Tập thư giãn – Cách tuyệt vời làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Sức khỏe gia đình

Thư giãn là gì?

Thư giãn là một phương pháp đưa cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi một cách chủ động nhằm mục đích phục hồi sức lực, trí lực… của cơ thể.

Vai trò của thư giãn với tim mạch như thế nào?

Thư giãn không chỉ có tác động tích cực đối với hệ thần kinh mà còn có ích đối với hệ tim mạch vốn bị chi phối nhanh chóng của hệ thống thần kinh nội tiết. Thư giãn tốt không chỉ làm thần kinh dịu đi mà còn làm nhịp tim chậm lại, tạo điều kiện cho lượng máu nuôi dưỡng cơ tim nhiều hơn.

Bạn hãy tưởng tượng như vừa trút bỏ được gánh nặng công việc
Bạn hãy tưởng tượng như vừa trút bỏ được gánh nặng công việc

Thư giãn như thế nào?

Có hai phương pháp thư giãn: Thư giãn cơ thể và thư giãn tâm thể.

Thư giãn cơ thể là thư giãn nhằm mục đích đưa toàn bộ cơ bắp, khớp xương, dây chằng… vào trạng thái thả lỏng, giãn cơ… bằng cách chủ động. Để làm việc này, bạn có thể nằm ngửa ở trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, hãy tâm niệm ” Cơ thể ta đang thư giãn hoàn toàn” thật chủ động làm cho tất cả cơ bắp, khớp xương… ở trạng thái thả lỏng. Bạn hãy tưởng tượng như cơ thể bạn đang được bay bổng lên cao, gạt đi hết mọi lo lắng… cơ bắp sẽ được nghỉ ngơi một cách hoàn toàn. Bạn hãy tưởng tượng như vừa trút bỏ được gánh nặng công việc, mọi lo toan phiền toái trong cuộc sống đời thường…

Nếu bạn đang làm việc ở cơ quan thì hãy áp dụng thư giãn cơ thể ở tư thế ngồi có dựa lưng. Bạn hãy ngồi ở tư thế thật sự thoải mái, tránh các động tác làm co cơ.

Thư giãn tâm thể (còn gọi là thiền) là thư giãn nhằm mục đích đưa toàn bộ trí óc vào trạng thái “vô thức”. Để tập động tác này, bạn có thể nằm hoặc ngồi xếp bằng theo tư thế hoa sen. Hãy chọn điều kiện hoàn toàn yên tĩnh, cố gắng loại bỏ mọi tạp niệm. Đây là biện pháp điều ý đưa cơ thể vào trạng thái vô thức kết hợp với động tác thở bụng sâu, thở ra từ từ. Giai đoạn đầu của việc tập thư giãn tâm thể có thể tập trung vào việc “điều tức” – tức là điều hoà hơi thở. Khi đã tập thuần thục, hơi thở sẽ được tự động điều chỉnh. Có thể tập trung suy nghĩ vào vùng đan điền (rốn), bằng cách điều khí, bạn còn có thể làm cho khí huyết lưu thông một cách có chủ ý: ví dụ, bạn hãy tập trung nghĩ rằng bàn tay ta đang nóng ấm dần lên, một thời gian sau bạn sẽ đạt được kết quả như vậy.

Cần kết hợp cả hai trạng thái thư giãn cơ thể với thư giãn tâm thể. Sau khi thư giãn, cơ thể ở trạng thái thoải mái, sức lực và trí lực được phục hồi một cách tích cực.

Âm nhạc có tác dụng tích cực với sức khoẻ con người
Âm nhạc có tác dụng tích cực với sức khoẻ con người

Ngoài các hình thức trên, người ta còn áp dụng nhiều cách thư giãn như thư giãn bằng âm nhạc. Nếu bạn mệt mỏi về trí óc và sức lực, bạn có thể nghe một bản nhạc êm dịu mà bạn thật sự ưa thích. Âm nhạc có tác dụng tích cực với sức khoẻ con người, đây là điều đã được khẳng định.

Một chuyến picnic sau một thời gian lao động căng thẳng thật sự là điều cần thiết cho bạn để lấy lại sinh lực và niềm vui cuộc sống. Thật là không khoa học khi bạn quanh năm suốt tháng vùi đầu vào công việc mà không dành riêng cho mình một thời gian nghỉ ngơi thích hợp. Nghỉ ngơi đúng cách, đó cũng là điều mà bạn cống hiến cho xã hội.

Ăn uống đủ chất mang lại sinh lực cho cuộc sống của bạn chứ không phải chỉ là cái thú ẩm thực cho riêng bạn. Chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất… sẽ giúp bạn thư giãn chống lại stress.

Cổ nhân có câu: “Một đêm mất ngủ bằng mười ngày ngủ bù”. Giấc ngủ cũng thật sự quan trọng. Không mấy ai có thể được như tướng Napoleon, người mà chỉ cần ngủ 4 tiếng mỗi ngày mà vẫn làm việc bình thường. Đó chỉ là một trong những trường hợp cá biệt mà thôi. Chúng ta cần ngủ tối thiểu 7 – 8 giờ mỗi ngày. Buổi trưa cũng cần ít nhất 15-30 phút ngủ để lấy lại sự tỉnh táo cho thần kinh.

Chúc bạn tìm được cho mình phương pháp thư giãn thích hợp.

Sức khỏe gia đình
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận