Tâm quý ( hồi hộp) – Chứng trạng bệnh Đông y

Chứng trạng Đông y

Khái niệm

Tâm quí là chỉ Tâm động hồi hộp không yên, tục gọi là Tâm khiêu. Mục Quý – Thương hàn minh lý luận có ghi: “Quý là Tâm nới lỏng, lập bập run rẩy như động, thình thịch rộn rịp không yên”.

Tâm quí nói chung chia làm hai loại Kinh quí và Chính xung. Loại trên phần nhiều do dụ phát sợ hãi cáu giận, tình huống toàn thân còn tốt, bệnh tình khá nhẹ. Loại sau lại không vì sợ hãi mà tự cảm thấy hồi hộp không yên, toàn thân tình huống kém sút, bệnh tình khá nặng. Mục Chính xung kinh quí kiện vong chứng – Y học chính truyền viết: “Cái gọi là Chính xung, trong Tâm sợ sệt rung động không được yên tĩnh, phát sinh không có thời gian nhất định. Kinh quí có vẻ như rung động, sợ hãi muốn thành Quyết, phát cơn có thời gian nhất định”.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Tâm quý do Tâm khí hư tổn: Có chứng trạng hồi hộp không yên, sắc mặt trắng bệch, ngực đầy thiểu khí, mệt mỏi yếu sức, môi miệng nhợt, chân tay không ấm, thậm chí hay ngáp hoặc thở dài, tự ra mồ hôi, biếng nói, mạch Nhược vô lực.

Tâm quý do Tâm dương không mạnh: Có chứng trạng hồi hộp đoản hơi, thiểu khí vô lực, tiếng nói khẽ hụt hơi, trong ngực bĩ đầy, ban đêm nặng hơn, sợ lạnh ưa ấm, thậm chí tay chân Quyết, tiểu tiện trong dài, đại tiện không thành khuôn, mạch Trầm Vi hoặc Trầm Hoãn, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi ướt nhuận.

Tâm quý do Tâm âm bất túc:Có chứng hồi hộp phiền táo, đầu choáng mắt hoa, gò má đỏ ù tai, miệng khô họng ngứa, mất ngủ hay mê, sốt nhẹ mồ hôi trộm, mạch Tế Sác, chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc sáng bóng không rêu.

Tâm quỷ do Tâm huyết bất túc: Có chứng hồi hộp sợ sệt, sắc mặt không tươi, Tâm phiền không ngủ, chân tay vô lực, tinh thần không mạnh, môi và móng tay chân nhợt, mạch Tế Nhược, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng.

Tâm quí do kinh sợ quấy rối Tâm: Có chứng hồi hộp hay sợ, nơm nớp không yên, hay mê dễ thức giâc, mạch Tiểu sắc, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng mỏng.

Tâm quỷ do Tâm huyết ứ nghẽn: Có chứng hồi hộp đoản hơi, ngực khó chịu, đau sườn, nặng hơn thì đau xiên tới vai lưng, mặt môi tía tối, tứ chi nghịch lạnh, miệng khô họng ráo, mạch sắc Kết Đại, chất lưỡi xanh ” ặc có nốt ứ huyết hoặc đỏ tía, rêu trắng hoặc vàng.

Tâm quý do đờm hoả quấy rối Tâm: Có chứng hồi hộp phiền toái, miệng lưỡi loét nát và đau, miệng đắng họng khô, choáng váng mất ngủ, hoặc thổ huyết, nục huyết, mạch Hoạt Sác, hoặc Huyền Sác, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc vàng nhớt.

Tâm quý do thủy khí lăng Tâm: Có chứng hồi hộp ngực đầy, đầu mắt choáng váng, tiểu tiện sẻn rít, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trơn ướt, mạch Trầm Huyền.

Phân tích

  • Chứng Tâm quý do Tâm khí hư tổn với chứng Tâm quý do Tâm dương không mạnh: Cả hai đều thuộc chứng Tâm hư, nguyên nhân bệnh đại thể giống nhau, nói chung phần nhiều ở người cao tuổi tạng khí suy yếu, hoặc do ốm lâu không hồi phục, hoặc do ra quá nhiều mồ hôi, dùng thuốc hạ quá mạnh tổn hại khí huyết gây nên. Chứng trạng cộng đồng của hai loại này là: Hồi hộp đoản hơi, tự ra mồ hôi, hoạt động hoặc mệt nhọc thì bệnh tăng, về yếu điểm biện chứng : Mạch chứng chủ yếu của Tâm quý do Tâm khí hư tổn, ngoài chứng trạng cộng đồng như nói ở trên, còn kiêm các chứng sắc mặt trắng nhợt mệt mỏi yếu sức, chất lưỡi nhợt, thể lưỡi non bệu, rêu lưỡi trắng, mạch Hư. Mạch chứng chủ yếu của Tâm quý do Tâm dương không mạnh, ngoài những chứng trạng cộng đồng như nói ở trên còn kiêm chứng cơ thể ớn lạnh, chân tay lạnh, vùng tâm hung buồn bực, sắc mặt tái xanh, chất lưỡi nhạt hoặc tía tôi, mạch Vi Nhược hoặc Kết Đại. về phép chữa: loại trên nên dưỡng Tâm ích khí kiêm an thần định trí, dùng phương Hổ phách dưỡng Tâm đan hoặc Dưỡng Tâm thang; Loại sau nên ôn bổ Tâm dương, dùng phương Quế chi cam thảo long cốt mẫu lệ thang.
  • Chứng Tâm quý do Tâm âm bất túc với chứng Tâm quý do Tâm huyết bất túc: Cả hai cùng thuộc chứng Tâm hư, nguyên nhân bệnh đại thể giống nhau, nói chung do nguồn hóa sinh ra âm huyết bất túc hoặc thứ phát sau khi bị mất huyết như sản hậu bị mất huyết nhiều, băng lậu ngoại thương xuất huyết .v.v… cũng có thể do mệt nhọc tinh thần quá độ, đến nỗi doanh huyết suy hư, âm tinh hao tổn ngấm ngầm gây bệnh. Chứng trạng cộng đồng của hai chứng là hồi hộp, Tâm phiền, dễ kinh sợ, mất ngủ hay quên. Yếu điểm biện chứng là: Tâm quý do Tâm âm bất túc ngoài những chứng trạng như nói ở trên còn kiêm chứng scít nhẹ, mồ hôi trộm, ngũ Tâm phiền nhiệt, khô miệng, lưỡi đỏ ít tân, mạch Tế Sác. Tâm quý do Tân huyết bất túc ngoài những chứng trạng như nói ở trên còn kiêm chứng choáng váng, sắc mặt kém tươi, môi lưỡi nhợt mạch Tế Nhược. Phép trị: Loại trên nên tư âm giáng hoả, ninh Tâm an thần, dùng phương Định Tâm thang hoặc Bổ nguyên ích âm thang. Loại sau nên dưỡng Tâm ích huyết, an thần định chí, dùng phương Quy Tỳ thang hoặc Hà sa đại tạo hoàn.
  • Chứng Tâm quỷ do kinh hãi quấy rối Tâm: Chứng này chủ yếu do kinh hãi đột ngột, “Kinh thì khí loạn” đến nỗi Tâm thần không tự chủ được, nằm ngồi không yên mà sinh Tâm quý, lại vì “Sợ thì khí tụt xuống” tức là nói sợ thì hại Thận, tinh khí hư khiếp đến nỗi Tâm quý không yên, điều trị nên trấn kinh an thần, bổ Tâm phù hư, dùng phương Quế chi khứ Thược dược gia Thục tất Long ccứ Mẩu lệ cứu nghịch thang.
  • Chứng tâm quý do Tâm huyết ứ nghẽn: Nguyên nhân phần nhiều do Tâm khí hư hoặc Tâm dương hư, huyết vận hành vô lực gây nên hoặc do thất tình kích thích quá mức, mệt nhọc lại nhiễm lạnh, đến nỗi huyết mạch nghẽn trệ mà hình thành Tâm huyết bị ứ nghẽn. Yếu điểm biện chứng là Tam quý kiêm chứng ngực sườn đau nhói hoặc đau tức thường lan toả đến bên trong cánh tay cũng đau nhất là cánh tay trái đau gặp nhiều hơn. Nói chung xu thế đau kịch liệt, lúc phát lúc ngừng, nặng hơn thì mặt môi tím tái, chân tay nghịch lạnh, chất lưỡi đỏ tôi hoặc tía có nốt ứ huyết, ít rêu lưỡi, mạch Vi Tế hoặc sắc. Điều trị nên hành khí hoạt huyết, hóa ứ thông lạc, dùng phương Huyết phủ trục ứ thang hoặc Quan Tâm số II.
  • Chứng Tâm quỷ do đờm hỏa quấy rối Tâm: Nguyên nhân phần nhiều thấy ở loại hỏa của tình chí phát từ bên trong, hoặc lục dâm hóa hỏa bị uất ở trong hoặc do ăn quá nhiều thức cay nóng, uống quá nhiều thuốc ôn bổ gây nên. Yếu điểm biện chứng là Tâm phiền mà hồi hộp, nóng nảy mất ngủ, miệng lười lở nát hoặc lưỡi cứng khó nói, lưỡi đỏ rêu nhớt, mạch Hoạt Sác. Điều trị nên thanh nhiệt quét đờm, ninh Tâm an thần, dùng phương Ôn Đởm thang hoặc Gia vị Định chí hoàn.
  • Chứng Tâm quý do thủy khí lăng Tâm: Chứng này phần nhiều do Tâm dương hư mà thủy ẩm tràn lên gây nên có thể chia làm hai thể. Một là Tâm dương không mạnh lại thêm Tỳ Phế khí hư không khả năng phân bố tân dịch, đọng lại thành ẩm hoặc là thủy khí xông lên. Yếu điểm biện chứng là dưới Tâm nghẽn đầy, khí xông lên ngực, hồi hộp đoản hơi, đầu mắt choáng váng, trong ngực bứt dứt, khái thâu, khạc nhổ ra đờm trắng loãng, rêu lưỡi trơn ướt, mạch Trầm Huyền, phép trị nên thông dương hóa ẩm, dùng phương Linh quế truật cam thang gia giảm. Một loại khác là Tâm dương không mạnh lại thêm Thận dương hư, không chế phục được thủy hàn ở hạ tiêu, hình thành chứng thủy tà lấn lên trên. Yếu điểm biện chứng là choáng đầu hồi hộp kiêm chứng tiểu tiện không lợi, gân thịt máy động .v.v… mạch Trầm, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng trơn, hoặc vùng vai lưng đau mỏi, hoặc bụng đau đại tiện lỏng, hoặc thân thể tay chân phù thũng. Điều trị nên ôn dương tán hàn, lợi thủy tiêu âm, dùng phương Chân vũ thang gia giảm.

Biện chứng Tâm quý, trước hết nên chú ý phân biệt hư thực. Nói chung chủ yếu là hư chứng. Thực chứng ít gặp nhưng thường là hư ở bên trong lại cộng thêm dụ phát từ nguyên nhân bên ngoài, xuất hiện cả hai hư thực đều có. Điều trị nói chung chủ yếu là bổ hư, khư tà làm phụ. Hư chứng chủ yếu phải ích khí, dưỡng huyết, tư âm và ôn dương, cũng có thể linh hoạt gia thuốc ninh Tâm an thần. Thực chứng thì chủ yếu phải thanh hỏa hóa đờm, hành ứ trân kinh. Nếu hư thực cùng xuất hiện, nên phân rõ chủ thứ hoãn câp để biện chứng điều trị.

Trích dẫn y văn

Làm chủ con người là Tâm, nuôi Tâm là huyết, Tâm huyết một khi bị hư, thần khí thất thủ, thần mất đi thì nhà rỗng không, nhà rỗng không thì bị uất mà đờm ứ đọng. Đờm ở vị trí của tâm, đó là cái mầm mống của Kinh quí. Có trường hợp đình ẩm thủy khí lấn Tâm, thì trong Hung có tiếng nước sèo sèo, hư khí lưu động. Thủy đã lấn lên trên, Tâm hỏa phản ứng, cho nên rộn rạo đập nhanh, làm cho người ta có tình trạng như rộn rạo, mạch thiên về Huyền. Có trường hợp dương khí hư từ bên trong, dưới Tâm rỗng không giống như Kinh quí, mạch bên hữu Đại mà vô lực đó là bệnh ấy. Có trường hợp âm khí hư từ bên trong, hư hỏa vọng động Tâm quý gày còm, ngũ Tâm phiền nhiệt, mặt đỏ môi se, mạch bên tả Vi Nhược hoặc Hư Đại vô lực đó là bệnh ấy (Chứng trị vâng bổ).

“Quý “ tức là nói “ Chính xung” dưới Tâm hồi hộp đập nhanh có tiếng động rộn ộp, sợ sợ ghê ghê, vốn không thấy hãi, tự Tâm động nên không yên, đó tức là “Quý” {Quý – Trương thị ỵ thông).

Chứng trạng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận