Bệnh Ho gà – Điều trị và chăm sóc

Bệnh truyền nhiễm

Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở đường hô hấp do Bordetella Pertussis. Tỷ lệ biến chứng và tử vòng cao, nhất là ở trẻ em.

MẦM BỆNH

Bordetella Pertussis là vi khuẩn Gram (-), không di động. Khi nhuộm có hình que ngắn, bắt màu ở 2 đầu giống như hình quả chuỳ.

Vi khuẩn mọc chậm 3-7 ngày khi cấy hiếu khí trên môi trường Bordet – Gengou. Trên thạch máu, dòng Bordetella Pertussis độc lực có thể làm tiêu huyết.

Một số trường hợp bệnh có thể do Bordetella parapertussis gây ra.

DỊCH TỄ

Trẻ mắc bệnh thải vi khuẩn qua đường hô hấp, nhiều nhất ở thời kỳ khởi phát. Các hạt nước bọt li ti có khả năng lây truyền cao trong gia đình, trong các trường học. Người trong gia đình bệnh nhân có thể tạm thời mang vi khuẩn trong cổ họng; không có trường hợp người lành mang mầm bệnh như nhiều vi khuẩn khác.

Hầu hết trẻ mắc bệnh từ 1-6 tuổi. Khoảng 30% trẻ đã được tiêm chủng vẫn bị bệnh tuy triệu chứng có nhẹ hơn và thời gian bệnh ngắn hơn. Miễn dịch không bền.

Bệnh gặp rải rác quanh năm.

BỆNH SINH

Sau khi xâm nhập, Bordetella Pertussis phát triển ở đường hô hấp trên, không vào máu. Chúng gây viêm tại chỗ, ức chế hoạt động các tế bào biểu bì niêm mạc và kích thích bài tiết nhầy, kích thích các cơn ho.

LÂM SÀNG

  • Thời kỳ ủ bệnh: 7-16 ngày
  • Thời kỳ khởi phát: 5-10 ngày.

Các triệu chứng không đặc hiệu: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, ho ít, sốt nhẹ.

  • Thời kỳ toàn phát: (Thời kỳ ho cơn: 2-4 tuần)

Ho xuất hiện, ngày càng tăng, không đáp ứng với các thuốc ho thông thường. Cơn ho điển hình xuất hiện đột ngột, về ban đêm hay sau khi xúc động, sợ hãi, vùng vẫy: Bệnh nhân ho liên tiếp 5-20 lần không sao kiềm chế được, tiếng hít sâu điển hình to như tiếng gà gáy, rồi lại tiếp các cơn ho khác. Trong cơn ho bệnh nhân rã rời, mặt đỏ gay, có lúc tím, tĩnh mạch cổ căng phồng… sau cơn ho bệnh nhân thường khạc nhiều đờm dính quánh, nôn, mệt lả, đờ đẫn.

  • Thời kỳ hồi phục: 3-4 tuần.

Các cơn ho thưa dần, cường độ ho cũng giảm.

BIẾN CHỨNG

Thường là nguyên nhân đưa đến tử vong. Trẻ càng nhỏ, biến chứng càng nặng.

  • Hô hấp

Có các cơn ngạt do ngừng thỗ.

Viêm phổi do bội nhiễm các vi khuẩn khác

Phế quản phế viêm

Khí phế thũng

Tràn khí màng phổi

Xẹp phổi

Giãn phế quản.

  • Thần kinh

Co giật do sốt cao, do xuất huyết não

Viêm não.

Liệt nửa người, liệt chi

Điếc, mù, câm.

  • Tiêu hoá

Mất nước, suy kiệt (vì nôn).

Viêm loét họng.

Loét dây hãm lưỡi.

  • Các cơ quan khác

Viêm tai giữa.

Sa trực tràng, sa ruột (do ho nhiều).

CHẨN ĐOÁN

Dựa vào các yếu tố:

  • Dịch tễ học

Không tiêm chủng.

Có tiếp xúc với bệnh nhân.

  • Lâm sàng

Cơn ho điển hình.

Nhiều khi ho không đặc hiệu.

  • Xét nghiêm

Bạch cầu 20.000 – 50.000/mm3 hơn 60% là tế bào lympho.

Cấy phân lập Bordetella Pertussis từ tăm bông quyệt họng: tỷ lệ (+) rất cao (80-90%) trong 3-4 tuần.

ĐIỀU TRỊ

  • Dùng kháng sinh

Dùng kháng sinh sớm ở thời kỳ khởi phát có thể ngăn ngừa và cải thiện diễn tiến của bệnh, cần dùng kháng sinh lâu để đủ thời gian diệt vi khuẩn. Dùng kháng sinh trễ ít tác dụng.

Erythromycin 50mg/kg/ngày X 10 – 14 ngày.

Ampicillin 100 mg/kg/ ngày X 10 – 14 ngày.

(Cotrimoxazol—Trimethoprim, Sulfamethoxazol) dùng 2 lần/ ngày, liều 8- 40mg/kg/ngày.

  • Huyết thanh (gamma globulin): cần dùng sớm.
  • Giảm triệu chứng: Khó giảm ho.

Giảm ho: Dextromethorphan (dùng cho trẻ trên 3 tuổi); Codein (cho trẻ trên 6 tuổi).

Trẻ nhỏ dùng: Silomat, Toplexyl (Oxomemazin).

Kháng histamin: Theralen, phenergan… không làm giảm cường độ và tần số các cơn ho.

An thần: Phenobacbital.

Có thể dùng thêm corticoid khi ho quá nặng.

  • Săn sóc

Dinh dưỡng đủ, cung cấp nước, điện giải khi nôn nhiều .

Thở oxy khi cần. Theo dõi hô hấp, hút đờm nhốt.

Tránh các kích thích gâỳ ho.

Điều trị biến chứng: Ampicillin, cloxacillin, hoặc cephalosporin.

DỰ PHÒNG

Tiêm chủng DTC theo lịch.

Với người tiếp xúc: Erythromycin dự phòng 40-50 mg/kg/ ngày trong 14 ngày.

Cách ly trẻ bệnh.

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỊ HO GÀ

Nhận định

  • Tỉnh trạng hô hấp:

Quan sát da, móng tay, móng chân.

Sau khi ho tăng tiết nhiều đờm nhớt, người đờ đẫn, có lúc tím tái.

Đếm nhịp thỏ, kiểu thở. Trẻ sơ sinh rất dễ bị tím tái vàngừng thồ đột ngột.

Nếu bệnh nhân suy hô hấp cần thông khí cho thở oxy.

  • Tình trạng tuần hoàn:

Mạch.

Huyết áp.

Cần theo dõi cơn ho, mạch – huyết áp 3 giờ/ 1 lần.

  • Theo dõi cơn ho:

Số cơn ho, có nhiều đờm nhớt không , sau cơn ho có nôn nhiều và có cơn ngạt thở không.

  • Tình trạng chung:

Nhiệt độ.

Co giật.

Nôn.

Xuất huyết: Chảy máu cam, xuất huyết da – niêm mạc.

Theo dõi vận động, ý thức.

– Có kế hoạch chăm sóc thích hợp.

– Xem bệnh án để biết:

+ Chẩn đoán.

+ Chỉ định thuốc.

+ Xét nghiệm.

+ Các yêu cầu theo dõi khác.

+ Dinh dưỡng.

Lập kế hoạch chăm sóc:

Bảo đảm thông khí.

Theo dõi tuần hoàn.

Theo dõi các biến chứng.

Thực hiện các y lệnh: Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn. Phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.

Chăm sóc hệ thống cơ quan nuôi dưỡng.

Giáo dục sức khoẻ.

Thực hiện kế hoạch

  • Bảo đảm thông khí:

Đặt bệnh nhân nằm nghỉ trên giường.

Nếu có co giật cần giữ an toàn.

Đặt canuyn Mayo.

Nếu có cơn ngừng thở hồi sức cấp cứu ngay, bóp bóng ambu.

Theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết và sự tím tái.

Đề phòng tụt lưỡi.

Đặc biệt sơ sinh và nhũ nhi bệnh ho gà rất nặng.

Cho thở o xy.

Hút đờm nhốt sau mỗi cơn ho nặng.

  • Theo dõi tuần hoàn:

Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận bệnh nhân và báo cáo ngay bác sĩ.

Chuẩn bị truyền dịch qua đường tĩnh mạch đôi với các trẻ nôn nhiều .

Theo dõi mạch, huyết áp tuỳ tình trạng từng bệnh nhân.

Để cân bằng nước và điện giải.

  • Theo dõi các biến chứng:

Viêm phổi.

Khí phế thũng.

Tràn khí màng phổi.

Xẹp phổi.

Giãn phế quản…

Biến chứng thần kinh: Viêm não.

  • Thực hiện các y lệnh chính xác kịp thời:

Cho uống hay tiêm thuốc theo y lệnh.

Làm các xét nghiệm.

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.

Lấy nhiệt độ: Nhiệt độ cao bệnh nhân ly bì.

  • Chăm sóc các hệ thống cơ quan, nuôi dưỡng:

Vệ sinh răng miệng sau mỗi lần nôn.

Nhỏ thuốc mắt, tai để ngừa biến chứng tai, mũi, họng.

Vệ sinh da sạch sẽ, thay quần áo sau mỗi lần nôn làm bẩn.

Cách ly trẻ ở giai đoạn đầu.

Để tránh lây lan.

Để tránh suy dinh dưỡng.

Nuôi dưỡng:

+ Sau cơn ho 15 phút cho trẻ ăn lại – Hướng dẫn bà mẹ cách cho mỗi lần ăn một ít và nhiều lần con ăn. trong ngày để đỡ nôn và tránh sặc do nôn.

+ Tránh những thức ăn gây kích – Để tránh viêm phổi hít. thích ho hay kích thích nôn.

+ Nếu nôn nhiều cho ăn qua thông dạ dày hoặc truyền tĩnh mạch dung dịch ưu trương.

+ Chế độ dinh dưỡng đầy đủ (đủ đạm) và thích hợp.

  • Giáo dục sức khoẻ:

Bằng thái độ dịu dàng để bệnh nhân yên tâm điều trị.

Ngay từ khi bệnh nhân mới vào phải hướng dẫn nội quy khoa phòng cho bệnh nhân (nếu tỉnh và lốn) và thân nhân của bệnh nhân.

Tiêm chủng DTC.

Các trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân ho gà được phòng ngừa bằnẹ Erythromycin.

Đánh giá

Được đánh giá là chăm sóc tốt nếu:

Các cơn ho thưa dần và cường độ cơn ho cũng thưa dần.

Tổng trạng bệnh nhân khá dần và nếu không bị nhiễm khuẩn thêm bệnh nhân sẽ hồi phục.                                                                                ,

Quan tâm vấn đề nuôi dưỡng.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận