Những thực vật mà trẻ không được ăn

Chăm sóc bé

Đề cao chất lượng nhân khẩu thì việc ưu sinh ưu dục là then chốt, mà việc cho trẻ ăn một cách hợp lý, tránh dùng những thực vật gây trở ngại cho sức khoẻ của trẻ lại là một trong những điều kiện ưu dục. Dưới đây xin giới thiệu mấy loại thực vật thường thấy mà không được cho trẻ ăn.

1) Không được uống nước chè đặc. Bởi vì chất tanin ở trong lá chè có thể kết hợp với chất sắt ở trong thức ăn, hình thành ra một chất hoá hợp không tan, ảnh hưởng đến việc hấp thu chất sắt, rất dễ gây nên bệnh bần huyết thiếu chất sắt. Chất moocphin ở trong lá chè còn có thể làm cho trẻ em hưng phấn quá độ, hồi hộp không yên, ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường của trẻ và làm cho tim đập nhanh hơn. có hại cho tim; còn có thể kích thích cho vị toan phân tiết mà dẫn đến đầy bụng làm chậm nhu động của ruột, dẫn đến bí đái. Ngoài ra những chất kích thích mạnh như rượu, cà phê, ớt, hồ tiêu đều phải kiêng kỵ.

Trà đặc
Trà đặc

2) Không được ăn nhiều bỏng rang . Trong bỏng rang có rất nhiều chất chì. Trẻ em thường xuyên ăn bỏng rang sẽ có nguy hại rất lớn cho sức khoẻ.

Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm của nhà nước đã qui định, hàm lượng chì ở mỗi kg bánh nướng không được vượt quá 0,5mg, vậy mà hàm lượng chì mỗi kg bỏng rang bình quân là 10mg. Trong một thời gian ngắn mà trẻ em hấp thu quá nhiều chất chì, dễ dẫn đến phản ứng ngộ độc, biểu hiện là hồi hộp, biếng ăn, đầy bụng hoặc là bí đái v.v…Thường xuyên ăn bỏng rang còn dẫn đến giảm sút sức đề kháng, chậm lớn v.v…Do đó trẻ em không được ăn nhiều bỏng rang.

3) Không ăn quá nhiều thực phẩm họ đậu. Bởi vì trong đậu đỗ có một chất có thể dẫn đến làm xưng tuyến giáp trạng, có thể làm cho tuyến giáp trạng phân tiết nhiều hơn, làm cho thiếu chất tuyến tố giáp trạng trong cơ thể, cơ thể muốn thích ứng với nhu cầu đó thì cần phải tăng thêm nhiều chất tuyến giáp trạng trong cơ thể, dẫn đến xưng tuyến giáp trạng. Hơn nữa, chất iốt là nguyên liệu của tuyến tố giáp trạng, một số lớn tuyến tố giáp trạng hợp thành lại dẫn đến thiếu chất iốt trong trẻ em. Ngoài ra, những loại rau có chất xen-luy-lô như rau cải,dưa muối v.v… trẻ em dưới 2 tuổi cũng không nên ăn.

Đậu nành tác dụng rất tốt cho bệnh tim mạch
Đậu nành

4) Kiêng ăn mỡ động vật (mỡ lợn).Bởi vì mỡ động vật chủ yếu là chất axit mỡ bão hoà. Trẻ em ăn nhiều mỡ động vật sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất calxi, dẫn đến thân thể thiếu chất canxi, không có lợi cho sức khoẻ, nghiêm trọng hơn thì dẫn đến mắc bệnh còi xương. Cho nên, mỡ bò, mỡ cừu, mỡ lợn và những thức ăn rán bằng mỡ thì không nên ăn nhiều.

5) Không nên ăn uống những thứ quá mặn. Thông thường người ta rất ít chú ý đến khẩu vị ăn uống của trẻ em như thế nào cho vừa phải, thường có thói quen là người lớn nếm thức ăn của trẻ em rồi quyết định độ mặn nhạt của món ăn đó. Họ không biết rằng người lớn ăn mặn hơn trẻ con rất nhiều. Nếu cứ ép trẻ con cũng phải có khẩu vị như người lớn thì lượng muối mà trẻ em hấp thu sẽ nhiều hơn người lớn khá nhiều làm cho trẻ em bị động phải ăn uống những thứ quá mặn.

Mọi người đều biết, thành phần chủ yếu của muối là natri và clo. Đối với trẻ em nếu quá nhiều natri sẽ gây ra điều nguy hại là không chuyển hoá được. Mà tuổi càng nhỏ thì hậu quả càng nghiêm trọng. Đó là vì: công năng thận chưa phát triển đầy đủ, chưa có khả năng đào thải quá nhiều chất natri ở trong máu. Quá nhiều chất natri đọng lại ở trong cơ thể làm cho lượng máu tăng lên, máu bị nở ra nhanh chóng, huyết quản ở vào trạng thái cao áp, thế làhuyết áp tăng cao, tăng thêm gánh nặng cho buồng tim, do đó mà dẫn đến suy nhược tâm lực có tính chất xung huyết, ứ nước.

Điều tra y học đã chứng minh rằng, người nào ăn uống quá mặn, thì tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim, bệnh trúng gió và công năng thận không khoẻ, và tỉ lệ tử vong so với người ăn nhạt cao hơn nhiều, người lớn đã như vậy, càng không cần nói đến trẻ con. Để bảo đảm cho trẻ em lớn lên một cách mạnh khoẻ, mong rằng các bậc cha mẹ hãy thay đổi tập quán của mình, ăn uống nên thanh đạm, không nên để cho trẻ em ăn uống quá mặn.

6) Không nên ăn những loại rau như ngó sen. Bởi vì trẻ em không như người lớn, khi ăn không nhai được thật kỹ, có khi còn nuốt chửng, như vậy đối với các em rất khó tiêu hoá những thức ăn này, do đó mà sinh ra đau bụng. Những loại thực vật như hành tây, củ cải sống thì không nên ăn nhiều. Những thực vật có gai, có vỏ, có hạt, cần phải chú ý làm cho kỹ, đề phòng trẻ em ăn vào sẽ phát sinh những điều bất ngờ.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận