Nhức đầu là một triệu chứng phổ biến, nhưng cũng là triệu chứng khiến người ta phiền muộn nhất. Nhức đầu rất nhiều loại, có những thứ nhức đầu do lo âu, đói bụng, căng thẳng, mệt mỏi..
Tuy nhiên có một thứ nhức đầu xuất hiện rất đột ngột, chưa từng gặp, không có nguyên nhân cụ thể, nhưng không biến mất ngay, dù đã bớt đau nhưng sau đó lại tái phát thường xuyên, đây mới chính là thứ nhức đầu đáng lo ngại ! Dưới đây xin giới thiệu những nguyên nhân nhức đầu thường gặp.
90% nhức đầu do căng thẳng hoặc đau một bên đầu, loại thường gặp nhất là nhức đầu do căng thẳng thần kinh (Tension Headache), có triệu chứng như sau :
- Thông thường cảm thấy đau cả đầu và cổ, ít khi đau một bên.
- Tuy nhiên mức độ đau không cố định, nhưng kéo dài vài tuần, thậm chí vài tháng. Trong giai đoạn này, nhức đầu có thể tạm biến mất, sau đó lại tái phát.
- Đau như bị bóp chặt, bị đè nén, không bao giờ kèm theo hiện tượng sốt.
Người bị đau dạng căng thẳng này nếu chịu khai đúng sự thật, sẽ thừa nhận mình đang có vấn đề nan giải, đang chịu sức ép của cuộc sống.
Xem:
Biểu hiện Stress – dấu hiệu căng thẳng tâm lý nguy hại cho sức khỏe
Còn triệu chứng của đau một bên đầu thì hoàn toàn khác :
- Trước khi nhức đầu vài phút hoặc vài giờ, có xuất hiện một số triệu chứng khác như : người cảm thấy mệt mỏi, ủ rủ, có thể kèm theo cả kém thị lực, hoặc xuất hiện triệu chứng dị thường về thần kinh khác : thấy chớp sáng, tầm nhìn tạm biến mất, không thể đọc hoặc nói trong giây lát.
- Đau nhức chỉ xuất hiện ở một bên đầu, lần nào cũng xuất hiện ở bên đó, tính chất đau mang dạng mạch đập, thông thường phát bệnh trong buổi sáng, 30 phút, hoặc một giờ sau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đau có thể cách vài ngày, vài tuần xuất hiện một lần, đôi khi vài tháng cũng không bị lần nào cả, thời gian nhức chỉ kéo dài vài giờ, chớ không khi nào kéo dài hơn 1-2 ngày.
- Men rượu, sôcôla có thể khiến triệu chứng đau một bên đầu xuất hiện, hoặc xuất hiện vào những giây phút ngừng lại nghỉ ngơi sau đợt làm việc hết sức căng thẳng.
- Thường kèm theo triệu chứng buồn nôn và ói mửa, nhưng khi ngủ sẽ được giảm bớt.
Còn nhức đầu (Cluste Headache), là một thứ dạng đặc biệt của đau một bên, phái nam rất dễ mắc phải. Còn đau một bên thì thường gặp ở phái nữ, nhất là ở những chị em mang chứng bệnh Sa van 2 lá (Mitral Valve Prolapse), thông thường sau thời mãn kinh sẽ tự động khỏi bệnh. Loại nhức đầu này thường nhức ở vị trí sau hố mắt, xảy ra rất đột ngột, không có dự báo, trong vòng 5-10 phút đau rất dữ dội, một giờ sau sẽ tự động biến mất, uống rượu sẽ đau, ngủ cũng không thể giảm bớt. Thậm chí khiến bạn thức giấc do đau đớn, có thể phát bệnh vài lần trong ngày, kéo dài vài tuần sẽ tự biến mất.
Nhức đầu do khối u trong đầu, có triệu chứng đặc biệt như sau :
- Mức độ đau không lên xuống, nhưng ngày càng nghiêm trọng.
- Buổi sáng đau hơn.
- Khi cử động, vặn mình, ho, hắt hơi, nâng vật nặng, đều khiến đau hơn, nằm xuống sẽ giảm, thường có cảm giác buồn nôn.
Còn một thứ đau đầu nghiêm trọng thường xuất hiện ở những người lớn tuổi bị chứng viêm động mạch thái dương (bệnh Horton), (Temporal Arteritis); khi nhai, khu thái dương (nơi hai bên tóc gần má) sẽ cảm thấy đau hơn, thị lực kém dần, toàn thân mệt mỏi, có sốt và sụt cân.
Nhìn chung, triệu chứng của viêm động mạch thái dương rõ nhất là nhức đầu, nhức một bên trong vài ngày và vài tuần; cố định đau ở một nơi, có thể sờ phát hiện bằng tay, nhưng phải lấy mẫu kiểm nghiệm lòng động mạch bị viêm nhiễm mới có thể chẩn đoán chính xác, và cần đến liều lớn về steroid để điều trị, nếu không sẽ dẫn đến mất thị lực.
Viêm xoang (Inflamed Sinuses) cũng là nguyên nhân dẫn tới nhức đầu. Bạn làm sao biết khi nào bị viêm xoang ?
- Thường phát bệnh vào lúc bị cảm hoặc sau đó.
- Có hiện tượng chảy nuớc mũi.
- Chỗ đau cố định, ở những nơi đặc biệt trên mặt hoặc đầu, phát bệnh hết sức nhanh chóng.
- Chưa làm sạch chất dịch tiết vào buổi sáng, đau sẽ dữ dội hơn.
- Đau hơn khi ho, hắt hơi hoặc đột nhiên quay đầu.
- Rượu, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, từ phòng âm bước ra nơi lạnh trong mùa đông cũng khiến đau gia tăng.
Xem
Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm mũi xoang cấp tính
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến nhức đầu :
- Đau dây thần kinh tam thoa (thần kinh số V) (Trigeminal neuralgia) thường xảy ra trên những người già, khi phát bệnh tuy hết sức đau, nhưng chỉ đau trong vài giây, khi đánh răng, súc miệng, thậm chí vô tình đụng phải cũng có thể xuất hiện sự đau đớn.
- Sốt do bất kỳ bệnh nào cũng có thể gây nhức đầu.
- Bị thương trên dầu.
Người lớn tuổi bị đụng phải đầu dù vết thương hết sức nhỏ cũng có thể bị chảy máu sọ, máu đông sẽ gây sức ép cho não, gây đau và hành động dị thường, phải chụp phim cắt lớp kiểm tra mới chẩn đoán chính xác.
- Bệnh mắt như mang kính sai độ hoặc tăng nhãn áp.
- Một vài loại thuốc cũng có thể gây nhức đầu, nhất là thứ thuốc trị đau thắt tim như Nitroglyc- erin…., hoặc những loại thuốc mới dùng như kháng sinh hoặc hormon, sau đó dẫn tới nhức đầu.
- Huyết áp cao cũng có thể dẫn tới nhức đầu, thường ở sau gáy, nhất là khi thức dạy vào buổi sáng.
- Còn một trường hợp nhức đầu hai mắt làm như đều mờ, kéo dài liên tục, cổ cứng đờ, cho thấy bạn có khả năng đang bị xuất huyết não.
Nếu xuất hiện ở thanh niên, đa số do thành mạch máu quá mỏng nên bị vỡ động mạch ; nếu là người lớn tuổi, nhất là đang bị huyết áp cao, sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết não.
Nếu như bạn gặp phải những đợt nhức đầu không rõ nguyên nhân, đau với thời gian kéo dài, đồng thời có đi kèm sốt, buồn nôn, ói mửa, cổ cứng, rất có thể đang mắc phải viêm màng não (Meningitis), phải lập tức tìm tới bác sĩ.
NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý
Triệu chứng : NHỨC ĐẦU
Khả năng mắc bệnh | Biện pháp xử lý |
1. (Stress), mệt mỏi, say rượu, kích thích, chân thương tâm lý. 2. Bị virus hoặc nhiễm khuẩn (bệnh cảm thông thường). 3. Căng thẳng. 4. Đau một bên đầu. 5. Khôi u trong não. 6. Viêm động mạch thái dương. 7. Viêm xoang. 8. Đau dầy thần kinh tam thoa. 9. Sốt. 10. Bị thương ở đầu. 11. Tụ máu trong sọ. 12. Bệnh cao nhãn áp. 13. Tác dụng phụ do thuốc. 14. Cao huyết áp. 15. Xuât huyêt não. |
• Nghỉ ngơi và làm việc vừa sức. • Thường có thể tự khỏi. • Thư giãn cơ bắp. • Tìm ra cách chữa trị hữu hiệu. • Điều trị, mổ, hóa trị. • Chẩn đoán, kê thuốc, tránh trúng gió. • Uống kháng sinh hoặc cho chọc xoang khi cần. • Đặc trị bằng thuốc (tegretol) • Hạ sốt, cho uống acetaminophen (Tylenol). • Nhập viện. • Điều trị hoặc mô. • Điều trị. • Đề xuât với bác sĩ chẩn trị của bạn. • Giảm cân, nhịn ăn và uông thuốc. • Nhập viện cấp cứu. |