Cách chữa Viêm họng bằng uống trà thuốc

Sức khỏe đời sống

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

“Trà xanh thêm đường” có thể dần dần trị khỏi được những khó chịu do bệnh viêm họng mang lại. Đông y cho rằng, nguyên nhân gây bệnh viêm họng chủ yếu là do phổi thận mất khí, âm hư hoả vượng, hư hoả hoặc phong nhiệt ngoại cảm hoặc bộ phận họng bị thương gây ra. Trà xanh tính mát, có tác dụng sinh dịch, chống khát, thanh nhiệt giải độc. Đường phèn tính bình, mát, có tác dụng tốt để bổ trung ích khí, dưỡng âm nhuận phổi, chống ho và tan đờm.

Các loại trà nên sử dụng

  • Trà đại hải sinh địa

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 5 quả bán đại hải, 12 gam sinh địa, 30 gam đường phèn, 3 gam lá trà. Sinh địa rửa sạch, thái mỏng, để riêng. Cho sinh địa thái mỏng, bán đại hải, đường phèn và lá trà vào cùng một cốc, thêm lượng nước sôi thích hợp ngâm hãm như trà, đậy nắp hãm trong khoảng 15 phút rồi uống, không bắt buộc thời gian uống. Mỗi ngày làm uống 1- 2 lần.

Công dụng chữa trị: Thanh phổi lợi hầu, bổ âm sinh dịch.

Chú ý: Phương trà này thích hợp với chứng viêm họng mãn tính, tiếng ồ ồ, khô họng, viêm họng, ngứa họng. Những người thận hư, đại tiện lỏng không nên dùng phương trà này.

Vị thuốc Sinh địa
Vị thuốc Sinh địa
  • Trà trị viêm họng

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 3 quả thanh quả, 5 gam hoa kim ngân; hoa cúc, trà xanh mỗi thứ 3 gam. Cho thanh quả, hoa kim ngân, hoa cúc thêm lượng nước vừa đủ đun sôi lên, bỏ bã lấy nước làm trà uống nhiều lần.

Công dụng chữa trị: Nhuận phổi tiêu đờm, mát họng, lợi hầu (họng).

Chú ý: Phương trà này thích hợp với chứng viêm họng cấp và mãn tính, họng khó chịu, phát âm tiếng nói ồ ồ, cũng có thể dùng để bảo vệ họng cho những người như ca sỹ, giáo viên, phát thanh viên.

  • Trà lá sâm thanh quả

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 9 gam lá nhân sâm, 30 gam thanh quả. Cho lượng nước sôi phù hợp vào hai vị thuốc trên, đậy nắp lại hãm trong vòng 15 phút là được. Uống thay trà nhiều lần, ngày làm 1 lần để uống.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt sinh dịch, nhuận táo lợi hầu (họng).

Chú ý: Phương trà này thích hợp với chứng viêm họng mãn tính.

  • Trà quả trám mật ong

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà xanh, quả trám mỗi thứ 3 gam; 3 quả bán đại hải, 1 thìa mật ong. Cho quả trám vào nước sôi đun sôi trong chốc lát, sau đó cho bán đại hải và trà xanh vào, hãm trong chốc lát, thêm mật ong vào khuấy đều là được. Uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Lợi khí, bổ phế, lợi hầu (họng), tiêu hoả.

Chú ý: Phương trà này chủ trị viêm họng mãn tính, thường thấy biểu hiện tiếng nói ồ ồ, họng khô đau.

  • Trà la hán

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 1 quả la hán. Quả la hán rửa sạch, nghiền nát, cho vào cốc, thêm lượng nước vừa đủ đun trong 10 phút là được. Không bắt buộc thời gian uống, có thể dùng đun tiếp từ 3-5 lần.

Công dụng chữa trị: Thanh phổi, nhuận hầu (họng), chống ho, chống lão hoá, phòng ung thư.

Chú ý: Phương trà này thích hợp với chứng viêm họng mãn tính, kèm theo đau họng, khô họng khó chịu, nó cũng là loại thuốc hiệu quả trị chứng ung thư mũi, ung thư hầu (họng), ung thư phổi; phòng ngừa và điều trị bệnh khô họng, khát. Những người bị khô họng đặc biệt thích hợp.

La hán quả
La hán quả
  • Trà hoa cúc

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà tươi, hoa cúc tươi mỗi thứ 30 gam. Cho cả hai thứ vào giã nát ra nước, cho 30-60 ml nước đun sôi để nguội cho vào để trung hoà, không bắt buộc thời gian, uống lạnh, mỗi ngày 1 lần.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, trừ phong, lợi hầu (họng).

Chú ý: Phương trà này thích hợp với bệnh viêm họng hạt mãn tính, họng sưng đau, ngứa họng và các chứng bệnh về họng.

  • Trà tảo biển

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 3- 5 gam bán đại hải, 3 gam cam thảo tươi. Bán đại hải cho vào nước rửa sạch đất bụi, cam thảo thái mỏng sau đó giã nhỏ thành sợi, cho vào cùng một cốc, cho nước sôi vào hãm, đậy nắp chừng khoảng 15 phút. Uống thay trà, uống nóng hay lạnh đều được, không bắt buộc thời gian. Sau khi uống được một nửa, có thể thêm nước vào đun sôi dùng tiếp.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt lợi hầu (họng), cầm ho.

Chú ý: Phương trà này thích hợp với chứng phong nhiệt ngoại cảm dẫn đến khô họng mất tiếng, họng khô đau, đau răng, viêm amiđan, cũng có thể dùng làm loại nước giải khát rất tốt trong mùa hè.

  • Trà quả trám

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 5 quả trám, 5 gam lá trúc, 2 quả ô mai, 6 gam trà xanh, 10 gam đường trắng. Cho tất cả các nguyên liệu trên đun lên uống.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt lợi hầu (họng).

Chú ý: Phương trà này thích hợp trị chứng ho lâu ngày mất tiếng, có thể dùng trị lao động quá sức hoặc uống rượu quá nhiều dẫn đến mất tiếng.

  • Trà hoa kim ngân

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá trà, hoa kim ngân mỗi thứ 6 gam, cho vào nước đun sôi uống như trà.

Công dụng chữa trị: Loại trà trên thích hợp điều trị chứng viêm họng.

  • Trà hoa hợp hoan

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà xanh, hoa hợp hoan mỗi thứ 3 gam, 2 quả bán đại hải, đường phèn vừa đủ, đun sôi lên uống.

Công dụng chữa trị: Loại trà trên thích hợp điều trị chứng viêm họng.

  • Trà hoa nhài huyền sâm

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 12 gam lá trà, 6 gam hoa nhài, 15 gam huyền sâm, 10 gam mạch đông, 6 gam cát cánh, 3 gam cam thảo. Đun tất cả các nguyên liệu trên uống.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt lợi hầu (họng).

Chú ý: Phương trà này chủ trị tiếng nói ồm ồm.

Hoa nhài chữa ngoại cảm, phát sốt, đau bụng ỉa chảy
Hoa nhài
  • Trà rau kim châm

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 50 gam rau kim châm, mật ong đủ dùng. Cho rau kim châm và một bát nước đun sôi nhừ, thêm mật ong vào, ngậm trong miệng súc miệng trong chốc lát, sau đó mới nhổ ra, làm 1 ngày 3 lần.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, thống kinh lạc.

Chú ý: Phương trà này chủ trị làm việc quá sức dẫn đến mất tiếng, tiếng ồ ồ.

  • Trà củ cải

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Củ cải trắng, củ cải xanh mỗi thứ 250 gam, thái mỏng, cho nước vào đun sôi nhừ trong 1 giờ đồng hồ, chia làm 3 lần uống.

Công dụng chữa trị: Thanh phổi, lợi hầu (họng).

Chú ý: Phương trà này thích hợp điều trị ngứa họng, tiếng nói ồ ồ.

  • Trà tiêu viêm thanh hầu (họng)

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam bồ công anh,15 gam hoa kim ngân, 6 gam cam thảo, 15 quả bán đại hải, 6 gam bạc hà. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nghiền nhỏ, cho vào một bát nước nóng, đun cho đến khi còn nửa bát, đậy nắp tiếp trong khoảng 10 phút, uống nhiều lần thay trà. Ngày uống 1 lần.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải độc, trừ phong lợi hầu (họng).

Chú ý: Phương trà này chủ trị các chứng họng sưng đỏ hoặc bị lạnh, sốt, đau đầu, nghẹt mũi do viêm họng cấp tính, viêm amiđan, cảm mạo gây ra. Người bị suy yếu chức năng của thận, dạ dày hư hàn không nên dùng.

Trong phương thuốc trên, bồ công anh, kim ngân hoa, cam thảo tươi có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kháng viêm. Bán đại hải can hàn, thanh phổi lợi hầu (họng). Bạc hà tính mát, tán phong nhiệt, lợi hầu (họng). Kết hợp các phương thuốc trên thành trà uống, có thể trị chứng phong nhiệt ngoại cảm, nhiệt nóng dẫn đến họng sưng đau, hàn nhiệt nghẹt mũi.

Bồ công anh  vị thuốc hàng đầu chữa viêm họng
Bồ công anh vị thuốc hàng đầu chữa viêm họng

Những điều cần ghi nhớ

Để đề phòng bệnh viêm họng, trong cuộc sống hàng ngày, cần chú ý mấy điểm sau:

Thứ nhất, nên ăn những thức ăn tính mát và tính bình là chính, nên ít ăn hoặc không ăn những thực phẩm có tính chất kích thích như tỏi, ớt, rượu trắng v.v… vì những loại thực phẩm này dễ thẩm thấu và làm cho niêm mạc xuất huyết máu nghiêm trọng, đối với việc điều trị bệnh viêm họng cũng giống như là “thêm dầu vào lửa”.

Thứ hai, nên ăn những loại hoa quả có tác dụng thanh nhiệt, sinh dịch như: lê, mía, dưa hấu, cà rốt, mướp, quả sung, ngó sen, bí đao, chuối, actiso v.v…

Thứ ba, hấp thu một lượng thích hợp protein, để nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Khả năng miễn dịch của cơ thể cao hay thấp có liên quan trực tiếp đến việc tái phát bệnh viêm họng, cho nên, người bệnh nên hấp thụ một lượng thích hợp protein từ các loại cá, tôm, các loại thịt, các loại sữa v.v… Khi bổ sung protein nên chú ý ăn ít những thực phẩm nóng như thịt bò, thịt lợn nếu không sẽ làm cho trạng thái bệnh viêm họng ngày càng nặng hơn.

Ngoài ra, nên thường xuyên uống trà với đường phèn, như vậy cũng có tác dụng rất tốt đối với việc phòng ngừa bệnh viêm họng. Đường phèn trong Đông y được dùng để làm cho các loại thuốc thêm có tác dụng, đường phèn và trà là hai loại phối hợp để uống rất tốt. Đường phèn có thể làm cho trà phát huy đầy đủ tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm dần các cơn đau do viêm họng, có thể phát huy tác dụng dưỡng âm nhuận phổi, sinh nhiệt, cải thiện được phần nào sự khô rát và cảm giác khó chịu của bộ phận họng. Ngoài ra, trong tất cả các loại đường tác dụng bồi bổ của đường phèn là mạnh nhất, để nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể con người, có thể nâng cao khả năng kháng bệnh viêm họng từ gốc rễ. Cho nên, bệnh nhân mắc bệnh viêm họng cấp tính không nên không uống trà có thêm chút đường phèn. Nhưng để tránh cho lượng đường trong máu tăng cao, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không nên dùng.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận