Trang chủChứng trạng Đông yMiệng có vị mặn - Triệu chứng bệnh Đông y

Miệng có vị mặn – Triệu chứng bệnh Đông y

Khái niệm

Khẩu hàm là chỉ chứng trong miệng cảm thấy có vị mặn, có khi kèm theo vị mặn còn bài tiết ra cả đờm dãi.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Miệng có vị mặn do Thận âm hư: Có chứng miệng có vị mặn hoặc mửa ra chút ít dãi có vị mặn kèm chứng trạng miệng khô họng ráo, đầu choáng tai ù, lưng gối mềm yêu, ngũ tâm phiền nhiệt, đêm ngủ không yên, lưỡi đỏ rêu mỏng, mạch Trầm Tế mà Sác, xích mạch vô lực.
  • Miệng có vị mặn do Thận dương hư: Có chứng miệng có. vị mặn, toàn thân mệt mỏi, đoản hơi yếu sức, sợ lạnh chân tay lạnh, lưng gối yếu mỏi vô lực, đêm đi tiểu nhiều lần, chất lưỡi nhợt bệu và có vết răng, mạch Trầm Tế vô lực.

Phân tích

  • Chứng Miệng có vị mặn do Thận âm hư với chứng Miệng có vị mặn do Thận dương hư: Năm tạng đều chủ về 5 vị khác nhau, mặn là vị của Thận, miệng có vị mặn phần nhiều do chất dịch ở Thận dâng lên gây nên. Cả hai chứng đều thuộc hư nhưng một loại là âm hư, một loại là dương hư. Nguyên nhân bệnh phần nhiều do mệt nhọc hại Thận hoặc tuổi cao thể lực yếu hoặc ôm lâu liên lụy đến Thận dẫn đến hạ nguyên hư suy, chân âm chân dương bị hao tổn gây nên. Nhưng Thận âm hư phần nhiều do hư hỏa bốc lên hun đốt Thận dịch làm cho miệng có vị mặn. Còn loại Thận dương hư là do dương hư không thu nhiếp, Thận dịch trào lên gây nên miệng có vị mặn. cả hai đều là Thận hư cho nên đều có các chứng trạng tinh khí bất túc như: lưng đùi yếu mỏi vô lực hoặc đầu óc choáng váng. Nhưng với Thận âm hư thời kiêm các chứng trạng âm hư hỏa vượng như tai ù miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, chất lưỡi hơi đỏ, mạch Tế Sác. Chứng Thận dương hư thì có các chứng sợ lạnh chân tay lạnh, tinh thần mỏi mệt yếu sức, đêm đi tiểu nhiều lần, chất lưỡi nhợt bệu, mạch Trầm Tế. Thận âm hư điều trị ‘ theo phép tư âm giáng hỏa, làm mạnh chủ của thủy cho uống Đại bổ âm hoàn hoặc Tri bá địa hoàng hoàn. Thận dương hư suy điều trị theo phép ôn bổ Thận dương cho uống Thận khí hoàn hợp với Ngũ vị tử gia giảm.

Trích dẫn y văn

Miệng mặn là Tỳ thấp vì nó nhuận xuống gây nên thành vị mặn. Tỳ không hóa thủy cho nên mới mặn dùng Nhị trần thang gia Toàn phú hoa. Hoắc hương, Bạch thược, Đàn hương, Ngô thù du mà chữa. Vị linh thang cũng chữa được. Hoặc dùng Lục vị địa hoàng thang gia Toàn phú hoa, Ngưu tất, Bạch mao căn, điều trị theo phép cách bước hóa thủy từ trong Thận đưa nó đi xuống (Huyết chứng luận – Khẩu thiệt).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây