Trẻ bị đau đầu – Nguyên nhân, hướng xử lý

Chăm sóc bé

Đau đầu là một trong ba triệu chứng đau tái đi tái lại mà các bác sĩ nhi thường gặp; đau dạ dày và đau tai là các triệu chứng còn lại. Đau đầu có thể được liệt vào dạng nguyên phát, nghĩa là nó không phải do một căn bệnh ẩn bên dưới gây ra (ví dụ, dạng đau đầu do căng thẳng và chứng đau nửa đầu), hoặc thứ phát, nghĩa là có một yếu tố kích thích ấn bên dưới (như, các nguyên nhân vô hại như ốm do virus và cai nghiện caffeine, cho tới những căn bệnh hiếm nhưng nghiêm trọng như u não). Trong hơn 90% các trường hợp, bác sĩ nhi có thể xếp loại hiện tượng đau đầu bằng một đợt khám thể chất và xem xét tiểu sử bệnh tật của bé. Hiếm khi cần đến các xét nghiệm thêm và chỉ trong rất ít các trường hợp, đau đầu mới là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp đau đầu sẽ khỏi khi được nghỉ ngơi, uống đủ nước, ăn nếu trẻ đói và khi hết ốm virus. Các loại thuốc không cần kê đơn như acetaminophen và ibuprofen thường giúp giảm đau đầu.rối loạn lo âu ảnh hưởng cả ở trẻ em và người lớn

Gọi bác sĩ nhi nếu con bạn bị đau đầu về bất cứ triệu chứng nào sau đây:

  • Uể oải và hay nhầm lẫn bất thường
  • Không chịu cúi đầu về phía trước
  • Liên tục đau đầu khi thức dậy mà không có dấu hiệu bệnh nào khác
  • Cáu kỉnh
  • Không chịu uống
  • Nhiệt độ cao hơn 39°c
  • Nôn nhưng không bị tiêu chảy
  • Yếu hoặc mất khả năng điều khiển cơ.

CẢNH BÁO!

Nếu con bạn bị đau đầu thường xuyên, bị đau đầu khi thức giấc, đột nhiên đau đầu trầm trọng, hoặc có kèm theo nôn, hãy đề nghị bác sĩ nhi chú ý tới việc đó. Hầu hết các cơn đau đầu lặp lại là vô hại; tuy nhiên, bác sĩ nhi có thể muốn loại trừ bất kỳ rối loạn tiềm tàng nào.

Con bạn có thể bị đau nửa đầu ảnh hưởng tới sức khỏe nếu bé bị đau đầu lặp lại kèm các triệu chứng liền nhau và có một số hoặc tất cả những triệu chứng sau: đau nhói đầu, thường là ở một bên đều; buồn nôn hoặc nôn, đau bụng; rối loạn về thị giác hoặc cảm giác, như mờ mắt hay mắt nổ đom đóm hoặc cảm giác tê ở tay và chân; giảm đau đầu sau khi ngủ; có tiền sử đau nửa đầu trong gia đình.

Hầu hết những cơn đau nửa đầu ở trẻ không nghiêm trọng và có thể xử lý tại nhà. Hãy nói chuyện với bác sĩ nhi về những biện pháp tốt nhất để tránh các yếu tố kích thích và điều trị đau nửa đầu. Các cơn có thể bị gây ra do sự thay đổi nội tiết tố, một số loại thức ăn nhất định, căng thẳng và các yếu tố khác. Nếu con bạn có những triệu chứng có thể gợi đến đau nửa đầu, bác sĩ nhi sẽ khuyến nghị một kế hoạch điều trị. Duy trì một cuốn sổ ghi chép về tình trạng đau nửa đầu có thể giúp bé xác định và tránh được các yếu tố gây ra đau nửa đầu. Một cuốn sổ theo dõi đau nửa đầu điển hình sẽ bao gồm những ghi chú về ngày, thời gian, thời lượng, địa điểm và mức độ trầm trọng của cơn đau đầu, cũng như các yếu tố môi trường như thực phẩm, các tình huống căng thẳng và các tác nhân khác có thể thúc đẩy. Khi có tín hiệu đầu tiên của một cơn đau đầu, bé nên nghỉ ngơi trong một căn phòng tối, yên tĩnh. Các loại thuốc không cần kê đơn như acetaminophen và ibuprofen thường có hiệu quả đối với đau nửa đầu nhẹ. Trong nhiều trường hợp, các cơn đau đầu của những các bé bị đau nửa đầu sẽ bớt trầm trọng và ít đi khi các bé được bác sĩ khám và đảm bảo rằng các bé không gặp vấn đề trầm trọng về sức khỏe.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn mới tập đi và bị va đập hoặc ngã nhưng không bất tỉnh. Chấn thương nhẹ (Chấn thương nặng rất hiếm khi xảy ra với những cú ngã và va chạm thường gặp ở trẻ tập đi.) Dỗ dành và khuyến khích bé chợp mắt; thử dùng một liều acetaminophen hoặc ibuprofen. Nếu giấc ngủ không làm dịu cơn đau và cảm giác bực bội, đau đầu kéo dài vài tiếng hoặc trầm trọng hơn, hãy gọi bác sĩ nhi.
Con bạn bị sốt nhẹ và không được khỏe. Bé bị viêm họng, sổ mũi hoặc các triệu chứng khác. Cảm lạnh thông thường.

Viêm họng do khuẩn cầu chuỗi (đau họng cấp).

Một dạng viêm đường hô hấp khác.

Đau đáu thường bổ sung thêm vào cảm giác không khỏe trong suốt thời gian ốm do lây nhiễm. Hãy nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán và chỉ định cách điều trị.
Con bạn cũng bị đau ở mặt và hàm. Bé bị sổ mũi và mệt mỏi, cáu kỉnh. Viêm xoang (chứng viêm ở xoang, khoảng không bên trong các xương mặt).

Vấn để vé răng.

Bạn có thể cần đưa bé tới nha sĩ nếu một chiếc răng gây đau cho bé. Bạn có thể cần gặp bác sĩ nhi, họ có thể sẽ chỉ định cách điều trị viêm xoang.
Con bạn phàn nàn về cảm giác đau đầu không rõ ràng, không nhói, có cảm giác như một dải băng quấn chặt quanh đầu. Đau đầu do căng thẳng, rất có thể liên quan tới căng thẳng về cảm xúc. Cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen để trị những cơn đau đầu thi thoảng xuất hiện, nhưng nếu chúng xuất hiện thường xuyên, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi. Hãy cố gắng tìm ra và loại bỏ nguồn gốc căng thẳng vé cảm xúc.
Con bạn phàn nàn vì đau đầu khi bé ăn kem, các đồ uống lạnh hoặc các thức ăn lạnh khác. Đau đầu do đồ ăn lạnh gây ra do thần kinh nhạy cảm.

Răng nhạy cảm.

Một số người bị đau đầu khi đồ ăn lạnh chạm vào vòm miệng mềm (phần phía sau vòm miệng) của họ. Vấn đề vé độ nhạy cảm này là vô hại và sẽ tự khỏi không cần điều trị. Nếu nó khiến con bạn khó chịu, hãy giúp bé tránh đồ ăn lạnh.
Con bạn bị đau đầu khi đọc hoặc làm những công việc nhìn gần. Bé chớp hoặc nheo mắt nhiều. Bé bị đau vai và cổ khi ngồi học ở bàn. Mỏi mắt, thay đổi ở thị lực, và có thể cần kính.

Cần điều chỉnh đồ dùng.

Vị trí đặt màn hình máy tính không tốt.

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám thị lực cho bé và khuyến nghị bạn tham vấn chuyên gia về mắt nếu cần. Những điều chỉnh đối với góc học tập hàng ngày của bé cũng có thể cần thiết.
Con bạn có nhiệt độ cao hơn 39°c. Bé buồn ngủ và cáu kinh. Cổ bé cứng và đau. Ánh sáng làm mát bé đau. Viêm màng não hoặc một dạng nhiễm trùng khác cần được điều trị gấp. Gọi ngay cho bác sĩ nhi. Ngày nay viêm màng não do vi khuẩn ít phổ biến hơn rất nhiều do vaccine chống Hib, chống não mô cầu và phế cầu nhưng không giống như vi khuẩn, virus và các dạng sinh vật khác cũng có thể gây viêm màng não. Bác sĩ nhi sẽ muốn khám cho bé.
Con bạn bị đau đầu trầm trọng và càng ngày càng thường xuyên. Các cơn trở nặng hơn khi bé nằm xuống hay mới thức dậy. Bé vụng về hoặc đi lại bất thường. Bé bị nôn. Cơn đau đầu làm bé thức giấc. u não. Gọi ngay cho bác sĩ nhi. Các xét nghiệm và giới thiệu tới một bác sĩ thần kinh nhi khoa hoặc bác sĩ phẫu thuật thần kinh có thể cần thiết để xác định nguyên nhân của hiện tượng đau đầu.
Con bạn ở tuổi thiếu niên và cảm giác uể oải, suy nhược, lờ đờ hoặc mệt mỏi. Bé trải qua cảm giác đau đầu vào cuối tuần. Cai caffeine. Một trẻ tuổi thiếu niên đột ngột dừng hay cắt giảm lượng dùng caffeine sau một thời gian sử dụng liên tục có thể bị đau đầu do cai caffeine. Cảm giác đau đầu này xuất hiện 1 hoặc 2 ngày sau khi cắt giảm. Một số bé có thể bị đau đầu vào cuối tuần nếu lượng caffeine tiếp nhận vào của các bé giảm đều đặn vào các dịp cuối tuần. Một khi thói quen dùng caffeine đã bị phá bỏ, những cơn đau đầu do cai caffeine sẽ biến mất trong 1 hoặc 2 tuần.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận