biến chứng ở xa nhưng penicillin ức chế được lần tăng này. Nồng độ có thể cao trong chứng lipoprotein huyết cao (phản ứng dương tính giả).
  • Các test khác: định lượng antistreptohyaluronidase (ASH), antistreptokinase (ASK),

antistreptodornase B (ASD) hoặc antidesoxyribonuclease (AND- ase B).

ĐIỀU TRỊ: Điều quan trọng là phải điều trị viêm họng do liên cầu dung huyết nhóm A không phải chỉ để phòng ngừa biến chứng (nhất là viêm cầu thận và thấp khớp cấp) mà còn phải làm giảm sốt, giảm đau họng và giảm nguy cơ lây nhiễm.

  • Phenoxymethylpenicillin (penicillin V): có tác dụng theo đường uống với điều kiện phải điều trị trong 10 ngày, liều dùng: 250 mg/6 giờ một lần (trẻ em: 50 mg/kg/ngày).
  • Erythromycin: có thể thay thế cho penicillin nếu bị dị ứng. Uống 0,5 g/ 6 giờ một lần trong 10 ngày (trẻ em: 20 mg/kg/ngày).
  • Azithromycin: nên dùng liều 500  mg trong ngày đầu tiên và 250 mg cho 4 ngày tiếp theo (điều trị ngắn ngày).
  • Có thể dùng benzyl – penicillin, tiêm bắp thịt liều duy nhất 1,2 triệu UI (trẻ em: 50000 Ul/kg).

Cần kiểm tra các phiến đồ bệnh phẩm họng ở các gia đình hoặc các cơ sở có đông người lần lượt bị viêm họng do nhiễm liên cầu.

Chỉ định cắt amidan ở người bị mắc viêm họng do liên cầu 7 lần trong một năm hoặc bị mắc 5 lần mỗi năm trong hai năm liền hoặc bị mắc 3 lần mỗi năm trong ba năm liền.

CÁC ĐAU HỌNG ĐỎ KHÁC

  • Virus: virus là nguyên nhân hay gặp nhất, nhất là adenovirus, rhinovirus, cúm.
  • Các vi khuẩn khác của mũi – họng: phế cầu, tụ cầu, não mê cầu (có thể báo trước bị viêm màng não), Haemophilus influenzae, Chlamidiae,vi khuẩn Bordet – Gengou (ho gà).

VIÊM HỌNG LOÉT

VIÊM HỌNG VINCENT

  • Căn nguyên: do vi khuẩn hình thoi kết hợp với xoắn khuẩn (trực khuẩn thoi kỵ khí + xoắn khuẩn Borellia). Thường do vệ sinh răng miệng kém. Yếu tố thuận lợi: nghiện rượu, nghiện thuốc lá, bệnh về máu.
  • Triệu chứng:thường không đôi xứng và bị viêm miệng. Loét nông có giả mạc màu xám dễ chảy máu khi đụng chạm vào. Sốt vừa phải, hơi thở hôi. Thường sưng hạch cổ. Soi vi khuẩn trực tiếp thấy có vi khuẩn thoi và xoắn khuẩn.
  • Điều trị:penicillin hoặc Vệ sinh răng miệng.

VIÊM HỌNG LAO: hiện hiếm gặp. Có thể là vết săng tiêm chủng (loét, không đau, sưng hạch vệ tinh) hoặc có tổn thương họng ở người bị lao rõ.

VIÊM HỌNG HERPES: trên amidan có các mụn nước, khi các mụn này vỡ thì thành các vết loét có nhiều vòng.

VIÊM HỌNG THƯƠNG HÀN (viêm họng Duguet): các cột trụ trước bị loét đối xứng, nông, thấy trong tuần thứ hai của bệnh thương hàn. Tiến triển trong 10 ngày.

VIÊM HỌNG GIANG MAI

  • Vết săng ở amiđan:loét ở trên amidan bị sưng. Hoại tử không sâu lắm, bò dôc đứng. Sưng hạch vệ tinh. Sờ thấy bị cứng. Khó tìm thấy xoắn khuẩn giang mai vì có các xoắn khuẩn ở miệng.
  • Viêm họng ở giai đoạn hai:có thể có dạng loét màng. Căn nguyên giang mai thể hiện qua bối cảnh lâm sàng: hồng ban, mảng niêm mạc, phản ứng huyết thanh giang mai dương tính.

U AMIDAN: loét amiđan có thể là triệu chứng đầu tiên của u lympho ác tính.

VIÊM HỌNG CÓ GIẢ MẠC

  • Triệu chứng:giả mạc bao phủ amiđan, có khi mọc lan ra tận đáy lưỡi gà. Lúc đầu giả mạc có màu trắng và nhẵn, sau đó trở thành xám – vàng và sần sùi, dính vào các lớp sâu rồi bong cả mảng.
  • Căn nguyên:viêm họng bạch hầu là kinh điển (xem bạch hầu). Ở người đã tiêm phòng, viêm họng bạch hầu có thể có dạng đỏ – hạt trắng thông thường. Hiếm gặp viêm họng có giả mạc giả do phế cầu, tụ cầu, liên cầu hoặc do Klebsiella pneumoniae.
  • Bối cảnh lâm sàng: viêm họng bạch hầu thường có các triệu chứng toàn thân (sốt, tim nhanh, huyết áp thấp, viêm cơ tim) và triệu chứng tại chỗ (sổ mũi, co kéo khi thở, crúp, sưng hạch cổ).
  • Chẩn đoán:xác định mầm bệnh bằng xét nghiệm vi khuẩn trong họng và bằng các test huyết thanh.

VIÊM HỌNG TRONG TĂNG BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN NHIỄM KHUẨN

  • Viêm họng đa dạng:không đỏ rõ rệt, họng đỏ có chấm trắng, viêm họng có loét – màng (hiếm).
  • Sưng hạch:hạch sưng khá lớn so với mức độ viêm họng, hạch cứng, ít đau, sưng cả chuỗi hạch cổ, thường lan tới nách, hạch khuỷu tay, thậm chí cả hạch bẹn. Lách thường to.
  • Huyết đồ:tăng lympho, mono, khó phân loại.
  • Phản ứng Paul – Bunnell dương tính. Đôi khi có dấu hiệu viêm gan kín đáo.

VIÊM HỌNG KHÁC DO VIRUS

  • Viêm họng do adenovirus(xem bệnh này); viêm họng đỏ.
  • Herpangin:viêm họng đỏ có mụn nước do virus Coxsackie (xem bệnh này), có nổi ban ở da.
  • Viêm họng herpes:lở loét, nền đỏ, sốt, đau tại chỗ.

VIÊM HỌNG TRONG CÁC BỆNH MÁU

Viêm họng trong leucemi cấp và trong bệnh không có bạch cầu hạt thường ở thể loét – hoại tử. Các tổn thương thường sâu và lan tới lợi.

Hay có các chấm xuất huyết. Chẩn đoán xác định dựa vào bối cảnh lâm sàng, huyết đồ và tuỷ đồ.

CÁC BỆNH KHÁC CỦA HỌNG

ÁP XE SAU HỌNG: hay gặp ở trẻ còn bú và trẻ nhỏ sau khi bị nhiễm khuẩn ở họng, thường do liên cầu dung huyết beta. Có sốt, khó nuốt, khó thở, co kéo khi thở, thành họng sau bị phồng lên do phù, sưng hạch cổ. Điều trị: rạch dẫn lưu ổ áp xe và dùng kháng sinh.

HỘI CHỨNG LEMIERRE: gặp chủ yếu ở người trẻ tuổi, không có tiền sử bệnh. Viêm họng (hoặc viêm nhiễm khác ở miệng – họng), bị nhiễm khuẩn huyết bởi vi khuẩn kỵ khí, sau vài ngày hoặc vài tuần bị tắc tĩnh mạch cổ, tắc động mạch phổi tái phát và / hoặc viêm tuỷ xương. Bệnh nặng, đôi khi gây tử vong.

Điều trị: kháng sinh sớm và liều cao trên cơ sở cấy máu nhiều lần.

PHÌ ĐẠI VA: quá sản các tổ chức bạch huyết ở trẻ nhỏ do nguyên nhân không rõ ràng hoặc sau khi bị dị ứng hoặc bị nhiễm khuẩn. Có thể bị cả tắc vòi Eustache, đôi khi bị viêm tai giữa tái phát. Điều trị: nạo bỏ VA nếu bị viêm tai giữa tái phát hoặc bị viêm tai mạn tính.

ÁP XE AMIDAN: xem bệnh này.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG

I.  ĐẠI CƯƠNG:

  • Viêm họng là viêm niêm mạc họng trong đó có lớp liên bào, tuyến nhầy, nang
  • Tác nhân:
    • Vi khuẩn thường gặp: group A beta hemolytic streptococcus, Hemophilus influenza, Streptococcus pneumonie, Moraxella catarrhalis, Staphylococcus aureus, mycobacteria,
    • Virus: Rhinovirus, Epstein barr, Adenovirus, Influenza A và B

II.  CHẨN ĐOÁN:

  1. Lâm sàng:
  • Đau rát họng, khát nước, mệt mỏi, chảy nước mũi (do virus cúm).
  • Sốt, ớn lạnh, nhức đầu.
  • Hạch viêm ở góc hàm.
  • Khám: Niêm mạc họng đỏ, trụ trước và sau amidan đỏ đôi khi có giả mạc.
    1. Cận lâm sàng:
  • Xét nghiệm máu: BC có thể tăng hoặc không tăng.
  • Phết họng soi tươi, cấy tìm nguyên nhân.

III.  ĐIỀU TRỊ:

  • Nếu do siêu vi không sử dụng kháng sinh chỉ điều trị triệu chứng.
  • Kháng sinh nếu có nhiễm trùng, thời gian điều trị 7 đến 10 ngày.
    • TRẺ EM:

-Nhóm Beta lactam:

+ Amoxicillin: 50mg -100mg/ kg x 3/ ngày

+ Amoxicillin + Acid Clavulanic: 50mg /kg x 2/ ngày

+ Cephalosporine: tùy theo mức độ bệnh có thể chọn

Thế hệ I: Cephalexin, Cephadroxil 50mg/kg chia 3 lần /ngày Thế hệ II: Cefuroxim (Zinnat) 30mg/kg chia 3 lần/ ngày

Thế hệ III: Cefpodoxim, Cefetamet 10mg/ kg x 2 lần/ ngày

-Nhóm Macrolide:

Azithromycin (Azoget 250mg) 10 – 20mg/ kg lần duy nhất/ ngày x 3 – 5 ngày,  ……

-Nhóm Lincosamid: Clindamycin 15 – 40 mg/kg chia 3 lần/ ngày

* NGƯỜI LỚN :

-Nhóm Beta lactam:

+ Amoxicillin:  0.5g x 3 lần / ngày

+ Amoxicillin + Acid Clavulanic: 1v x 2 uống/ ngày

+ Cephalosporine: tùy theo mức độ bệnh có thể chọn

Thế hệ I: Cephalexin, Cephadroxil : 2v x 2 uống/ ngày Thế hệ II: Cefuroxim 0,5g (Zinnat) …1v x 2 uống/ ngày

Thế hệ III : Cefpodoxim 100mg, Cefetamet 250mg 2v x 2 uống/ ngày

-Nhóm Macrolide: Azithromycin (Azoget 250mg) 2v lần duy nhất/ ngày x 3 – 5 ngày,……

-Nhóm Lincosamid: Clindamycin 0,3g x 3 uống/ ngày

  • Kháng viêm chống phù nề: Corticoid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol 10-15mg/kg/ lần cách nhau  6 giờ…….

Paracetamol 1g/100ml truyền tĩnh mạch.

  • Trợ sức vi
  • Xông họng (corticoid ) hoặc súc họng nước muối ấm.

Tài liệu tham khảo:

  1. Thực hành TMH – Võ Tấn – NXB Y Học 1982.
  2. Phác đồ điều trị bệnh tai mũi họng 2013 – Bệnh viện tai mũi họng TPHCM.

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận