Khám chức năng thực vật

Bệnh thần kinh

MỞ ĐẦU

Nói một cách khái quát, hệ thần kinh có hai chức năng là chức năng động vật và chức năng thực vật.

  • Chức năng động vật: đảm nhiệm việc chỉ huy các vận động của hệ cơ, xương; bao gồm các hoạt động có ý thức, theo ý muốn con người.
  • Chức năng thực vật: chỉ huy các hoạt động tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết, hô hấp v.v… Đó là các hoạt động tự động không theo ý muốn của con người.

Chức năng thực vật lại được chia thành: chức năng giao cảm và chức năng phó giao cảm (bảng 2.5). Nếu xét ảnh hưởng của chúng ở một số cơ quan nhất định thì hai chức năng này hoạt động dường như đối lập nhau, tuy nhiên, chúng luôn ở trong trạng thái cân bằng động. Khi một trong hai chức năng bị ức chế, giảm hoạt động thì chức năng kia sẽ có biểu hiện hoạt động trội lên.

Có thể tóm lược hai chức năng trên như sau:

Bảng 2.5. Chức năng của hệ thần kinh thực vật

Cơ quan đích Hệ giao cảm Hệ phó giao cảm
Mắt Dãn đồng tử Co đồng tử
Tuyến nước bọt Tiết nước bọt đặc, ít Tiết nước bọt loãng, nhiều
Tim Tăng nhịp tim Giảm nhịp tim
Huyết áp Tăng huyết áp Giảm huyết áp
Phế quản Dãn Co
Ruột Giảm nhu động ruột Tảng nhu động ruột
Mạch máu Co mạch Dãn mạch
Chất gây hưng phấn Adrenalin, ephedrin, calci… Achetylcholin, eserin, kali…
Chất gây ức chế Chlohydrat, bromua Atropin, scopolamin

KHÁM CHỨC NĂNG THỰC VẬT

Phản xạ dựng lông ở da

Cách khám: kích thích bằng cách gây lạnh, bằng cồn hoặc dùng quạt phẩy nhẹ ở những vùng da non (nách hoặc mặt trong đùi…).

Đáp ứng: bệnh nhân sẽ nổi da gà tại vùng kích thích.

Phản xạ dương tính khi hiện tượng nổi da gà biểu hiện rất rõ rệt và có biểu hiện lan rộng ra cả các vùng khác. Nguyên nhân là tình trạng cường giao cảm ở bệnh nhân.

Vẽ da phản xạ (dermographie reflex)

Cách khám: dùng kim nhọn vạch trên da bệnh nhân.

Bình thường có một vệt đỏ, gọn, xuất hiện sau vài giây và tồn tại một thời gian ngắn.

Phản xạ biểu hiện bệnh lý khi vết đỏ lan rộng và tồn tại lâu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do cơ chế dãn mạch phản xạ ở những bệnh nhân cường phó giao cảm.

Vẽ da tại chỗ hay vẽ da nổi (dermographismus elevata)

Cách khám: thầy thuốc dùng kim đầu tù, vẽ tại một chỗ da nào đó.

Đánh giá kết quả: ở người bình thường có một vệt đỏ xuất hiện trên da dọc theo đường vạch của kim.

+ Dấu hiệu vẽ da nổi dương tính khi bệnh nhân không có vạch đỏ mà có vạch trắng. Nguyên nhân là tình trạng cường giao cảm trên bệnh nhân.

+ Ở bệnh nhân cường phó giao cảm sẽ thấy xuất hiện vệt màu đỏ lan rộng, tồn tại lâu hoặc đường vạch da bị phù nề nổi lên khỏi mặt da (có phản ứng tại chỗ).

Nghiệm pháp Aschner hay nghiệm pháp mắt – tim

  • Cách khám:

+ Bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái.

+ Thầy thuốc bắt mạch bệnh nhân và ghi lại; sau đó dùng tay ấn trên nhãn cầu của bệnh nhân khoảng 30 giây, đồng thời đo lại mạch nhưng trong khi vẫn duy trì động tác ấn trên nhãn cầu bệnh nhân.

  • Đánh giá kết quả:

+ Ở người bình thường mạch sẽ chậm đi 8 -10 nhịp/1 phút.

+ Những bệnh nhân cường giao cảm mạch chậm đi ít hơn.

+ Những bệnh nhân cường phó giao cảm mạch chậm đi nhiều hơn.

Nghiệm pháp nằm – đứng (nghiệm pháp tư thế)

Cách khám:

+ Giai đoạn 1: bệnh nhân nằm ờ tư thế thoải mái, thầy thuốc lấy các chỉ số mạch huyết áp của bệnh nhân rồi ghi lại.

+ Giai đoạn 2: cho bệnh nhân đứng dậy, thầy thuốc lấy lại ngay lần thứ hai các chỉ số mạch và huyết áp của bệnh nhân và ghi lại.

Đánh giá kết quả bằng cách so sánh các chỉ số mạch và huyết áp của bệnh nhân khi nằm và khi đứng. Người bình thường khi chuyển tư thế từ nằm sang đứng thì huyết áp sẽ giảm và mạch tăng 8-10 nhịp/phút; ngược lại, khi cho bệnh nhân chuyển từ tư thế đứng sang tư thế nằm thì mạch sẽ chậm đi khoảng 8-10 nhịp/phút và huyết áp sẽ tăng.

Trường hợp bệnh lý trong hội chứng Shy – Drager bệnh nhân sẽ có biểu hiện:

+ Hạ huyết áp tư thế kéo dài (đây là triệu chứng quan trọng).

+ Có hội chứng ngoại tháp.

+ Rối loạn cơ vòng.

+ Có thể có rối loạn tâm thần.

Khám chức năng tiết mồ hôi (nghiệm pháp Minor)

Bôi dung dịch iod loãng lên da bệnh nhân, sau đó rắc tinh bột lên và cho bệnh nhân vận động cho ra mồ hôi. Chỗ nào có mồ hôi tinh bột sẽ chuyển màu, chỗ có tăng tiết mồ hôi màu tinh bột sẽ chuyển rất đậm.

Đo nhiệt độ da của bệnh nhân

Tiện lợi nhất là dùng điện cực bề mặt và đo bằng máy. Thao tác đo đơn giản, chỉ cần áp điện cực vào vùng da cần đo trong vòng 1 – 2 phút là máy đã cho biết kết quả đo chính xác.

 

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận