Bệnh tê dại tay chân là do gió, lạnh, ẩm, nóng xâm nhập vào cơ thể khiến gân cốt, khớp, các cơ và các chi trên cơ thể bị đau, tê, nặng nề, hoặc thậm chí có các triệu chứng chủ yếu như các cơ có cảm giác nóng rát và sưng lên hoặc vận động gặp khó khăn, biểu hiện lâm sàng là mức độ sẽ tăng dần lên và tái phát nhiều lần. Bệnh tê dại tay chân chủ yếu do khí không đủ, đường vân trên cơ thể không kín, bị nhiễm chất độc từ bên ngoài, khí huyết ngăn Bệnh tê dại tay chân không thông. Gân, mạch, khớp bị đau là do thiếu chất dinh dưỡng. Cơ thể và nhiệt phong thấp của tây y, viêm khớp phong thấp, đau dây thần kinh, các bệnh về xương đều là các loại bệnh giống nhau.
Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Khương hoạt có tác dụng thông kinh, tiêu phù dứt đau, dùng cho những người đau xương, tê phong thấp. Cho hỗn hợp khương hoạt và lá trà vào nước sôi uống như trà sẽ rất có tác dụng
Các loại trà nên sử dụng
- Trà đậu vàng
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đậu vàng 25-50 gam, hồng trà 3 gam, muối ăn 0,5 gam. Luộc chín đậu vàng, khi còn nóng cho thêm hồng trà, muối ăn vào là có thể dùng được. Mỗi ngày 1 thang, mỗi thang uống 3-4 lần. Có thể uống như canh đậu.
Công dụng chữa trị: Kiện tì, trừ thấp, tăng cường sinh lực, bổ huyết.
Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị chất độc ẩm ngấm vào khiến đau tê cơ gân, bệnh về chân, thiếu vitamin B2.
- Trà lá liễu
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá liễu non 10 gam, lá trà một lượng thích hợp. Trộn hai thứ vào nhau rồi đổ nước sôi vào đợi trong 5 phút là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, uống làm nhiều lần.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, lợi niệu, chữa sởi, giải độc.
Chú ý: Phương trà này dùng với người bị viêm khớp ở thời kì đầu, sốt hoặc bị lạnh.
- Trà khương hoạt
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Khương hoạt 5 gam, trà xanh loại chất lượng tốt 2 gam, cam thảo nướng 10 gam, trộn đều rồi đổ nước sôi vào để trong 10 phút là có thể dùng được. Mỗi ngày 1 thang, chia làm ba lần uống.
Công dụng chữa trị: Chữa chứng đổ mồ hôi, giảm lạnh, chữa phong thấp, giảm đau.
Chú ý: Phương trà trên dùng với các loại bệnh viêm khớp phong thấp.
- Trà lá thông
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá thông khô 5 gam (hoặc lá thông tươi 10 gam), trà xanh 1 gam. Trộn lẫn hai loại vào rồi đổ nước sôi lên để trong 5 phút là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, uống làm nhiều lần.
Công dụng chữa trị: Giảm đau, chữa phong thấp.
Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị viêm khớp mãn tính.
Những điều cần ghi nhớ
Thời tiết mùa thu có đặc điểm chủ yếu là nhiều sương, ẩm thấp, chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm lớn, lạnh, ẩm và có gió độc là những nhân tố nghiêm trọng, dễ gây mệt mỏi và khó chịu phần xương, thịt, cơ, tĩnh mạch bị tắc, xuất hiện các triệu chứng tê như hành tê, thông tê, trước tê, đặc biệt là cơ thể suy nhược ở người già, trẻ nhỏ và người đã mắc bệnh lâu ngày thì càng dễ mắc phải. Triệu chứng chủ yếu của bệnh tê liệt là xương cốt, cơ và bắp thịt dễ bị đau, đau dữ dội, tê hoặc cơ co duỗi khó khăn, cương cứng, sưng tấy, biến thái… Bệnh tê dại tay chân có thể bao gồm các dạng bệnh đau xương khớp của y học hiện đại như viêm khớp phong thấp, viêm khớp phong thấp loại, bệnh gút, viêm các khớp quanh vai, viêm gân ngoài, viêm thớ thịt, viêm xương, v.v…
Bác sĩ thường nhắc nhở người dân để phòng tránh bệnh tê liệt chủ yếu là phải chú ý tránh gió, tùy từng lúc mà người ta phải mặc thêm áo hoặc ít áo, chú ý giữ ấm, nên ăn đồ thanh đạm, thường xuyên tập thể dục. Trong cách ăn uống phòng tránh bệnh, người già chủ yếu nên ăn những chất bổ thận chắc xương, có thể ăn sườn lợn, rượu hâm nóng hoặc canh đỗ trọng, bạch thị; trẻ em chủ yếu ăn những đồ thanh đạm, dễ tiêu hóa.