Cách uống rượu bia không bị say

Sức khỏe gia đình

Cách uống rượu bia không bị say

Nếu bạn là người thường xuyên phải tham gia vào các buổi tiệc tùng thì việc phải uống nhiều rượu bia gần như rất khó tránh, những tác hại của rượu bia là rất lớn và để giảm thiều tối đa tác hại của rượu bia hoàn toàn có thể giải quyết được bằng các mẹo nhỏ sau:

uống rượu bia không say trong các buổi tiệc tùng

Uống rượu bia không say trong các buổi tiệc tùng

Ăn trước khi uống

Lời khuyên của các chuyên gia là nên ăn một chút thực phẩm vào bụng trước khi cạn ly. Nó sẽ giúp cồn trong rượu bia không bị hấp thụ nhanh. Ăn thực phẩm cũng làm giảm acetaldehyde trong dạ dày. Acetaldehyde được biết đến là thủ phạm chính gây say khướt. Ăn càng nhiều, khả năng say xỉn càng ít đi vì lúc đó bạn sẽ không uống được nhiều và cơ chế phòng vệ của cơ thể đối với độc tố của rượu bia cũng mạnh hơn nhờ hiệu ứng pha loãng cồn.

Bạn cũng có thể uống một cốc sữa trước khi “zô”. Lý do là sữa sẽ phủ lên da dày “màng bọc” và làm chậm quá trình hấp thụ cồn rượu.

Chỉ uống một loại rượu hoặc bia

Ngày Tết chúng ta có rất nhiều loại đồ uống, từ bia cho tới rượu vang, “quốc lủi”, đến các loại rượu “Tây”. Tuy nhiên, khi đã vào bàn nhậu, bạn chỉ nên theo đuổi một loại đồ uống. Các nhà khoa học cho rằng uống nhiều loại rượu bia khác nhau sẽ làm cho cơ thể bị “tra tấn” bởi những phụ gia (additives), hương vị (flavorings) và những nguyên tố khác ở trong mỗi loại bia, rượu. Điều đó có thể làm tăng khả năng say sỉn và mức độ say nghiêm trọng hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Do vậy, hãy chỉ uống một loại duy nhất để khả năng “chiến đấu” của bạn mạnh hơn mà vẫn giảm được mức độ tổn hại sức khỏe.

Uống nước trước, sau và trong khi “nhập tửu”

Cồn trong rượu bia, làm cho bạn đi tiểu nhiều hơn, điều này có thể dẫn đến háo nước. Hãy uống một cốc nước trước, trong lúc và sau khi uống rượu. Điều này sẽ giúp phá vỡ cấu trúc cồn mà tạo ra axit lactic và các loại hóa chất khác gây cản trở sản xuất đường và chất điện phân (electrolyte) trong cơ thể. Đó là điều lý giải tại sao uống các loại nước đồ thể thao trong khi uống rượu sẽ rất tốt. Sau khi uống rượu cũng nên tránh các loại nước có chứa caffeine (cà phê và trà). Cafeine có thể làm bạn tiêu chảy và ngạt mũi khi kết hợp với cồn và làm tăng các triệu chứng khi say sỉn.

Lời khuyên tốt nhất là cứ uống 1 ly rượu thì uống một ly nước lọc và uống khoảng nửa lít nước trước khi đi ngủ.Rượu vang đỏ có lợi cho tim mạch

Chọn đúng loại rượu “tủ”

Hãy chọn loại rượu khiến bạn cảm thấy dễ chịu nhất khi uống.

Một số nghiên cứu cho biết, những loại đồ uống như whisky, rượu vang… dễ làm tăng khả năng say hơn những loại rượu khác. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu nữa để củng cố thông tin này nhưng tốt nhất là bạn phải biết cơ thể khi nào chuẩn bị say để dừng lại kịp thời. Nếu bạn để ý có một số loại rượu thường gây nhức đầu thì hãy chọn loại rượu mà bạn cảm thấy dễ chịu nhất.

Uống rượu bia một cách từ từ

Mỗi lần uống, bạn nên chỉ uống một vài hớp một chứ không nên uống liền một mạch và buổi tiệc tùng ngày Tết cũng không nên “cà kê” quá lâu. Theo các nghiên cứu, bạn uống càng nhiều trong mỗi lần “zô” thì bạn càng nhanh bị “đo ván”. Trong một giờ, cơ thể chỉ phân giải được 25ml cồn. Lượng cồn không bị phân giải tồn đọng do uống quá nhanh sẽ tràn vào máu và dễ gây ngộ độc (say sỉn).

Ăn thực phẩm rán, chiên Trước và trong khi nhập tiệc rượu

Nên dùng chút thức ăn có chút dầu mỡ (đồ rán, chiên). Cách này giúp bề mặt dạ dày và ruột được tráng một lớp dầu, nhằm giảm lượng cồn hấp thu vào máu qua niêm mạc của hai bộ phận này. Ngoài ra, bạn có thể ăn lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt. Chất albumin của lòng trắng trứng sẽ làm kết tủa cồn trong rượu, giảm lượng cồn hấp thu vào máu, do đó giảm nguy cơ say và ngộ độc rượu. Mặt khác, albumin còn bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động kích thích, xung huyết, loét… của lượng cồn có trong rượu.

Trong khi uống có thể dùng kèm nhiều loại trái cây hoặc rau như dưa chuột, cà rốt, su su, đồng thời tránh những loại hạt khô như lạc, hạnh nhân vì nó tác động đến dạ dày.

Mở cửa cho thoáng

Khi nhậu bạn cũng nên mở cửa sổ hoặc cửa ra vào để cho thoáng và đón nhận không khí trong lành từ bên ngoài. Điều này giúp oxi hóa cơ thể đồng thời giúp các cơ quan trong cơ thể và tâm hồn hoạt động tốt hơn khi nhậu, từ đó mà cũng giảm được khả năng say xỉn.

Giải quyết sự cố khi say sỉn

Khi vui vẻ, không tìm cách tránh được từ những lời mời nhiệt tình của bạn bè và người thân làm cho bạn say khướt thì bạn cũng cần biết một vài thủ thuật dưới đây để hạn chế những tác động xấu nhất tới sức khỏe do uống quá nhiều.nhu cầu nước của cơ thể

a/ Hãy nôn khi có thể

Nếu bạn buồn nôn và cảm thấy khó chịu, hãy tìm cách nôn hết ra, sau đó bổ sung nước và năng lượng bằng một ly nước ép trái cây hoặc nước chanh đường, đặc biệt là nước mía. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng một bát cháo loãng. Cháo dễ tiêu hóa, khiến bạn không có cảm giác nặng bụng.

b/ Ăn nhiều chuối

Uống nhiều rượu bia làm cho cơ thể bị cạn kiệt lượng kali. Do vậy, ăn chuối hoặc những thực phẩm giàu kali, trong lúc bị say rượu sẽ làm giảm những triệu chứng khó chịu do cơ thể được bổ sung kali và chất điện phân. Bạn cũng có thể dùng các loại nước uống thể thao vì chúng cũng giàu hàm lượng kali.

c/ Uống trà atisô

Theo một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Anh thì trà atisô (không chứa chất caffein) có thể kích thích sự phục hồi của gan và giúp giải cơn say rượu. Không những thế, loại cây trà này còn có khả năng điều trị chứng khó tiêu, chứng nghiện rượu, bệnh gan mãn tính, bệnh vàng da và nhiều biến chứng khác gây tổn hại đến gan. Trà atisô cũng giàu chất hoá học có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là chất fructoso và axít ascorbic, chất này được biết đến như là vitamin C, giúp cơ thể chuyển hoá nhanh lượng cồn trong cơ thể. Ngoài ra, trà atisô cũng góp phần làm dịu một số triệu chứng của say rượu.

d/ Bổ sung vitamin B

Một trong những nguyên nhân làm bạn cảm thấy khó chịu mỗi khi uống các thức uống có cồn là do cơ thể mất đi các vitamin B. Do đó, việc bổ sung vitamin B6 và vitamin B tổng hợp sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chống lại cảm giác say. Vitamin B dễ dàng tìm thấy trong các thực phẩm như sữa, súp lơ xanh, cà rốt, dưa đỏ, mơ, quả hạnh, lạc và các loại rau xanh đậm…

e/ Tăng cường vitamin C

Khi say, hãy uống nước hoặc ăn nhiều đô giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, dâu tây, dứa, cà chua, cà rốt… Hoặc bạn có thể dùng viên C để giúp cơ thể nhận được nhiều năng lượng hơn.

g/ Hãy đi ngủ

Khi bạn say xỉn, sau khi đã dùng những phương pháp trên thì nên trở lại giường và ngủ. Giấc ngủ sẽ làm dịu những triệu chứng của say rượu và giúp bạn tránh được những rủi ro như trúng gió, tai nạn…Và cách làm dịu sự khó chịu là hãy nằm ở phòng tối và đắp khăn mát lên trán.

Theo một kinh nghiệm cổ xưa, sau khi uống rượu, hãy ăn một vài quả hồng chín, vì có thể át được mùi rượu, khiến bạn không bị say. Các loại hoa quả không chỉ có nhiều đường fructoza, không những có khả năng “tiêu hóa”, mà còn đẩy nhanh quá trình đào thải chất ethanol ra khỏi cơ thể. Việc ăn trái cây này cũng có thể giảm sự đau đầu của bạn khi uống những loại có nồng độ cồn cao.

Và điều cuối cùng bạn nên nhớ: “Đã uống thức uống có cồn thì không được lái xe’’. Chất cồn không chỉ làm suy giảm khả năng điều khiển xe mà còn ảnh hưởng đến khả năng phán đoán âm thanh, dễ dẫn đến những tai nạn gây tổn hại tới bản thân và những người khác. Do đó, hãy chủ động nhờ bạn bè, người quen hay người thân trong gia đình đến đón bạn, còn nếu không thể, hãy gọi một chiếc taxi đưa bạn về.

Sức khỏe gia đình
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận