Khó ngủ, Mất ngủ – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng Khó ngủ, Mất ngủ

Chắc không ai không có kinh nghiệm mất ngủ, một là do chênh giờ giữa các khu vực, hay do tâm trạng bi thương, hay quá vui mừng, …tuy nhiên điều này hoàn toàn khác với sự trằn trọc suốt đêm không sao ngủ được, chứng bệnh mất ngủ là khi bạn có đầy đủ thời gian nghỉ ngơi nhưng vẫn không tài nào ngủ được, không có một sự nghỉ ngơi cần thiết.

Trước hết chúng ta cần điểm lại nguyên nhân khiến ta khó hay mất ngủ :có lẽ là trong phòng quá nóng hay thiếu thông thoáng, hay quá lạnh, hay giường quá cứng quá mềm (do môi trường ảnh hưởng) hay bạn có thói quen nằm trên giường suy nghĩ công việc khiến đầu óc quay cuồng, hay do làm tình quá phấn khích khiến khó ngủ. Nếu bạn chạy ra ngoài làm một vài động tác chạy bộ trên máy muốn nhanh chóng ngủ được nhờ mệt nhưng kết quả lại đi ngược lại ý muốn của bạn (trạng thái hành vi con người)

Thức ăn thức uống của bạn, hay thời gian ăn uống của bạn cũng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ. Thí dụ trước khi ngủ uống chút rượu khiến dễ đi vào giấc ngủ, nhưng vài giờ sau lại nhanh chóng thức giấc, và không bao giờ ngủ tiếp được nữa. Khi bạn hút thuốc khi khuya, hay ăn thức ăn ngọt vào trước khi ngủ, chất nicotin và chất đường sẽ gây hậu quả tương tự. Nhưng có điều kỳ lạ là cafein không có tác dụng thức giấc đối với mọi người, có người dù uống hai ly cà phê đặc lúc ăn tối nhưng vẫn có thể ngủ một giấc thật ngon cho tới sáng. Trái lại một số người chỉ cần uống càphê vào 5 giờ chiều thì suốt đêm đó không sao ngủ được cả.

Stress, lạm dụng rượu hay thuốc dễ mất ngủ
Stress, lạm dụng rượu hay thuốc dễ mất ngủ

Tuổi tác cũng là nguyên nhân gây mất ngủ. Tuổi càng cao, thời gian ngủ càng ít.

Thí dụ, một đứa bé mới đầy tháng, một ngày cần ngủ khoảng 20-21 giờ, 6 tháng tuổi cần ngủ 18 giờ, 1 năm tuổi ngủ 15 giờ, những thanh thiếu niên cần ngủ 10-12 giờ, đa số người thành niên cần ngủ khoảng 8 giờ, tới hơn 60 tuổi, thời gian ngủ giảm xuống còn khoảng 6 giờ.

Thiếu ngủ còn có một số hiện tượng đặc thù như sau : khi ta theo dõi những ai luôn than phiền mình ngủ không tốt thật ra suốt đêm họ đều ngủ rất ngon, nhưng họ không có nói dối, nhưng thời gian họ thức hay trằn trọc thật ra ít hơn nhiều so với sự tưởng tượng của họ, nên đối chiếu như vậy họ cứ tưởng mình suốt đêm không ngủ nhưng nó chẳng phải là một sự thật.

Stress ảnh hưởng đến giấc ngủ
Stress ảnh hưởng đến giấc ngủ

Tuy nhiên, khi sự thực đúng như bạn nghĩ, trong đêm bạn ngủ không sâu và không lâu thì nguyên nhân gây mất ngủ sẽ có những khả năng như sau :

  • Nhiều người lớn tuổi cũng dễ mắc phải hiện tượng gọi là ngủ nhiều đợt, tức là ban ngày ngủ quá nhiều (ngủ từng cơn nhỏ), đến tối thì không thể ngủ sâu và ngủ lâu. Nhất là những người ban ngày có thời gian quá nhiều, chỉ đọc báo và xem tivi nên tối thì dễ có chứng như vậy.
  • Trái lại, trẻ thơ không ngủ thường do bệnh thái sinh lý, như đau bụng, khó tiêu, đói hay khăn lót bị ướt, hay mặc quá ấm hay quá lạnh. Những em không ngủ là do vấn đề răng hay ký sinh trùng, có một số em do cơn hãi hùng về ác mộng nên ngủ không ngon giấc, tất cả cần nhờ tới bác sĩ y khoa, tìm ra nguyên nhân chứng bệnh và chữa trị kịp thời.
  • Cường giáp cũng gây khó ngủ. Người khó yên tĩnh, dễ bị kích thích, dễ bị hồi hộp và mồ hôi ướt đẫm mình, nhịp mạch nhanh, dù ăn mạnh miệng, nhưng vẫn bị sụt cân; người bị suy tuyến giáp, nếu uống quá nhiều kích thích tố tuyến giáp, cũng có triệu chứng tương tự.
  • Khó ngủ ? Có phải bạn đang uống thứ thuốc mà trước đó bạn chưa từng uống, dù được bác sĩ kê toa hay tự mua, thậm chí là thuốc cấm lưu hành. Thông thường thuốc khiến mất ngủ là thuốc giảm cân, như amphetamine, hay thuốc hưng phấn thần kinh giao cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc bổ sung máu (khiến bạn phải thức dậy đi tiểu), thuốc vitamin liều cao, thuốc chống trầm cảm, hay thuốc an thần khác.
  • Khi bạn đột nhiên ngưng dùng thứ thuốc đang thường xuyên sử dụng, cũng khiến người ta khó ngủ. Thí dụ, khi bạn quen dùng thuốc ngủ thời gian lâu dẫn tới không thể thiếu thuốc ngủ, nếu bạn tự nhiên vứt bỏ thuốc tất nhiên khó đi vào giấc ngủ nhưng nếu bạn kiên trì như vậy thì thời gian sau đó sẽ quen dần, cũng có thể ngủ ngon mà thôi.
  • Có một số chứng bệnh phát bệnh vào ban tối, hay trở nên trầm trọng vào buổi tối, điều này cũng khiến người bệnh khó ngủ, điển hình nhất là chứng bệnh tiền liệt tuyến ở nam và chứng bệnh viêm bàng quang của nữ. Hai bệnh này đều khiến người bệnh phải thức dậy đi tiểu, cho nên dẫn tới mất ngủ và thiếu ngủ, chứng loét tá tràng cũng phát bệnh vào buổi tối, suy tim, bệnh phổi, và nhất là đau thắt tim cũng khiến người bệnh vì khó chịu dẫn tới khó ngủ.

Ngoài ra, một số triệu chứng sinh lý khiến. người ta khó chịu như viêm khớp chẳng hạn, cũng khiến khó ngủ.

Trằn trọc, khó vào giấc là một trong các triệu chứng điển hình của mất ngủ
Trằn trọc, khó vào giấc là một trong các triệu chứng điển hình của mất ngủ

Trong sách này tuy tôi luôn đề nghị bạn khi gặp chứng bệnh gì nên tìm tới y bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn phòng trị bệnh, như riêng đối với trường hợp mất ngủ, trừ phi bạn xác định mình thực sự có chứng bệnh sinh lý dẫn tới mất ngủ, như cường giáp, hay chứng bệnh khác, nếu không tốt nhất nên tự giải quyết vấn đề, vì hiện nay thời gian bác sĩ thường rất quí báu, họ không có nhiều thời gian để nghe bạn kể dài dòng, thường cho bạn uống thuốc ngủ cho xong. Vì vậy người bệnh khó có được đáp án về chứng bệnh từ chỗ bác sĩ, cuối cùng cũng chỉ nhờ vào thuốc ngủ mà thôi. Tuy nhiên ngoài dựa vào sức mình nếu có thêm sự động viên của người thân thì càng tốt hơn.

Định hướng biện pháp xử lý

Triệu chứng :

Khả năng mắc bệnh Biện pháp xử lý
1. u uất, bi thương, lo âu

2. Do giường hay phòng ngủ không thích hợp

• Tự xử lý không dùng thuốc.

• Sửa lại cho thích hợp.

3. Trước khi ngủ còn tập thể dục mạnh hay làm công việc trí óc • Tránh hoạt động đó.
4. Ăn quá nhiều thức ăn hay thức ăn có cafein, tinh rượu hay chất gây hưng phấn • Tránh tình trạng đó phát sinh.
5. Ban ngày ngủ quá nhiều

6. Trẻ thơ do đau bụng, khó tiêu hay dau răng, ký sinh trùng…

• Ban ngày nên làm việc gì đó cho đầu óc tỉnh táo.

• Tìm bác sĩ nhi khoa kiểm tra.

7. Cường giáp

8. Phản ứng do thuốc

9. Đột nhiên ngưng dùng thuốc ngủ đã quen dùng

• Điều trị.

• Thay liều lượng hay không dùng thứ thuốc đó.

• Kiên trì tiếp tục.

10. Chứng bệnh gây mất ngủ như tiền liệt tuyến, viêm khớp, tim hay phổi… • Điều trị.

 

Triệu chứng bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận