Nevramin

Thuốc Tân dược
Thuốc Nevramin
Thuốc Nevramin

NEVRAMIN

viên nén: vỉ 10 viên, hộp 300 viên. thuốc tiêm: ống 2 ml, hộp 5 ống.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên
Thiamine tetrahydrofurfuryl disulfide 54,58 mg
tương ứng: Fursultiamine 50 mg
Pyridoxine chlorhydrate 250 mg
Cyanocobalamine 250 mg
cho 1 ống
Thiamine tetrahydrofurfuryl disulfide 21,832 mg
tương ứng: Fursultiamine 20 mg
Pyridoxine chlorhydrate 20 mg
Hydroxocobalamine 1000 mg
Mepivacaine chlorhydrate (Carbocaine) 20 mg

 

DƯỢC LỰC

Fursultiamine (TTFD): là một dẫn xuất của thiamine, có những ưu điểm hơn thiamine chlorhydrate thông thường:

  • Có ái lực cao với mô.
  • Chuyển đổi nhanh sang dạng hoạt động của thiamine là
  • Ngoài ra, hoạt chất này cũng có khả năng hấp thu tốt hơn qua đường tiêu hóa, có nồng độ cao trong máu và tác động kéo dài, không bị phân hủy do Aneurinase, độc tính rất thấp và tác dụng phụ hiế
  • Về mặt dược lý học, TTFD còn có tác dụng giảm đau, hiệp lực với các thuốc giảm đau khác, tác động chống liệt ruột và rối loạn bàng quang do nguyên nhân thần Với thiamine, những tác động này không có hay rất yếu.

Pyridoxine chlorhydrate: tham gia vào quá trình biến dưỡng prot ine và lipide, tăng hoạt các tế bào thần kinh bị tổn thương.

Cyanocobalamine hay hydroxocobalamine:

  • Ngăn chặn và điều trị chứng thiếu máu.
  • Tác dụng phục hồi rối loạn chức năng dây thần kinh

CHỈ ĐỊNH

Viên nén:

  • Viêm đa dây thần kinh
  • Các chứng thiếu máu: thiếu máu ác tính, thiếu máu do ký sinh trùng.

Thuốc tiêm:

  • Viêm đa dây thần kinh, rối loạn chức năng dây thần kinh do biến chứng tiểu đường
  • Các chứng thiếu máu: thiếu máu ác tính, thiếu máu do ký sinh trùng, thiếu máu do dinh dưỡng, thiếu máu do giải phẫu hay những chứng thiếu máu khác.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tiền sử nhạy cảm với cobalamine (vitamine B12 và các chất cùng họ). Không dung nạp vitamine B1.

Bướu ác tính: do vitamine B12 có tác động cao trên sự tăng trưởng của mô, do đó có nguy cơ đẩy mạnh tốc độ sinh sản của tế bào.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG

Một vài trường hợp có phản ứng miễn dịch, đôi khi trầm trọng, thậm chí có thể gây tử vong, đã được ghi nhận sau khi tiêm chế phẩm có chứa cobalamine ; do đó, nên tránh dùng thuốc này ở những bệnh nhân có cơ địa dị ứng (suyễn, eczéma).

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Chỉ được dùng đường tiêm bắp.

Không được dùng thuốc khi đã có hiện tượng không dung nạp một trong các thành phần của thuốc qua các đường dùng thuốc khác.

Khi tiêm, cần cân nhắc những điều kiện sau để tránh những tác dụng không mong muốn lên mô và tế bào thần kinh:

  • Không nên tiêm lặp đi lặp lại ở cùng một vị trí. Cần chú ý đặc biệt khi dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ sinh non và trẻ
  • Tránh những vùng có dây thần kinh đi qua.
  • Kim tiêm phải được rút ra ngay lập tức và phải đổi nơi tiêm khi cảm thấy đau nhức hay nhận thấy có máu chảy ngược vào ống bơm tiêm.

TƯƠNG TÁC THUỐC

+ Lévodopa: Chống chỉ định phối hợp (do làm giảm tác động của l vodopa khi không được sử dụng kèm theo chất ức chế dopadécarboxylase ngoại biên).

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Phản ứng phản vệ: ngứa, nổi mề đay, phát ban, sốc. Có thể bị mụn trứng cá.

Nước tiểu có màu đỏ.

Nếu hạn hữu có bị sốc, việc trị liệu bao gồm: adrénaline, corticoide dạng tiêm, acide epsilon aminocaproique.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Viên nén:

Uống mỗi ngày 1 đến 2 viên sau khi ăn. Thuốc tiêm:

Tiêm bắp mỗi ngày 1 ống, sau đó 1 ống cách 2 đến 3 ngày khi các triệu chứng đã thuyên giảm

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

One Comment

Hỏi đáp - bình luận