Công dụng một số chất bổ dưỡng trong thực phẩm

Chăm sóc bé

Canxi

Canxi có tác dụng làm xương cứng. Bộ xương như cái khung nhà gánh vác toàn cơ thể của trẻ đang cần lớn, chắc thêm, nên rất cần canxi.

Canxi có nhiều trong sữa và các sản phẩm của sữa. Sữa bò có lượng canxi nhiều gấp 3,4 lần lượng canxi có trong sữa người, nhưng cơ thể của Bé khó hấp thụ hơn. Các loại pho mát có vỏ cứng chứa nhiều canxi hơn ioại vô mềm.

Canxi còn có nhiều trong váng sữa, trái cây khô, hạt đậu khô, rau cải hoa (súp-lơ), rau cải xoong (cresson).

Cơ thể phải có các chất chứa phốt pho và vitamin D mới hấp thụ được canxi từ thực phẩm.

Người ta còn đánh giá các loại thực phẩm căn cứ vào lượng calori (calo) chúng cung cấp cho cơ thể. Trẻ em trong 2 tháng đầu, cần 120 calo mỗi ngày cho mỗi cơ thể; từ 2 tới 6 tháng cần mỗi ngày 110 calo cho mỗi kg cơ thể; từ 6 tới 12 tháng, càn 100 calo/ngày cho mỗi kg cơ thể và từ 1 tới 3 tuổi, cần 90 calo/ngày cho mỗi kg cơ thể.

1 lít sữa mẹ cung cấp cho cơ thể của Bé 700 calori.

Xenlulô

Xenlulô là những chất xơ có nhiều trong rau và trái cây, giúp cho bộ phận tiêu hóa, nhất là ruột hoạt động tốt.

Natri clorua

Natri clorua là muối ăn. Cơ thể cần có một ít muối ăn trong thành phần các dung dịch trong người và để dạ dày điều chế axít clohydric, cần thiết cho sự tiêu hóa.

Tuy vậy, ăn mặn quá sẽ không tốt. ở người lớn, sẽ làm tăng huyết áp.

Sắt

Chất sắt có vai trò quan trọng trong việc hình thành hồng huyết cầu có khả năng hấp thụ ôxy ở phổi rồi đưa ôxy đi khắp cơ thể.

Các thực phẩm giàu chất sắt như : đậu ván, đậu nành, đậu hạt khô, rau, mận.

Các loại sữa đặc chế cho trẻ mới sinh thường có chất sắt.

Các bác sĩ khoa nhi thường khuyên các bà mẹ cho con ăn thêm các chất bổ có sắt ở độ tuổi từ 1 tháng tới 1 năm.

Gluxít hay chất đường

Chất đường là chất cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Mỗi gram đường cho cơ thể 5 calori.

Người ta phân biệt các chất đường được cơ thể hấp thụ nhanh như đường củ cải, đường mía, đường trong trái cây (quả); đường cơ thể hấp thụ chậm trong gạo, các loại bột, bánh, hạt, củ. Bởi vậy, cần phải lựa chọn khi dùng các thực phẩm có đường chậm tiêu hóa để cho trẻ ăn. Tuy vậy, những loại thực phẩm này cũng cổ ưu điểm là cung cấp từ từ năng lượng cho cơ thể.

Chất béo

Chất béo có lẫn trong thịt lợn (heo), thịt bò hoặc ở dạng gần nguyên chất trong các loại dầu mỡ thực vật như : dầu ô liu, dầu vừng, macgarin; các loại mỡ động vật, bơ.

Một SỐ chất béo rất cần thiết cho óc và hệ thống thần kinh. Những axít béo, thành phàn của chất béo, có nhiều trong những loại dầu thực vật như dầu quỳ, dầu đậu nành, dầu ngô. Sữa người có nhiều axít béo hơn sữa bò. Sôcôla, hạt dẻ, lạc cũng có chất béo.

1 gram chất béo cung cấp 9 calori. Để hấp thụ được chất béo, cơ thể người cần có vitamin A và D.

Ở người Iớn, chất béo có ảnh hưởng không tốt tới các mạch máu, làm xơ cứng động mạch. Bởi vậy, các bác sĩ khuyên chỉ nên cho trẻ em ăn chất béo ở mức độ vừa phải. Không nên xào các thực phẩm đẫm mđ rồi lại mang nấu vì chất béo khó tiêu, khi nóng hoặc xào đi nấu lại càng khó tiêu hơn, có hại cho dạ dày.

lốt

Iốt là chất rất cần cho hoạt động của tuyến giáp, một tuyến nội tiết ở dưới cổ, chỉ huy việc điều tiết năng lượng trong cơ thể. Iốt có ít trong phần lớn các thực phẩm, chỉ có nhiều trong cá.

Những chất vi lượng

Những chất vi lượng là những chất rất quan trọng, cho những hoạt động sinh lý của cơ thể, nhưng cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ các chất vi lượng. Đó là các chất : đồng, kẽm, côban, mangan, bạc, nhôm, molypđen, selen v.v… Những trẻ em không được nuôi bằng sữa mẹ, bị các chứng về đường tiêu hóa, thiếu chất dinh dưỡng, thường cũng thiếu các chất vi lượng.

Phôt pho (chất lân)

Phốt pho cần cho cơ thể để hấp thụ được canxi.

