Trang chủBệnh truyền nhiễmBệnh Ho Gà (bệnh do Pertussis) - chẩn đoán và điều trị

Bệnh Ho Gà (bệnh do Pertussis) – chẩn đoán và điều trị

Tên khác: bệnh do Pertussis

Định nghĩa

Là bệnh truyền nhiễm có để lại miễn dịch ở trẻ em, do trực khuẩn Bordet và Gengou gây ra, bệnh có đặc điểm là viêm long ở đường hô hấp và các cơn ho có tính ẹo thắt..

Căn nguyên

Tác nhân gây bệnh là trực khuẩn Bordet và Gengou với tên khoa học là Bordetella pertussis, một loại trực khuẩn Gram âm, ngắn và không di động, bắt màu thuốc nhuộm ở hai đầu. Trực khuẩn  Bordetella parapertussis cũng gây ra những biểu hiện lâm sàng giống với ho gà, nhưng nhẹ hơn (nên gọi là bệnh “cận ho gà”). Tuy nhiên, không có miễn dịch chéo giữa hai mầm bệnh này. Bệnh ho gà rất dễ lây. Trực khuẩn làm cho các lông chuyển trong đường hô hấp bị tê liệt bởi một độc tố không chịu nhiệt do chúng sản xuất ra.

Dịch tễ học

Bệnh ho gà xuất hiện thành dịch địa phương trên khắp thế giới, với những đợt dịch gia tăng đặc biệt vào mùa xuân cứ 2 đến 4 năm lại tái hiện một lần. Tiêm phòng vaccin hệ thống đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của bệnh ho gà ố những nước công nghiệp phát triển, ở nước Pháp, tiêm phòng vaccin được duy trì từ 40 năm nay đã làm cho những trường hợp mắc bệnh chỉ là ngoại lệ. Tuy nhiên, vài năm gần đây, người ta lại thấy bệnh nổi lên ở người lớn và vị thành niên đã được tiêm phòng vaccin từ trước, như vậy, những người này có thể là nguồn lây nhiễm sang nhũ nhi còn nhỏ chưa được tiêm phòng vaccin và làm chúng dễ mắc các thể ho gà nặng. Trong những quần thể dân chúng không được tiêm phòng vacxin, thì bệnh ho gà vẫn là một nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở trẻ em, trong đó một nửa số trường hợp là trẻ dưới 2 tuổi. Theo ước lượng của Tổ chức Y tế Thế giới thì hàng năm với 60 triệu trường hợp mắc bệnh, có khoảng 600.000 trẻ em ở các nước đang phát triển bị chết vì bệnh ho gà.

Miễn dịch sau khi khỏi bệnh là miễn dịch vĩnh viễn, nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Bệnh ho gà lây truyền trực tiếp do người lành hít phải vi khuẩn trong những hạt nước bọt bắn ra từ miệng, mũi những người đã bị nhiễm. Bệnh dễ lây nhất là trong thời kỳ đầu, khi bệnh ở pha (thời kỳ) viêm long. Không có “người lành” mang mầm bệnh. Nguồn dự trữ trực khuẩn gây bệnh chủ yếu là người.

Triệu chứng

Bệnh cảnh lâm sàng mô tả dưới đây là điển hình của bệnh ho gà ở trẻ em 4-7 tuổi không được tiêm phòng vaccin.

THỜI KỲ Ủ BỆNH: 1 đến 2 tuần.

THỜI KỲ XÂM LẤN HOẶC VIÊM LONG: (ngày thứ 8-14): tác nhân gây bệnh xâm lấn vào niêm mạc gây ra viêm long ở đường mũi khí phế quản, mới đầu là viêm long tiết dịch, sau đó là tiết nhày. Bệnh nhi bắt đầu hắt hơi, chán ăn, và suy sút. Mới đầu ho khan, không đáng kể, nhưng chẳng bao lâu ho trở nên dai dẳng, nhất là về ban đêm. Bệnh nhi không sốt hoặc sốt nhẹ. Khám thực thể thấy họng hơi bị đỏ và đôi khi có viêm kết mạc.

THỜI KỲ TOÀN PHÁT HOẶC HO CÖN (NGÀY THỨ 14-18): các cơn ho xảy ra tự phát, không có lý do rõ rệt, hoặc xảy ra sau khi trẻ gắng sức, hoặc sau khi cho trẻ ăn. Mỗi cơn ho thê hiện những dấu hiệu sau:

Ho: ho mạnh và có tính chất co thắt. Bệnh nhi phải thè lưỡi ra khỏi miệng, lồng ngực giữ yên trong thì thở ra, mặt bệnh nhi như sưng phù lên, tím tái, hai mắt lồi lên.

Cơn ho lại: sau khoảng 20 lần thỏ ra mạnh, bệnh nhi hít vào ồn ã với tiếng rít, kéo dài (như “tiếng gà sống gáy”). Sau khi cơn bắt đầu lại, thì kích thích gây ho tiếp tục tác động và bệnh nhi ho từng cơn tiếp nối nhau cho tới khi khạc được đờm ra ngoài.

Khạc đờm: là loại niêm dịch nhớt chảy thành sợi, dính, trong, tạo nên bỏi dịch nhày của phế quản với các bạch cầu đa nhân và một nhân. Trực khuẩn sốm mất đi và dòm của bệnh nhi ở thời kỳ này không gây lây nhiễm nữa. Sau mỗi cơn ho, bệnh nhi rũ người ra, thở hổn hển, người đẫm mồ hôi và mạch đập nhanh. Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, bệnh nhi có thể bị ho từ 10 đến 50 cơn như thế trong một ngày. Trong thời kỳ này, người ta thấy mặt bệnh nhi như bị trương phì ra và hãm lưỡi bị loét (gọi là dấu hiệu Cardarellĩ), dấu hiệu này cho phép xác định bệnh ho gà lúc khám bệnh nhi ở khoảng giữa các cơn ho. Khám thực thể không phát hiện được gì. Sốt thường chỉ là dấu hiệu của biến chứng. Tình trạng toàn thân của bệnh nhi ít bị ảnh hưởng, và giữa các cơ ho bệnh nhi có biểu hiện bình thường.

THỜI KỲ THUYÊN GIẢM VÀ HỔI PHỤC: 1-2 tuần sau khi những cơn ho khởi phát, bệnh ho gà đạt tối mức tối đa, rồi sau đó cường độ giảm dần vào tuần thứ 3-6. Ke từ lúc này, các cơn ho mất dần xu hướng co thắt. Tuy nhiên, hàng tháng sau đó cơn ho gà vẫn có thể tái xuất hiện, nhân một hoàn cảnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Tuỳ theo cường độ của các cơn ho gà, người ta phân thành thể thô sơ (“ho gà nhẹ”) , thể “thui chột” và thể rất nặng (“ho gà cường bạo”).

Những thể không điển hình với những cơn ho rất hiếm hoặc không có cơn ho ngày nay có thể thấy ở nhũ nhi và trẻ dưới 2 tuổi. Người lớn đã từng được tiêm phòng vaccin từ trước, có thể bị ho co thắt kéo dài trong vòng hơn một tháng, và triệu chứng này có thể là biểu hiện duy nhất của bệnh ho gà ở người lớn.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Xét nghiệm bệnh phẩm bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, sử dụng huyết thanh kháng Bordetella, cho kết quả nhanh.

Cấy trực khuẩn: nếu lấy bệnh phẩm bằng cách đưa ống thông (sonde) qua mũi, hút ra dịch nhày và mang nhanh tới phòng xét nghiệm sẽ cho kết quả tốt nhất. Cũng có thể dùng bơm tiêm hút dịch nháy từ họng bệnh nhân rồi ria trên môi trường Bordet-Gengou. Cấy bệnh phẩm có thể cho kết quả dương tính trong một nửa số trường hợp ở giai đoạn xâm lấn hoặc vào lúc bắt đầu có những cơn ho.

Làm phản ứng huyết thanh: nên tìm kháng thể thuộc hai lốp immunoglobulin khác nhau kháng lại ít nhất hai kháng nguyên khác nhau của B. pertussis và chứng minh hiệu giá kháng thể tăng lên trong hai lần xét nghiệm liên tiếp. Tìm kháng thể huỳnh quang cho phép phân biệt bệnh “cận ho gà” với bệnh ho gà thật sự.

Huyết đồ: hay thấy tăng bạch cầu trong máu (20.000 đến 50.000/pl, trong đó có 60-80% là tê bào lympho). Trong thời kỳ lại sức thường hay thấy tăng bạch cầu hạt ưa acid.

Phản ứng chuỗi polymerase (PCR: “Polymerase Chain Reaction”) cho phép nhận dạng được DNA của B. pertussis trong các bệnh phẩm lấy từ mũi họng, kỹ thuật này cho kết quả nhanh chóng hơn và chính xác hơn cấy bệnh phẩm (95% dương tính ở nhũ nhi bị bệnh).

Các biến chứng (ngày nay hiếm thấy vì đã có vaccin tiêm phòng)

Các tai biến cơ học do cơn ho: nôn, đại-tiểu tiện không chủ động, xuất huyết dưới kết mạc, chảy máu cam. Rất hiếm tai biến xuất huyết não hoặc màng não. Đôi khi có tai biến thoát vị rốh, sa nội tạng. Khi bệnh nhi ho, áp lực trong lồng ngực tăng lên, có thể gây ra khí phế thũng kẽ hoặc tràn khí màng phổi.

Những biến chứng phổi:

+ “Ho gà thể phổi” ở nhũ nhi, với “viêm phế nang ứ nước” lan toả và thở nhanh, có thể đưa tới ngạt thở.

+ Viêm phế quản phổi do bội nhiễm:  phổi có ran ẩm, hình ảnh X quang thâm nhiễm quanh phế quản, có thể tiến triển tối viêm phế quản mạn tính.

+ Những di chứng (hiếm có): giãn phế quản, khí phế thũng tồn dư, xẹp phổi do một nút niêm dịch làm tắc một tiểu phế quản.

+ Viêm tai giữa: hay gặp.

+ Biến chứng thần kinh: co giật; viêm não chỉ là biến chứng ngoại lệ.

Chẩn đoán dựa vào

Hỏi tiền sử chưa bao giờ bị ho gà.

Bệnh khởi phát bởi một thời kỳ (pha) viêm long mũi khí, phế quản.

Sau 1-2 tuần, xuất hiện các cơn ho điển hình,.không sốt.

Trong công thức bạch cầu có tăng tế bào lympho vượt quá 50%.

Chẩn đoán được xác định bởi cấy bệnh phẩm thấy B. pertussis.

Chẩn đoán phân biệt: với những trường hợp nhiễm adenovirus, nhiễm Chlamydia hoặc nhiễm H. influenzae, những trường hợp này có thể biểu hiện giống như ho gà. Trong thời kỳ có những cơn ho, phải phân tích hình ảnh sưng hạch bạch huyết ở vùng khí phê quản thường hay có nguồn gốc từ bệnh lao, với triệu chứng ho kiểu ho gà.

Tiên lượng: ở trẻ dưới một năm tuổi, tỷ lệ tử vong có thể tới 2%. Nếu thiếu chăm sóc thích đáng, nhất là ở những nước đang phát triển, bệnh ho gà đặc biệt nguy hiểm đổi với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Những cơn ho hiếm khi gây nguy hiểm cho bệnh nhi, nhưng nếu không được chăm sóc tốt, trẻ có thể bị ngạt thở vì dịch tiết ra làm tắc phế quản.Tiên lượng thường tốt ở trẻ trên 2 năm tuổi, nhưng bệnh ho gà có thể nặng ở người già.

Điều trị

ĐIỀU TRỊ TOÀN THÂN: Sau khi trẻ nôn cần cho ăn lai, theo dõi tình trạng mất nước và nếu thấy cần thì phục hồi nước bằng cách cho uống, truyền dịch theo đường dưới da hoặc tĩnh mạch. ĐỐI với nhũ nhi, nên điều trị nội trú để theo dõi, có thể bắt buộc phải hút dịch tiết phê quản. Lau mũi họng bằng dung dịch nước muối sinh lý.

THUỐC KHÁNG SINH: trong trường hợp bội nhiễm, cho erythromycin 50 mg/kg cân nặng cơ thể mỗi ngày, uống trong 10 ngày, hoặc tetracyclin tuỳ theo hoàn cảnh. Những thuốc kháng sinh này không hiệu quả trong pha có cơn ho gà, nhưng có thể làm cho bệnh “thui chột” nếu cho thuốc vào thời kỳ ủ bệnh, và cũng có ích để loại trừ mầm bệnh khỏi đường hô hấp.

ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG:

Biến chứng phổi do nhiễm

khuẩn thứ phát:  cho thuốc kháng sinh tuỳ theo vi khuẩn gây bội nhiễm.

Co giật: cho thuốc làm dịu (an thần kinh), oxy.

Phòng bệnh: là bệnh bắt buộc phải khai báo y tế. Cách ly bệnh nhân trong 30 ngày kể từ khi bắt đầu có cơn ho. Cho trẻ nghỉ học.

Trẻ từ 3 tháng tuổi cần cho tiêm phòng vaccin chống ho gà (xem từ này), thường phối hợp với vaccin chống bạch hầu và chống uốn ván, tiêm 3 mũi sâu dưới da, cách nhau mỗi lần 1 tháng, một năm sau tiêm nhắc nhở thêm một mũi. Chống chỉ định tiêm vaccin này nếu trẻ có tiền sử co giật hoặc bệnh não. vaccin có thể gây hiệu quả không mong muốn về thần kinh ở 1 trong 10.000 hoặc 1 trong 180.000 trường hợp theo những kết quả thông kê khác nhau. Những vaccin “không tế bào” (làm từ thành phần kháng nguyên của vi khuẩn chứ không phải từ vi khuẩn đã bị giết chết hoặc làm cho yếu đi) ít gây hiệu quả không mong muốn hơn, so với vaccin làm từ trực khuẩn bất hoạt. Tiêm immunoglobulin đặc hiệu sau khi bị nhiễm vi khuẩn tuy không ngăn ngừa được bệnh ho gà xảy ra, nhưng có thể làm giảm nhẹ bệnh ở trẻ em dưới một năm tuổi.

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây