Hầu như mọi người trong đời đều có những lần đau đầu ở những mức độ khác nhau. Vậy đau đầu do đâu mà có? Thông thường các thầy thuốc cho đau đầu chủ yếu có liên quan đến những nhân tố sau đây:
Ảnh hưởng của ổ bệnh ở chỗ nào đó, như đau ở các bộ vị như răng, mắt, tai, mũi và hốc hõm mũi, thường có thể lan tỏa đến toàn bộ đầu; biến đổi bệnh lí kéo căng tổ chức mẫn cảm của nội sọ sinh ra đau đầu; các huyết quản động mạch nội sọ hoặc ở bên ngoài sọ não mỏ rộng, sưng tức hoặc bị viêm, cơ bắp ở cổ co giật, thu co cũng sẽ gây nên đau đầu; phản ứng về tinh thần, tâm trạng không tốt như lo lắng, âu sầu, đau thương v.v… cũng có thể chuyển biến thành triệu chứng toàn thân được thể hiện chủ yếu là đau đầu. Các bác sĩ đều nhấn mạnh đối với những chứng bệnh đau đầu, điều quan trọng nhất là phải tìm được căn nguyên để điều trị đúng bệnh, chứ không nên chỉ nghĩ đến uống viên thuốc giảm đau là được.
Mặc dầu trong phần lớn trường hợp, đau đầu không phải là chứng bệnh cấp tính, nhưng nếu xem thường nó thì có khi sẽ rất nguy hiểm, nhất là trong mấy trường hợp sau đây quyết không được xem nhẹ, bỏ qua:
- Bất cứ trường hợp đau đầu nào bỗng nhiên xảy ra và kéo dài trên một tuần, hơn nữa lại tăng nặng dần lên.
- Đau đầu lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc có lịch sử đau đầu trong thời gian dài, nhưng đặc điểm và loại hình phát ra đau đầu là đột nhiên thay đổi hiện tượng đau.
- Bất cứ trường hợp đau đầu có kèm theo sốt cao, ý thức mơ hồ, mất tri giác hoặc có kèm theo kinh quyết.
- Đau đầu do bị chấn thương khi không đội mũ bảo hiểm, cần phải lập tức tiến hành quan sát và kiểm tra trên lâm sàng.
- Đau đầu có tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần ở trẻ em, đau đầu kịch liệt có tính đột phát ở người cao tuổi và đau đầu ở bất cứ lứa tuổi nào có trở ngại đến sinh hoạt bình thường.
- Đau đầu ở một bộ vị riêng biệt nào đó như ở một mắt hoặc một bên tai.
- Đau đầu do vận động quá mạnh như ho mạnh nhiều, cúi gập thắt lưng quá mà sinh ra.