Sữa và những sản phẩm của sữa như phomát, đều có nhiều phốtpho trong thành phần. Cả lòng đỏ trứng cũng vậy. Ngoài ra, những loại thực phẩm khác cũng cung cấp cho cơ thể một lượng phốtpho tương đối đủ cho nhu cầu.

Kali hay Potassium

Cơ thể con người cần có kali để hấp thụ được các chất đường (gluxít). Kali có ít trong muối ăn và có nhiều trong thực vật. Người ăn chay, chỉ ăn rau có nhiều kali nhưng thiếu chất muối. Người ăn theo chế độ ăn bình thường (thịt, cá, rau…) thường cơ thể có đủ lượng kali theo nhu cầu.

Prôtêin

Có thể ví prôtêin như nguyên liệu xây dựng cơ thể. Bởi vậy trẻ em đang lớn càng cần có prôtêin. Các thực phẩm giàu prôtêin là sữa, phomát, thịt, cá, trứng, các loại hạt, rau khô. lg prôtêin cung cấp cho cơ thể 4 calori.

Prôtêin của mỗi chất có những đặc tính riêng, nên trẻ em muốn phát triển bình thường, cần phải ăn đủ loại thực phẩm. Tuy vậy, người ta cũng có thể nuôi trẻ lớn chỉ bằng các thực phẩm thực vật như rau, đậu, ngũ cốc… và sữa, trứng.

Lượng prôtêin cần hàng ngày cho 1 kg cơ thể trẻ em nhừ sau :

Từ khi sinh tới 2 tháng : 2,4 g

Từ 2 tới 6 tháng : 1,7 g

Từ 6-12 tháng : 1,2 g

Từ 12 tháng trở đi, mỗi ngày 10 g cho toàn cơ thể.

Muối khoáng

Cơ thể thường lấy các muối khoáng từ thực phẩm như : muối ăn, các muối có canxi, photpho, sắt, iốt và kali.

Vitamin

Các chất béo, đường, prôtít là những nguồn cung cấp năng’lượng cho cơ thể. Những muối khoáng và vitamin không cung cấp năng lượng nhưng lại cần thiết vì giúp cơ thể hấp thụ yà sử dụng các thức ăn. Có nhiều thứ vitamin :

VITAMIN A – Giúp cơ thể phát triển và chống được sự viêm nhiễm vitamin A có nhiều ở cà rốt, cây mùi tây, quả mơ, troqg bơ, dầu gan cá thu, lòng đỏ trứng, gan, cá trích.

VITAMIN B – Vitamin B có nhiều loại : Bj, B2, B6, B12 v.v… có tác dụng bổ dưỡng thần kinh, bắp thịt, bộ phận tiêu hóa, máu. Các thực phẩm như rau và thịt đều có đủ các loại vitamin trên, nhưng các chất hạt, nhất là mầm lúa mì và gan, có nhiều nhất.

VITAMIN C – Cần thiết cho cơ thể, vì thiếu vitamin c người ta sẽ bị mắc các chứng : xuất huyết, mệt, đau người. Trước kia, những thủy thủ đi trên biển Ịâu ngày thường mắc một loại bệnh gọi là scorbut làm rụng răng, tụ máu dưới da, mất sức, làm người yếu lả đi. Ngày nay, người ta đã biết rõ đó là hiện tượng thiếu vitamin c. Bởi vậy, những người thường ăn đồ hộp cần phải ăn thêm cam, chanh v.v… là những loại quả chứa nhiều vitamin C.

Vitamin C bị phá hủy ngoài không khí hoặc ở nhiệt độ cao. Bởi vậy, luộc rau không nên luộc nhừ, lâu và nên đậy vung, để giữ được một số vitamin c không bị phá hủy.

Sau đây là số mg vitamin c có trong 100 g quả tươi : chanh, cam : 45 ; bưởi : 40; quít, vải : 30; quả mâm sôi : 25; dứa : 24; cà chua : 23; chuối chín : 10; dâu, đào : 8; dưa : 6; mận, táo : 5; mơ, nho, lê ; 4; quả vả : 2.

VITAMIN D – Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ được chất canxi và phốtpho, Những tia cực tím có tác dụng hình thành lượng vitamin D trong cơ thể, có trong ánh mặt trời khi không có sương mù hoặc không phải chiếu qua cửa kính. Dầu gan cá cũng có nhiều vitamin D, nhất là dầu gan cá thu.

Ở các thành phố, nơi nhiều khói và bụi ngăn cản ánh mặt trời nên cũng làm giảm tác dụng của tia nắng trong việc hình thành vitamin D của cơ thể người. Bởi vậy nên cho trẻ em uống thêm vitamin D tổng hợp, 3 giọt mỗi ngày có khoảng 1.200 đơn vị vitamin D.

Các trẻ em có màu da thâm cần uống nhiều hơn.

MỘT SỐ VITAMIN KHÁC

Vitamin E cần cho sự phát triển của trẻ em, nhất là những trẻ sinh thiếu tháng.

Vitamin K cần cho sự đông máu.

Vitamin p cần để cho các mạch máu có tính bền và đàn hồi.

Những vitamin này đều có trong các loại thực phẩm. Một chế độ ăn tốt gồm các thức ăn động vật và thực vật sẽ cung cấp đủ cho cơ thể người các loại vitamin trên.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận