Bác sỹ mắt thường gặp bệnh nhân đến khám vì đau đầu. Trong một số trường hợp, tổn thương ở mắt là nguyên nhân gây đau đầu.
- Đau đầu hai bên, hay ở trán, đến khi mệt mỏi thị giác thì cần tìm nguyên nhân tật khúc xạ không được điều chỉnh hoặc điều chỉnh sai, một sự suy giảm hội tụ.
- Đau một bên, quanh hốc mắt cấp tính phải nghĩ đến glocom cấp, một viêm màng bồ đào, nó cũng có thể xuất hiện trước hoặc kèm theo viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.
Bao gồm:
- Hội chứng Tolosa-Hunt, hội chứng viêm hốc mắt với liệt vận nhãn.
- Bệnh Horton, viêm động mạch thái dương, khi đau khu trú ở vùng động mạch thái dương là động mạch bị viêm.
Các ổ tổn thương lân cận: có thể dẫn đến đau vùng hốc mắt: viêm xoang, nhất là xoang trán, đau răng, đau thần kinh chẩm của Arnold khi đau xiên qua vùng cổ II, thường tới quanh hoặc sau hốc mắt.
Các nguyên nhân thần kinh: nếu không thường gặp thì ít ra cũng quan trọng không thể bỏ qua:
- Tăng áp lực nội sọ dẫn đến đau đầu buổi sáng, nôn dễ, khám mắt có thể thấy phù gai. Nhưng cần biết rằng có thể không có các triệu chứng này. Các dấu hiệu thị giác tuỳ thuộc tổn thương do tăng áp lực nội sọ: bán manh đồng danh do u thái dương chậm, bán manh hai phía thái dương của tổn thương hố yên, liệt đứng (hội chứng Parinaud) chứng tỏ u tuyến tùng hoặc hẹp ống tuỷ.
- Hội chứng màng não, dẫn đến đau đầu đột ngột dữ dội, kèm theo nôn, cứng gáy. Đáy mắt có thể có cương tụ gai thị, ngoại lệ có thể có củ Bouchut trong trường hợp viêm màng não lao, thường có chảy máu trong xuất huyết màng não. Trong bối cảnh xuất huyết màng não, một triệu chứng thị giác có thể định hướng chẩn đoán vị trí xuất huyết: bán manh đồng danh trong tổn thương ở bán cầu, giãn đồng tử cùng bên có giá trị lớn khi hôn mê, liệt dây III trong phình động mạch thông sau (phình cảnh trên xoang hang).
- Tổn thương thiếu máu bán cầu não: đôi khi dẫn đến đau nửa đầu cùng bên, nhưng quan trọng là cần biết rằng chứng đau nửa đầu này trên thực tế ảnh hưởng toàn bộ tới vùng cảnh ngoài có thể xuất hiện trước nhiều ngày một liệt nửa người.
- Chấn thương sọ não: thường là nguyên nhân đau đầu. Nó có thể không quan trọng trong hội chứng chủ quan sau chấn động, nhưng có giá trị chẩn đoán lớn trong tụ máu dưới màng cứng mạn tính, cần biết rằng trong trường hợp này chấn thương ban đầu có thể rất nhẹ, thậm chí hoàn toàn bị bỏ qua.
Các nguyên nhân vận mạch: với các nguyên nhân thần kinh:
- Cơn đau nửa đầu – mắt: đau nửa đầu diễn ra trước các tổn thương, ám điểm bán manh lấp lánh, tổn thương vận động hoặc cảm giác nửa người đối diện.
- Cơn đau mạch của mặt: khi cơn đau đặc trưng bởi tính cố định và theo nhịp ngày đêm.
- Đau đầu khi gắng sức do tăng áp lực tĩnh mạch, cần tìm một bất thường của động mạch màng cứng.
Các nguyên nhân toàn thân: rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau đầu: tăng huyết áp, nhiễm độc mạn tính (đặc biệt nhiễm độc khí CO), bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hoặc bán cấp, trong số đó có bệnh sốt đảo Malte và giang mai giai đoạn 2,3.
Bệnh lý cột sống cổ: thường là nguyên nhân của đau đầu. Bệnh hư đốt sống cổ đôi khi có thể dẫn đến đau đầu, thường là nhẹ, thường là đau đầu tư thế.
Ngược lại: thường gặp cơn đau đầu do căng thẳng, hội chứng của Atlas, kèm theo với các cơn đau đầu do tâm lý, khi mà chỉ một mình chúng hiếm khi là nguyên nhân chính của đau đầu (thay đổi theo các thống kê, nhưng có thể có từ 2/3 đến 3/4 người bệnh đến khám vì đau đầu). Trong một số trường hợp, các cơn đau đầu xuất hiện gần đó thể hiện một tình trạng suy nhược (suy nhược bị che dấu) nhưng thường hay gặp hơn các cơn đau đầu nặng từ lâu, đã được thăm khám nhiều lần mà không thấy gì bất thường. Tuy nhiên chỉ chẩn đoán đau đầu tâm lý với chẩn đoán loại trừ sau một thăm khám lâm sàng cẩn thận, bổ sung bởi các xét nghiệm cận lâm sàng, loại trừ các tổn thương thực thể.
Dạ cháu xin chào bác sĩ
Cách đây 5 – 6 năm cháu bị tai nạn giao thông và mắt bên trái sau khi bị tai nạn đó nhìn thấy nhiều chấm đen, cho cháu hỏi là bị bệnh gì ạ ?