Các nguyên nhân gây đau tai và hướng xử trí đau tai

Bệnh tai mũi họng

Đau tai là chứng thường gặp nhất, bao gồm đau ở vùng tai, xương chũm và thái dương. Vùng này do các dây thần kinh sọ não số V, VII, IX và X cùng các rễ đến của thần kinh cột sống cổ chi phối; ngoài nhánh vùng tai thái dương các dây thần kinh này còn có các nhánh đến các vùng kế cận khác. Do đó đau tai còn gặp do bệnh tích ờ các bộ phận khác cùng do các dây thần kinh trên chi phối.

Sơ đồ các tổn thương có thể gây đau tai
Sơ đồ các tổn thương có thể gây đau tai

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ các tổn thương có thể gây đau tai

  • Hỏi bệnh: về thời gian, mức độ, vị trí đau và các chứng kèm theo.

Cách tìm điểm đau Ấn nắp tai (1)

Kéo vành tai (2)

Ấn vùng dái tai (3)

Ấn mặt ngoài sào bào (4) (mặt xương chũm, ngang ống tai)

Ấn vào mõm chũm (5)

Ấn bờ sau xương chũm (6)

(Lưu ý: ấn bằng mặt trong ngón tay và cả 2 bên để so sánh)

  • Khám

-Vành tai và ống tai ngoài.

-Màng tai.

-Xương chũm.

-Họng: amiđan, thành họng, vòm mũi họng.

-Miệng: răng, lưỡi.

-Thanh quản.

CÁC NGUYÊN NHÂN

Do tổn thương ở tai

  • Vành tai: dễ thấy có sưng, biến dạng, đau do -Viêm, áp xe sụn vành tai.

-Viêm tấy dái tai.

-Chàm nhiễm khuẩn (ở cả ống và quanh tai).

  • Ống tai: các điểm 1, 2, 3 đau rõ

Khám có tổn thương ở ống tai.

-Nhọt, viêm tấy hay viêm loét ống tai.

-Zona tai (có mụn phồng nhỏ).

  • Tai giữa: các điểm 2, 3, 4 đau cần soi màng tai:

-Viêm tai giữa cấp (giai đoạn ứ mủ)

  • Xương chũm: các điểm 4, 5, 6 đau rõ

Soi tai: có thủng màng tai.

Điện quang: có tổn thương tế bào chũm.

-Viêm xương chũm cấp hồi viêm.

-Ung thư xương chũm.

Không do tai: có thể do

-Họng: viêm loét, áp xe ở amiđan.

-Miệng: sâu, viêm khớp răng hàm dưới.

-Tai biến răng khôn.

-Viêm loét ở đáy lưỡi.

-Thanh quản: viêm loét, lao thanh quản, ung thư thanh quản

HƯỚNG XỬ TRÍ

Điều trị theo chứng: giảm đau

-Chườm, đắp nóng vùng tai.

-Vật lý trị liệu: hồng ngoại hay sóng ngắn.

-Nhỏ glycerin bôrat 2% ấm vào tai.

-Dùng các thuốc giảm đau, an thần: Analgin – Seduxen…

Điều trị theo bệnh

  • Thủ thuật

-Trích, dẫn lưu mủ trong các viêm, áp xe, nhọt ở tai ngoài.

-Trích màng tai, dẫn lưu mủ trong viêm tai giữa.

-Phẫu thuật kịp thời trong các viêm xương chũm.

  • Nội khoa: cho kháng sinh đủ và đúng

CẦN NHỚ

  1. Đau khi ấn vùng chũm sau tai đau cần thận trọng, nghĩ tới viêm xương chũm, phải phẫu thuật.
  2. Đau tai có thể do các nguyên nhân khác, không có thương tổn ở tai
  3. Khi đau tai có sốt,chảy mủ tai thối, các điểm 4, 5, 6 đau rõ rệt, phải:

-Đến chuyên khoa sớm để phẫu thuật, tránh các biến chứng hiểm nghèo.

-Không được chỉ dùng kháng sinh, kéo dài thời gian theo dõi.

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận