Cách chữa Thiếu sữa sau sinh bằng các loại trà

Sức khỏe đời sống

Thiếu sữa sau khi sinh là để chỉ hiện tượng sản phụ sau khi sinh do kích thích đầu vú không đủ hay vì một lý do nào đó mà lượng sữa tiết ra không đủ để nuôi dưỡng em bé. Bệnh này nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho em bé. Đây là cách gọi tên bệnh theo Tây y. Đông y gọi bệnh này là “tắc sữa” hoặc “thiếu sữa”. Nguyên nhân gây bệnh, thứ nhất là do khí huyết hư nhược, nguồn sữa không tốt, thứ hai là do gan.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Các vị thuốc Đông y như nhân sâm, đương quy, a giao v.v… đều có tác dụng tạo máu dần dần. Nếu cho những vị thuốc trên vào pha uống cùng trà sẽ có thể điều trị giảm bớt chứng sau khi sinh bị thiếu sữa.

Các loại trà nên sử dụng

  • Trà hạch đào

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 5-15 cái nhân hạch đào; 1,5 -1 gam trà xanh, 25 gam đường trắng. Đem ngâm tất cả các nguyên liệu trên cùng nhau, rồi đun sôi lên khoảng 5 phút, khuấy đều là được. Mỗi ngày làm 1 lần, chia làm 2 lần để uống.

Công dụng chữa trị: Bổ thận, ích phổi, cầm ho.

Chú ý: Món trà trên dùng để điều trị chứng cơ bắp đau nhức, hư nhược, thở dốc, sau khi sinh chân tay yếu đuối, bệnh viêm phế quản mãn tính.

Vị thuốc Hoàng kỳ
Vị thuốc Hoàng kỳ
  • Trà bổ sữa

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 30 gam hoàng kỳ tươi, 15 gam đương quy, 12 gam tri mẫu, 12 gam huyền sâm, 6 gam xuyên sơn giáp sấy khô, 3 cái lộ lộ thông loại to, khô; 12 gam semen vaccariae. Tất cả các loại nguyên liệu trên nấu cùng với mướp.

Công dụng chữa trị: Bổ khí huyết, thông tắc sữa.

Chú ý: Món này thích hợp với những phụ nữ sau khi sinh khí huyết kém, tắc kinh lạc, thiếu sữa.

  • Trà thông tuyến sữa

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 9 gam semen vaccariae sấy khô, 9 gam xuyên sơn giáp sấy khô, bột thiên hoa; 4,5 gam thân đương quy; mộc thông, cam thảo mỗi thứ 9 gam. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi cùng một cái chân giò nấu nhừ lên, cho 750 ml nước, đun lấy 250 ml nước thuốc là được, chia làm 2 lần uống khi đói.

Công dụng chữa trị: Lợi sữa.

Chú ý: Món trên dùng để trị bệnh phụ nữ sau khi sinh mất sữa.

  • Trà lợi sữa

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoàng kỳ, thục địa mỗi thứ 24 gam; 15 gam đương quy; xuyên khung, cẩu tử, thông thảo, semen vaccariae mỗi thứ 6 gam, lá trà đủ dùng. Cho vào nấu cùng với chân giò lợn.

Công dụng chữa trị: ích khí dưỡng huyết, thông lợi sữa.

Chú ý: Món trên thích hợp với phụ nữ khí huyết hư nhược, thiếu sữa.

Vị thuốc Đương quy
Vị thuốc Đương quy

Những điều cần ghi nhớ

Để đề phòng sau khi sinh thiếu sữa, cần chú ý mấy điều sau đây:

  • Khẩu vị ăn không nên quá nhạt. Nhiều phụ nữ trong khi mang thai không ăn rau, chỉ ăn cơm và trứng, ăn quá nhạt, khiến mất cân bằng dinh dưỡng. Thực ra, phụ nữ có thai hàng ngày cần ăn uống đầy đủ lượng vitamin và vi sinh tố, cần ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều hàm lượng vi chất sắt, đồng, kẽm, iốt, magiê, phốt pho, mangan v.v…
  • Phụ nữ có thai không nên ăn kiêng. Thực ra, sau khi sinh cần ăn uống thực phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng, chỉ ăn một hoặc hai loại thức ăn không những không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, mà còn không có lợi cho việc tiết sữa.
  • Sau khi sinh nên thường xuyên ăn canh gà, canh xương, canh chân giò và canh cá sẽ có lợi cho việc tiết sữa, nhưng đồng thời cũng cần an nhiều thịt, vì chất dinh dưỡng có trong thịt nhiều hơn chất dinh dưỡng trong canh rất nhiều.
  • Không nên ăn quá nhiều trứng gà. Từ góc độ hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể mà nói, sản phụ mỗi ngày chỉ ăn hai đến ba quả trứng, nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt cho tiêu hoá.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận