Trang chủBệnh truyền nhiễmVacxin Bạch Hầu - Tiêm chủng mở rộng

Vacxin Bạch Hầu – Tiêm chủng mở rộng

Đại cương về bệnh bạch hầu:

Bạch hầu là một bệnh lây cấp tính gây dịch do Corynebacterium diphtheriae gây ra. Các bệnh cảnh lâm sàng thường gặp có thể là bạch hầu thường, bạch hầu họng-thanh quản(Croup) và bạch hầu ác tính.. Vi khuẩn đột nhập qua da và niêm mạc gây ra các giả mạc dai tại chỗ bị nhiễm khuẩn (thường là ở hầu họng, thanh quản, có thể là ở mũi,mắt,da hoặc bộ phận sinh dục) từ đó vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố vào máu gây nhiễm độc cơ tim, thận, các dây thần kinh trung ương và ngoại biên. Chẩn đoán xác định bệnh bạch hầu khi thấy có giả mạc trắng bóng bám chặt vào niêm mạc, giả mạc dai, dính ,lan nhanh ở họng và ngoáy rìa giả mạc cấy có vi khuẩn bạch hầu .

Biểu hiện bệnh bạch hầu
Biểu hiện bệnh bạch hầu

Một khi chẩn đoán hoặc nghi ngờ là bạch hầu phải tiến hành điều trị ngay bằng huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD) và các kháng sinh như Penicillin hoặc kháng sinh nhóm Macrolides. Tỷ lệ tử vong tùy từng vụ dịch có thể từ 5 -10%.

Xem bệnh Bạch Hầu

Triệu chứng và điều trị Bệnh bạch hầu

Bệnh Bạch Hầu – Chẩn đoán và điều trị

Các loại Vacxin Bạch hầu:

1. Vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván (DTP) :

Gồm bạch hầu, uốn ván và ho gà với toàn vi khuẩn (Diphtheria-tetanus-whole cell pertussis Vacxine – DTPw) và bạch hầu – uốn ván – ho gà không có tế bào vi khuẩn (Diphtheria-tetanus-acellular pertussis Vacxine – DTPa)

  • Tên chung: Naccin DPT
  • Tên thương mại: Vacxin Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván hấp phụ
  • Nơi sản xuất: Viện Vacxin và các chế phẩm sinh học Nha Trang.
  • Thời gian bảo vệ : Trong vòng 3-5 năm
  • Tác dụng phụ:

Mẩn đỏ, sưng đau nhẹ, có thể sốt 38°c – 39°c

Tác dụng phụ nói chung là nhẹ, chóng khỏi, đặc biệt nếu cho trẻ uống phốĩ hợp Bacbiturat hoặc antihistamin

Các biến chứng thần kinh do tính độc của ho gà gây nên như co giật, viêm não rất hiếm gặp; Trường hốp phản ứng này phải được chăm sóc y tế tại một cơ sở gần nhất

Đối với Vacxin bạch hầu hoặc Vacxin DTPw : Khoảng 50% số trường hợp sau tiêm thấy khó chịu hoặc viêm chỗ tiêm. Khoảng 30% xuất hiện sốt nhẹ. Khoảng 1 phần triệu trường hợp có biểu hiện não viêm nhưng không có bằng chứng chứng tỏ nguyên nhân là do Vacxin.

  • Chống chỉ định:

Trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính

Sốt cao

Bệnh cấp tính và mãn tính ở thời kỳ tiến triển

Rối loạn thần kinh như co giật, viêm não và các bệnh về não

Không tiêm liều Vacxin tiếp theo cho trẻ ở lần tiêm trước đã có phản ứng nặng; trường hợp này sẽ được gây miễn dịch bổ sung bằng giải độc tố Bạch hầu – uốn ván hấp phụ

  • Lịch tiêm:

Miễn dịch cơ bản: 3 liều cách nhau ít nhất 30 ngày. Liều thứ nhất khi trẻ được 2 tháng tuổi. Liều thứ 3 trước khi trẻ được 12 tháng tuổi

Tiêm nhắc lại: 1 năm sau khi tiêm liều thứ 3

Liều tiêm: mỗi lần tiêm 0,5ml, tiêm bắp thịt

2. Vacxin Tetracoq

  • Tên chung :Naccin bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt
  • Tên thương mại: Tetracoq
  • Nơi sản xuất: Pasteur Merieux Connaught – Pháp
  • Thời gian bảo vệ:Trong vòng 3-4 năm
  • Tác dụng phụ:

Có thể phát ban, nổi hạch tại nơi tiêm

Sốt (38 – 39°C)

Các phản ứng thường nhẹ và thoáng qua, đặc biệt nếu cho trẻ uống phôi hợp với salicylat, bacbiturat hoặc kháng histamin

Các biến chứng thần kinh do độc tính của thành phần ho gà như co giật, viêm não, bệnh về não rất hiếm gặp. Những biến chứng sau tiêm thấp hơn 100 – 1000 lần so với biến chứng khi bị bệnh tự nhiên.

  • Chống chỉ định:

Bệnh viêm não có hoặc không kèm theo co giật

Phản ứng mạnh sau mũi tiêm Vacxin ho gà lần trước: sôt cao trên 40°c, co giật, sổc xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm

Chú ý với những trường hợp dị ứng với Streptomycin h. Lịch tiêm:

Miễn dịch cơ bản: 2 đến 3 mũi tiêm cách nhau ít nhất là 1 tháng

Nhắc lại: 1 liều 1 năm sau mũi tiêm cơ bản cuối cùng

Liều: 0,5ml, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt

3. Vacxin Tritanrix-HB

  • Tên chung: Vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B
  • Tên thương mại: Tritanrix – HB
  • Nơi sản xuất:GlaxoSmithKline Biologicals S.A. – Bỉ
  • Thời gian bảo vệ: nhiều năm
  • Tác dụng phụ

Các triệu chứng tại chỗ như nốt đỏ (>2cm), sưng (>2cm) trong vòng 48 giờ xuất hiện với tỷ lệ khoảng 5,0% và 9,2%. Có thể thấy biểu hiện tăng nhạy cảm tại nơi tiêm ở khoảng 3,2% số trường hợp tiêm phòng.

Khóc bất thường, ngủ gà, kích thích, các triệu chứng ở dạ dày, ruột, ăn kém xuất hiện trong vòng 48 giờ (tỷ lệ < 5% số trường hợp tiêm phòng); sốt được ghi nhận ở 40% số trường hợp nhưng chỉ có 6% trường hợp tiêm có nhiệt độ >39°5

Các biểu hiện xảy ra với tỷ lệ < 3% số trường hợp tiêm (bao gồm viêm họng/viêm phổi/rối loạn hô hấp/viêm phế quản/viêm tai giữa) được coi là những bệnh tái đi tái lại không liên quan đến tiêm Vacxin Tritanrix – HB

Theo kết quả nghiên cứu so sánh giữa tiêm Vacxin phôi hợp DTPw-HepB với tiêm Vacxin DTPw và HepB riêng rẽ, người ta nhận thấy tỷ lệ phản ứng đau, đỏ, sưng, và sốt cao hơn ở nhóm trẻ tiêm Vacxin phối hợp. Tuy nhiên tính an toàn của Tritanrix H.B cũng tương tự như tính an toàn của Vacxin DTPw.

  • Chống chỉ định:

Không tiêm vào mạch máu để tránh sốc phản vệ

Tiêm trong da sẽ dẫn đến đáp ứng miễn dịch kém hơn

Các trường hợp tăng mẫn cảm với các thành phần của Vacxin

Các bệnh cấp tính nặng có sốt

Bệnh não hoặc bệnh chưa rõ nguyên nhân, trong vòng 7 ngày sau khi tiêm Vacxin có chứa thành phần ho gà (chỉ tiếp tục tiêm phòng Vacxin DT và HB)

Cũng như tất cả các trường hợp tiêm Vacxin khác, cần phải chuẩn bị sẵn sàng chống sốc. Sau khi tiêm trẻ phải được theo dõi tại cơ sở y tế trong 30 phút.

  • Thận trọng:

Nếu có 1 trong số các hiện tượng sau đây xảy ra sau khi tiêm Tritanrix-HB thì phải cân nhắc, thận trọng tiếp tục tiêm liều Vacxin có chứa thành phần ho gà như nhiệt độ > 40°C; tình trạng giống như sốc trụy mạch; trẻ khóc liên tục không dỗ được kéo dài trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau khi tiêm Vacxin; trẻ bị co giật kèm theo sốt hoặc không có sốt, xảy ra trong vòng 3 ngày.

Tiền sử sốt cao co giật, tiền sử co giật trong gia đình và có phản ứng sau khi tiêm Vacxin Tritanrix-HB không phải là chống chỉ định tiêm phòng.

Đốì với những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch thì có thể không đạt được đáp ứng miễn dịch mong muôn.

Tritanrix- HB có thế được tiêm đồng thòi (tại vị trí khác) hoặc không đồng thời với các Vacxin tiêm cho trẻ em khác nếu như việc tiêm phòng này phù hợp với lịch tiêm chủng của quốc gia.

Không được trộn lẫn Tritanrix-HB với các Vacxin khác trong cùng một bơm tiêm, ngoại trừ Vacxin Hib đông khô (Hiberix)

  • Lịch tiêm

Liều 0,5ml, dùng cho trẻ từ 8 tuần tuổi, ở những nơi có tỷ lệ mắc viêm gan B cao thì có thể tiêm từ khi được 6 tuần tuổi.. Tiêm bắp thịt, đối với trẻ nhỏ nên tiêm vào mặt trên ngoài của đùi. Tiêm dưới da cho những trẻ bị rối loạn đông máu.

Miễn dịch cơ bản: 3 liều (theo khuyến cáo của WHO/EPI, PAHO hoặc theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng quốc gia), cách nhau 1 tháng.

Ở nhiều quốc gia, người ta tiêm 1 liều Vacxin viêm gan B đơn giá cho trẻ sơ sinh (kèm theo hoặc không kèm theo tiêm Globulin miễn dịch chống viêm gan B cho những trẻ có nguy cơ cao theo khuyến cáo tiêm chủng quốc gia)

Tuỳ từng nước, có thể tiêm 1 hoặc một số liều nhắc lại Vacxin DTP (hoặc Vacxin phối hợp) trong năm thứ 2 và trước khi trẻ tới trường

Cả Vacxin bạch hầu – ho gà toàn tế bào – uốn ván (DTPw) (cho trẻ < 7 tuổi) hoặc Vacxin bạch hầu – ho gà vô bào – uốn ván (hoặc Vacxin phối hợp) đều có thể được sử dụng để tiêm liều nhắc lại.

Cũng như đối với Vacxin DTP, WHO /EPI) không có khuyến cáo sử dụng Tritanrix-HB cho trẻ > 7 tuổi. Nhiễm HIV không phải là một chống chỉ định của tiêm Vacxin Tritanrix-HB

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây