Trẻ bị yếu chân tay, mệt mỏi và run – Nguyên nhân, hướng xử lý

Chăm sóc bé

Rất nhiều loại bệnh diễn ra trong thời gian ngắn có thể khiến cho trẻ thấy yếu chân tay, mệt mỏi và bị run, đặc biệt là khi trẻ bị sốt và phải nằm lâu trên giường trong nhiều ngày. Đa số các trường hợp, trẻ sẽ nhanh chóng lấy lại sức, ăn uống và hoạt động bình thường ngay khi có thể đi lại được. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn tiếp tục thấy chân tay yếu hoặc ngày càng nhiều thì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ cần được kiểm tra.

Thuật ngữ bẩm sinh được dùng để chỉ các triệu chứng xuất hiện ngay khi trẻ vừa chào đời hoặc trong thời gian ngắn sau khi chào đời. Một số trẻ bị yếu cơ bẩm sinh, thì tình trạng này phát triển dần khi trẻ lớn lên hoặc đến tuổi vị thành niên. Một vài dạng của bệnh yếu cơ phát triển dần dần, làm cho trẻ dần bị mất đi sức lực và khả năng vận động theo thời gian, thậm chí cuối cùng có thể là cho trẻ mất khả năng đi lại. Trong khi một số bệnh khác xuất hiện bất chợt và ở dạng cấp – đôi khi nguyên nhân có thể do một loại viêm nhiễm nào đó hoặc do một bệnh khác – và sự tiến triển của bệnh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát bệnh và việc điều trị kịp thời.

Khi các cơ của trẻ trông có vẻ như bình thường, thì đó thường không phải là dấu hiệu sức khỏe tốt. Trẻ em bị các dạng khác nhau của bệnh loạn dưỡng cơ (muscular dystrophy) – một bệnh phát tiến triển theo thời gian – thường có bắp chân to và phát triển quá mức, mặc dù các cơ này rất yếu. Ngược lại, rất nhiều trẻ nhỏ có chân tay trông có vẻ nhỏ nhưng lại hoàn toàn khỏe mạnh bình thường.

Dựa trên các đánh giá kỹ lưỡng, các bác sĩ sẽ xác định liệu con bạn có bị yếu cơ hay không. Các bài kiểm tra thể chất thông thường bao gồm các kiểm tra về sức mạnh cơ bắp và các chức năng vận động. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra số lượng cơ bắp và trương lực cơ (sức kháng của các cơ khi ở trạng thái có ổn định), cũng như tư thế, cử động, phản xạ và phạm vi chuyển động của trẻ. Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kiểm tra cả những dấu hiệu tiềm ẩn ở cơ mắt, cơ mặt và cơ ở các vùng khác trên cơ thể trẻ.

Nói chuyện với bác sĩ nhi khi:

  • Bé chỉ dùng một bên tay và chân để bò
  • Bé ngày càng trở nên vụng về và mệt mỏi
  • Bé thiếu sức sống dù vẫn ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ.

CẢNH BÁO!

Bạn không được cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong hoặc các thức ăn có chứa mật ong, vì trong mật ong có thể có các bào tử Clostridium botulinum, sinh ra độc tố botulism gây nguy hiểm tính mạng, làm trẻ bị tê liệt cơ bắp, khó thở và không ăn uống được.

Chẩn đoán bệnh loạn dưỡng cơ

Một ví dụ điển hình của loại bệnh này là bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne, một loại rối loạn cơ di truyền xuất hiện từ khi trẻ còn nhỏ. Nếu không được điều trị, căn bệnh này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi người bệnh ở vào khoảng 20 đến 30 tuổi. Tuy nhiên, những liệu pháp chữa trị hiện nay có thể cho phép kéo dài tuổi thọ của người bệnh thêm 10-20 năm nữa. Hiện nay, chưa có một loại thuốc cụ thể nào có thể chữa khỏi được bệnh, nhưng các bác sĩ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu những phương pháp điều trị khả thi.

Cũng giống như rối loạn đông máu, rối loạn dưỡng cơ Duchenne có liên quan đến nhiễm sắc thể X và do đó được di truyền từ mẹ sang con trai. Bệnh thường chỉ gặp ở các bé trai, trừ một vài trường hợp bé gái cũng bị bệnh yếu cơ và gặp các vấn đề về tim. Nhờ những kiến thức ngày càng được mở rộng về di truyền học, một người phụ nữ có tiền sử gia đình bị bệnh rối loạn dưỡng cơ Duchenne có thể biết được liệu mình có mang mầm bệnh trong người hoặc có thể có nguy cơ sẽ truyền bệnh đó sang cho con hay không. Những bậc cha mẹ tương lai sẽ được các nhân viên tư vấn về di truyền học thông tin cho biết những nguy cơ họ có thể truyền bệnh sang con cái, hoặc sẽ được tư vấn về phương pháp chẩn đoán di truyền tiền sản, trong đó các phôi dị tật được sàng lọc và loại bỏ trước khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THIẾT
Các mốc phát triển vận động của con bạn đến chậm hơn 50 với các trẻ khác ở cùng lứa tuổi. Chân tay và cơ bắp của bé mềm và nhão bất thường. Bệnh giảm trương lực cơ (có thể do hệ thống thần kinh trung ương hoặc thần kinh ngoại biên gây ra).

Bệnh giảm trương lực cơ bẩm sinh (một loại rối loạn thần kinh cơ – bệnh không tiến triển song thường làm cho bé bị chậm phát triển vận động).

Đưa trẻ đến bác sĩ nhi để được kiểm tra, đánh giá mức độ phát triển. Bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho bạn đến gặp một chuyên gia sức khỏe khác nếu cần thiết.
Con bạn yếu và có vẻ thờ ơ, không hoạt bát. Trẻ rất chậm đạt được các mốc phát triển vận động. Trẻ chóng bị mệt và nhìn mặt trẻ có vẻ như bị phù. Rối loạn tuyến giáp trạng. Khi mới sinh ra, trẻ thường được kiểm tra để đảm bảo các hạch giáp trạng làm việc bình thường. Hãy nói chuyện với bác sĩ nhi, bác sĩ sẽ khám cho con bạn và cho làm các xét nghiệm cần thiết nếu nghi ngờ bé bị rối loạn tuyến giáp trạng.
Con trai bạn gặp khó khăn khi bước đi hoặc đứng dậy sau khi ngã. Bé phải chống tay khi muốn đứng dậy và có dáng đi lạch bạch. Trong gia đình bạn có người bị bệnh đau cơ mô. Đau cơ mô (một loại rối loạn có tính di truyền) hoặc một loại bệnh về thần kinh cơ khác cần được chẩn đoán và điều trị. Gọi cho bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và có thể sẽ giới thiệu cho bạn một chuyên gia sức khỏe khác nếu thấy cần thiết. Nếu mắc phải các bệnh này, bé sẽ phải điều trị suốt đời. Bác sĩ cũng sẽ giúp bạn tìm các nhóm hoạt động hỗ cha mẹ và bé.
Con đang ở tuổi thiếu niên hoặc lớn hơn, thường xuyên bị mệt kể từ lần bị viêm họng gần nhất. Viêm bạch cầu đơn nhân (hay còn gọi là bệnh “mono”, một loại viêm nhiễm do virus).

Thấp tim hay sốt thấp khớp hoặc bệnh về cơ tim (hiếm gặp).

Nói chuyện với bác sĩ nhi. Hiện nay không có một phương pháp điều trị cụ thể nào cho bệnh bạch cầu đơn nhân, đa số trẻ sẽ tự khỏi sau 4-6 tuần. Bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe di truyền học của con bạn, đồng thời sẽ tư vấn cho bạn về chế độ nghỉ ngơi và phục hồi cho bé.
Con bạn ở tuổi đl học hoặc tuổi thiếu niên càng ngày càng có vẻ thiếu sức sống. Mí mắt của bé thường sụp xuống vào buổi sáng. Bé nhìn thấy những hình ảnh của vật bị nhân đôi và đôi khi nói bằng giọng mũi. Bệnh nhược cơ (một loại bệnh làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, do đó làm yếu đi một số cơ nhất định). Gọi cho bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và giới thiệu cho bạn một bác sĩ thần kinh học nhi khoa nếu cần thiết.
Con bạn bị yếu cơ, đầu tiên là ở chân rồi đến tay. Trước đó khoảng 10 ngày, bé bị nhiễm virus (ở đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa) và quấy khóc, khó chịu. Hội chứng Gulllain – Barré (một loại bệnh thần kinh, thường đến sau một loại bệnh do nhiễm virus). Gọi cho bác sĩ nhi, bác sĩ sẽ khám cho bé và có thể sẽ đề nghị bạn cho bé nhập viện để điều trị. Hầu hết trẻ sẽ khỏi bệnh trong vòng từ 2-3 tuần, nhưng một số ít trẻ sẽ gặp phải những di chứng lâu dài.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận