Nguyên nhân và cách chữa hội chứng mệt mỏi ở phụ nữ

Sức khỏe gia đình

Mệt mỏi – có khi chỉ là mệt nhọc, nhưng cũng có lúc là kiệt sức – là trạng thái thường gặp ở nhiều phụ nữ. Nó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong suốt cuộc đời của nữ giới và gây nên những biến đổi lớn về tâm lý.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi, chẳng hạn như rối loạn thể chất, mất ngủ, căng thẳng thần kinh, suy nhược tuyến giáp, đái tháo đường, thiếu máu, các bệnh mạn tính… Đó là những nguyên nhân chứng mà nam giới cũng thường mắc phải. Nhưng ở phụ nữ, do cấu tạo đặc biệt của cơ thể và giới tính, nên những cơn mệt mỏi của chị em thường nhiều hơn và dầy hơn so với nam giới, nhất là giai đoạn mang thai, nuôi con nhỏ, tiền mãn kinh và trong thời gian hành kinh.

Một số biểu hiện của chứng mệt mỏi có thể làm cho bạn lo lắng, nhưng sự lo lắng ấy lại càng đẩy sức khoẻ của bạn vào tình trạng tồi tệ hơn. Hãy tìm đúng nguyên nhân gây nên mệt mỏi, vừa là để ổn định tinh thần, vừa giúp bạn tìm được phương pháp giải quyết tận gốc của vấn đề. Chẳng hạn:

Khi bạn thấy mình luôn ở tình trạng khó ở và thiếu sinh lực, hãy xem lại chế độ ăn. Vì rất có thể, do muốn giảm cân, bạn đã ăn uống thiếu cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất, nên không đủ năng lượng cung cấp cho các hoạt động cơ thể.

Căng thẳng thần kinh, stress dễ dàng phụ nữ mệt mỏi
Căng thẳng thần kinh, stress dễ dàng phụ nữ mệt mỏi

Bạn thấy mệt mỏi, kèm theo đi tiểu nhiều và giảm cân nhanh ? Rất có thể bạn đã mắc bệnh đái tháo đường.

Mệt mỏi kèm theo váng đầu, có những cơn nóng bất thường, tóc và da khô hơn trước… hãy nghĩ đến các triệu chứng tiền mãn kinh.

Mệt mỏi kèm theo da xanh tái, nhợt nhạt, có cảm giác choáng váng, đánh trống ngực, thở ngắn… có thể là do bạn bị thiếu máu.

Bạn thấy khổ sở, lo lắng vì không còn thấy hứng thú với chuyện vợ chồng trong khi bạn mới ngoài 30 tuổi? Rất có thể bệnh trầm cảm đã khiến bạn thấy mất hứng thú với mọi chuyện và làm bạn mỏi mệt nhiều hơn.

Nếu những cơn mệt mỏi chỉ kéo dài trong vài ngày, trong những khoảng thời gian đặc biệt, thì bạn không nên lo lắng quá. Chỉ cần ăn uống và nghỉ ngơi tốt là bạn sẽ trở về trạng thái sức khoẻ tốt. Nhưng nếu hội chứng mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân, dần dẫn đến suy sụp về thể chất và tinh thần thì hãy đi đến gặp bác sĩ, vì rất có thể bạn đang mắc một căn bệnh nào đó. Bác sĩ, qua thăm khám sẽ có cách điều trị thích hợp, giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng tồi tệ này.

Hãy tập thể dục, chơi thể thao... thể thao sẽ giúp ta quên đi phiền muộn
Hãy tập thể dục, chơi thể thao… thể thao sẽ giúp ta quên đi phiền muộn

Để có cơ thể khoẻ mạnh với một sức lực dồi dào trong cuộc sống của mình, các bạn hãy thực hiện tốt 5 yêu cầu sau:

  • Có một chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo đủ cung cấp nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng hoạt động cho cơ thể. Không nên ăn uống thất thường, không nên bỏ bữa, nhất là bữa điểm tâm, nếu không bạn sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái cáu kỉnh và mệt mỏi tâm thần.
  • Sắp xếp công việc một cách hợp lý. Vừa làm công tác xã hội, vừa làm công việc nội trợ, thực không dễ dàng. Nhưng nếu bạn biết bố trí công việc khoa học, lại lôi cuốn được các thành viên trong gia đình cùng tham gia việc nội trợ, bạn sẽ thấy mọi việc trở nên nhẹ nhàng hơn.
  • Nghỉ ngơi để hồi phục sức khoẻ. Giấc ngủ ban đêm và giấc ngủ trưa chừng 15 phút sẽ giúp bạn lấy lại trạng thái cân bằng.
  • Không nên quá lo lắng, âu sầu. Nên giải quyết các mối lo một cách sớm nhất theo chiều hướng khả thi nhất. Như thế bạn sẽ tránh bị stress và mệt mỏi tinh thần.

Tập Thể dục thể thao là một trong những cách tốt nhất đem lại cho bạn sinh lực dồi dào. Khi thấy mệt mỏi, hãy tập hít thở sâu, hoặc tập yoga để thư giãn cơ thể và tinh thần

Sức khỏe gia đình
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận