Khái niệm
Mệt mỏi muốn ngủ hoặc bất chợt thức giấc, há miệng phả hơi cho dễ chịu gọi là chứng Ngáp (Kha khiếm) nói chung là hiện tượng sinh lý bình thường. Nếu bất kể thời gian nào, và cũng không do nguyên nhân phải nhọc mệt mà ngáp liên tục, đây mới là biểu hiện bệnh lý.
Kha khiếm (Ngáp) các tài liệu cổ gọi là Khiếm. Cửu chân – Linh khu có ghi: “Thận chủ Khiếm”, Phúc mãn bàn sán túc thực bệnh mạch chứng tính trị – Kim quỹ yếu lược nói “Người trung hàn hay ngáp”, về sau người ta cũng gọi là “Hô khiếm” hoặc “Khiếm khư”.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
- Ngáp do Can uất khí trệ: Có chứng ngáp liên tục, ức uất kém vui, tinh thần bạc nhược, trạng thái thờ ơ, ngực sườn đau, Ợ hơi trướng bụng hoặc trong họng vướng tắc như bị nướng đốt hoặc tinh thần hoảng hốt, hay buồn hay khóc, mạch Huyền Tế.
- Ngáp do trí trệ huyết ứ: Có chứng ngáp liên tục, vùng ngực khó chịu, hoặc vùng trước Tim nhói đau, hồi hộp đoản hơi, choáng váng ù tai, trí nhớ kém,tính tình nóng nảy, chất lưỡi đỏ hoặc tía tối, mạch phần nhiều Trầm Sác hoặc Kết Đại.
- Ngáp do Tỳ thận dương hư: Có chứng tinh thần mỏi mệt, ngáp luôn luôn, kiêm chứng thân thể lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt nhợt, kém ăn trướng bụng, đại tiện nhão, đêm tiểu tiện nhiều lần hoặc tiểu tiện trong dài, lưỡi nhợt môi tái, mạch Trầm Tế.
Phân tích
- Chứng Ngáp do Can uất khí trệ với chứng Ngáp do khí trệ huyết ứ: Cả hai đều có chứng trạng khí cơ bị uất trệ, một là khí uất ở Can, một là khí uất liên quan đến huyết.
Ngáp do Can uất khí trệ phần nhiều do Tâm tình ức uất, tư lự không giải, lo giận phiền muộn, Can mất sự sơ tiết, khí cơ không điều hoà gây nên ngáp luôn luôn, điều trị nên sơ Can lý khí, giải uất tán kết, chọn dùng phương Sài hồ sơ Cán tán gia Xuyên luyện tử. uất kim. Nếu uất lâu ngày hại đến thần, tinh thần hoảng hốt, buồn lo hay khóc, giấc ngủ không yên, có thể dùng Cam mạch đại táo thang gia Hợp hoan bì, Táo nhân, Phục thần, Long sĩ, Ngáp do khí trệ huyết ứ phần nhiều do ốm lâu liên quan đến huyết, mạch lại ứ trệ, dương khí bị nghẽn không được tuyên phát gây nên, có chứng trạng ngáp luôn ĩuôn kiêm chứng vùng ngực bức bôi hoặc đau âm ỉ, hồi hộp đoản hơi, miệng môi xanh mờ, khác với chứng Can uất khí trệ ở trên, điều trị theo phép hoạt huyết hóa ứ, lý khí phá trệ, dùng phương Huyết phủ trục ứ thang gia giảm.
- Chứng Ngáp do Tỳ Thận dương hư: Phần nhiều do phú bẩm tiên thiên bất tục, hoặc ốm lâu thể trạng yếu, Tỳ Thận dương suy, trung tiếu hư hàn, dương hư âm thịnh, âm dương ảnh hưởng lẫn nhau gây nên, có các chứng trạng mỏi mệt, vươn vai hay ngáp, thân thể lạnh sợ lạnh, mạch Trầm Tê vô lực. Điều trị nên kiện Tỳ ôn dương, bổ Thận ích hoả, dùng phương Hữu qui hoàn gia vị.
Khí là suý của huyết, huyết là mẹ của khí, khí trệ thì huyết ứ. Khí trệ lâu ngày thường dẫn đến huyết ứ, mà huyết ứ cũng có thể làm nặng thêm khí trệ. Khí trệ phần nhiều thuộc thực, mà huyết ứ lại thường gặp là trong hư kiêm thực, còn Tỳ Thận dương hư thì đơn thuần thuộc hư chứng.
Trích dẫn y văn
Hoàng đế hỏi: Người ta ngáp, do khí nào gây nên? Kỳ Bá đáp: Vệ khí ban ngày đi ở phần dương, nửa đêm đi ở phần âm. Âm chủ về ban đêm, đêm thì đi nằm. Dương chủ về phía trên, âm chủ về phía dưới… âm dương tác động vào nhau cho nên hay ngáp. (Linh khu – Khẩu vấn thiên).
Thận phát sinh ngáp, phát sinh hắt hơi. Khí uất ở Vị thì sinh ra ngáp. Mạch của Túc Dương minh Vị biến động thì bệnh rét run hay vươn Vai và ngáp. Nhị dương nhất âm phát bệnh, chủ về sợ hãi, đau lưng, hay ợ, hay ngáp. Vị là nhị dương. Thận là nhất âm, vì Vị hư khí uất ở giữa thì gây Ợ. Thận hư kinh uất ở dưới thì sinh ngáp. Nội kinh xếp ngáp vào Vị, nhưng phải do kinh khí Thiếu âm uất ở dưới không đạt tới Dương minh ở trên, Vị khí nhân đó không thư triển mà thở dồn, ngáp luôn để tiết khí uất làm Kinh thư thái. Nếu khí Thiếu âm không ứng xuống dưới, Vị khí tuy hư, uất tiết lên trên thì chỉ thở dồn chứ không ngáp (Khiếm đế – Trương thị ỵ thông).