Vaccin Ho Gà – Tiêm chủng mở rộng

Sức khỏe gia đình

Đại cương về bệnh ho gà:

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Bệnh lây qua giọt nước bọt ngay tại gia đình với tỷ lệ 70- 100%. Trước đây, dịch xảy ra có tính chu kỳ cứ 3-4 năm một lần. Ở những quần thể chưa được miễn dịch, bệnh có thể bùng phát thành dịch lớn. Dịch chủ yếu gặp ở trẻ em tuổi đi học và trẻ nhỏ trên 6 tháng. Bệnh thường được thể hiện bởi những cơn ho rũ rượi và khạc đờm sau đó. Ho có thể kéo dài tới 3 tháng và thường phối hợp với nôn. ở trẻ nhỏ, nhiều khi chỉ thấy tím tái, ngạt thở và co giật. Vi khuẩn ho gà có thể gây bệnh não do thiếu oxy dẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vong chung của bệnh thường là 0,3%, nhưng ở trẻ nhỏ, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 0,5%. Hàng năm có khoảng 250.000 trẻ em trên thế giới mắc bệnh ho gà. Từ ngày có vaccin, tỷ lệ mắc bệnh ho gà đã giảm nhiều.

Xem bệnh ho gà:

Bệnh Ho Gà (bệnh do Pertussis) – chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán và điều trị ho gà ở trẻ em

Các loại vaccin ho gà:

Các vaccin ho gà đều được sản xuất và đóng gói chung với vaccin bạch hầu và uốn ván.

  • Vaccin ho gà chứa nguyên vi khuẩn : (DTPw)

Trong những thập kỷ 70, một loạt các vụ dịch ho gà đã bùng phát tại Anh, Nhật Bản và Thụy Điển. Tương tự, vào những năm 1980, khi Tây Đức không dùng vaccin ho gà , tới 40% trẻ em đã bị mắc bệnh này. Nghiên cứu trên thực địa cho thấy vaccin này có khả năng bảo vệ được 85-95%. Tuy nhiên, sau 5 năm tiêm vaccin, tỷ lệ miễn dịch bảo vệ chỉ còn khoảng 50% và sau 12 năm thì hết hiệu lực bảo vệ

  • Vaccin ho gà tinh chế: (DTPa)

Đây là loại vaccin chỉ chứa một hoặc một số thành phần tinh chế của vi khuẩn ho gà (độc tố của vi khuẩn, yếu tố ngưng kết mảnh và một số yếu tố mang tính kháng nguyên (pertactin, fimbrial antigen…). Vaccin này cũng có hiệu lực bảo vệ khoảng 85%. Nó có ít tác dụng phụ hơn so với vaccin nguyên vi khuẩn. Vaccin này đã được sử dụng nhiều năm tại Nhật bản.

Sức khỏe gia đình
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận